Tiểu luận Việc ghi nhận quyền có tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng - Lý luận và thực tiễn - pdf 13

Download Tiểu luận Việc ghi nhận quyền có tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng - Lý luận và thực tiễn miễn phí



Hầu hết pháp luật các nước cũng như Luật Hôn nhân và gia đình nước ta ghi nhân chế độ tài sản riêng của vợ chồng. Thực chất đây là việc thừa nhận tính độc lập trong quan hệ tài sản của vợ và chồng, đảm bảo tính thống nhất nội tại, chặt chẽ trong chế định sở hữu chung và sở hữu riêng của vợ chồng. Không nên cho rằng quy định chế độ tài sản riêng của vợ chồng sẽ gây nên tâm lí “của anh của tôi” làm cho tình cảm vợ chồng bị sứt mẻ. Thực tế cuộc sống cho thấy, trong đời sống gia đình khi hôn nhân đang tồn tại thì không bao giờ phân biệt rạch ròi của chung của riêng, đây là vấn đề hết sức phức tạp và tế nhị. Vấn đề sở hữu tài sản bao giờ cũng được điều chỉnh hợp lí, phù hợp với từng gia đình. Việc xác định tài sản của vợ chồng chỉ thực sự có ý nghĩa khi phải giải quyết các tranh chấp có liên quan đến tài sản của vợ hay chồng khi cần thanh toán tài sản mà bản thân người vợ hay chồng tham gia vào một quan hệ pháp luật dân sự, kinh tế cụ thể nào đó. Quy định vợ chồng có tài sản riêng là rất cần thiết, nó bảo vệ quyền lợi chính đáng của hai vợ chồng đối với tài sản riêng của họ, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế xã hội.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-38237/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

BỐ CỤC ĐỀ TÀI
ĐẶT VẤN ĐỀ
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Lí luận về việc ghi nhận quyền có tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng
Việc ghi nhận quyền có tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng trong lịch sử pháp luật nước ta
Việc ghi nhận quyền có tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
Cơ sở lí luận của việc ghi nhận quyền có tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng
Thực tiễn của việc ghi nhận quyền có tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự kiện kết hôn đã làm phát sinh quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng. Nội dung của quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng bao gồm các nghĩa vụ và quyền về nhân thân và các nghĩa vụ và quyền về tài sản. Quyền và nghĩa vụ về tài sản giữa vợ và chồng bao gồm: quyền sở hữu tài sản, quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng và quyền thừa kế. Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 quy định vợ, chồng có quyền sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất và vợ, chồng có quyền sở hữu đối với tài sản riêng. Vậy cơ sở lí luận và thực tiễn của việc ghi nhận quyền có tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng như thế nào?
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Lí luận về việc ghi nhận quyền có tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng
Việc ghi nhận quyền có tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng trong lịch sử pháp luật nước ta
Lịch sử Việt Nam gắn liền với chế độ phong kiến tập quyền kéo dài hàng nghìn năm, luật pháp chịu ảnh hưởng nhiều của tư tưởng triết học Nho giáo, Phật giáo… với quan niệm “trọng nam khinh nữ”, “tam tòng tứ đức”, “ngũ luân”… Bên cạnh đó, luật pháp về hôn nhân và gia đình có liên quan nhiều đến phong tục tập quán và đạo đức, rất nhiều điều luật được bắt rễ từ phong tục tập quán của Việt Nam và đi sâu vào tiềm thức, thành thói quen ứng xử trong nhân dân. Cho đến trước khi Cách mạng tháng Tám thành công thì ở Việt Nam vẫn chưa có văn bản luật nào quy định một cách cụ thể và rõ ràng về quyền có tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng. Nếu có đề cập đến tài sản riêng của vợ, chồng thì cũng chỉ nói qua chứ không chỉ rõ căn cứ xác định cũng như quyền và nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng đối với tài sản riêng đó. Tài sản riêng của người vợ trong thời kì trước đây thường được hiểu là tư trang, của hồi môn của cha mẹ cho trước khi về nhà chồng. Ví dụ như theo Bộ luật Hồng Đức thời Lê thì khi khi hai vợ chồng li hôn, tài sản riêng của ai người đó giữ, còn tài sản chung thì chia đôi. Còn theo Bộ luật Dân sự Bắc kì và Bộ luật Dân sự Trung kì thì sau khi chồng chết, người vợ góa mà kết hôn với người khác sẽ mất quyền gia trưởng, phải đi khỏi gia đình, chỉ được mang theo tài sản riêng và chỉ có quyền nhận một nửa khối tài sản chung của vợ chồng nếu chồng không có con (Điều 360 Bộ luật Dân sự Bắc kì và Điều 369 Bộ luật Dân sự Trung kì). Nếu không có tài sản riêng thì người vợ góa kết hôn lại có thể được hội đồng gia tộc bên chồng cấp cho một ít tài sản thuộc khối tài sản chung tùy theo công sức đóng góp của người vợ vào khối tài sản ấy (Điều 359 Bộ luật Dân sự Trung kì). Như vậy, trong các văn bản luật trên, quyền có tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng không được trực tiếp nhắc đến.
Sau thành công của Cách mạng tháng Tám, Nhà nước ta đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng hệ thống pháp luật trong đó có pháp luật điều chỉnh về lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Năm 1959, Luật Hôn nhân và gia đình ra đời, gồm 35 Điều, 6 chương. Chương III về Nghĩa vụ và quyền lợi của vợ chồng, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 quy định quyền bình đẳng giữa vợ và chồng, vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, quý trọng, chăm sóc nhau… vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau. Do hầu hết các tư liệu sản xuất đều thuộc sở hữu Nhà nước hay được tập thể hóa, sở hữu tư nhân chỉ bao gồm các tư liệu tiêu dung, vợ chồng hầu như chỉ có các tài sản phục vụ sinh hoạt. Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người vợ trong quan hệ gia đình về tài sản, trong bối cảnh cuộc đấu tranh xóa bỏ tàn dư của chế độ phong kiến, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 quy định vợ, chồng có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới (Điều 15). Tuy nhiên do điều kiện hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ nên chưa có điều kiện để thừa nhận quyền có tài sản riêng của vợ, chồng cũng như quyền chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 ra đời trong thời kì đổi mới của đất nước, gồm 57 Điều, 10 chương. Trong chương III về Nghĩa vụ và quyền của vợ chồng (gồm 9 Điều), Luật quy định đầy đủ về nghĩa vụ, quyền nhân thân và tài sản vợ, chồng. Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 tiếp tục thừa nhận trên nguyên tắc tài sản của vợ hay chồng là tài sản chung và được sử dụng vì lợi ích chung của gia đình, quy định cụ thể hơn những tài sản nào được coi là tài sản chung, quyền bình đẳng của vợ, chồng trong việc định đoạt khối tài sản chung. Điểm mới của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 là thừa nhận quyền có tài sản riêng và quyền định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng, quy định việc chia tài sản khi hôn nhân còn tồn tại. Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 do được ban hành vào đầu thời kì đổi mới của đất nước, lần đầu ghi nhận vợ, chồng có quyền có tài sản riêng cho nên khi dự liệu về tài sản riêng của vợ, chồng, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 đã quy định một cách hết sức “tế nhị”, mềm dẻo, tránh được sự mất ổn định về vấn đề tài sản trong gia đình. Đó cũng là yêu cầu của công tác lập pháp và thực hiện Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986. Theo Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 thì: “Đối với tài sản mà vợ hay chồng có trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế riêng hay được cho riêng trong thời kì hôn nhân thì người có tài sản đó có quyền nhập hay không nhập vào khối tài sản chung của vợ, chồng”. Quy định này có tính chất “mở”, “tùy nghi”, cho phép vợ, chồng lựa chọn trong việc nhập hay không nhập tài sản riêng của mình vào khối tài sản chung của vợ, chồng.
Việc ghi nhận quyền có tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
Kế thừa và phát triển các quy định về tài sản riêng của vợ, chồng trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 (Điều 16), Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã quy định chế độ sở hữu đối với tài sản riêng của vợ, chồng cụ thể hơn, tạo được cơ sở pháp lí thống nhất trong thực tế áp dụng. Trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay, vợ, chồng với tư cách là công dân, những tài sản do vợ, chồng có được từ trước khi kết hôn hay được thừa kế riêng, tặng cho riêng trong thời kì hôn nhân, xét về mặt bản chất kinh tế và pháp lí thì những tài sản đó thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. Mặt khác, việc thực hiện và áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 ghi nhận quyền sở hữu riêng của vợ, chồng ở nước ta sau hơn 10 năm đã tạo đư...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status