Tiểu luận Cơ sở lý luận và thực trạng về việc bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn - pdf 13

Download Tiểu luận Cơ sở lý luận và thực trạng về việc bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn miễn phí



MỤC LỤC
Mở đầu . .1
Nội dung .1
I. Khái quát về quyền trẻ em 1
1.định nghĩa quyền trẻ em . .1
2. Sự cần thiết phải bảo vệ quyền trẻ em . 2
3. Ý nghĩa của việc bảo vệ quyền trẻ em . .4
II. Cơ sở bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn . 6
1. Cơ sở thực tiễn . 6
2. Cơ sở pháp lý .7
III. Thực trạng về việc bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn.
1. Thành tựu . .7
2. Hạn chế . .8
3. Giải pháp 10
3.1. Giải pháp về mặt pháp lý .10
3.2 Giải pháp về mặt xã hội .11
Kết luận .12
Danh mục tài liệu tham khảo .13
 
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-38752/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

. Theo kết quả nghiên cứu về lịch sử tồn tại và phát triển của thuế qua các thời kì, ở các quốc gia đã cho thấy: thu từ thuế chiếm phần lớn tổng thu ngân sách nhà nước. Ở Việt Nam, từ những năm 1990 trở lại đây, nguồn thu từ thuế đáp ứng phần lớn các khoản chi tiêu ngân sách nhà nước. Các luật thuế được ban hành đều xác nhận “động viên một phần thu nhập vào ngân sách nhà nước” như một lí do cơ bản. Khoản thu từ thuế chiếm khoảng 90% tổng thu ngân sách nhà nước, phải đảm nhiệm cho hàng loạt các yêu cầu chi tiêu cho bộ mays nhà nước, cho cộng đồng xã hội. Điều này lí giải cơ cấu cân đối ngân sách nhà nước được pháp luật ghi nhận. Điều 8 Luật ngân sách nhà nước quy định rõ “ Ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích luỹ ngày càng cao vào đầu tư phát triển”. Với những lí do đó, bất kì quốc gia nào cũng cần có và mong muốn có được hệ thống pháp luật thuế đầy đủ với tư cách là căn cứ pháp lí vững chắc để tạo nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nước. Mọi thay đổi về cơ cấu hệ thống luật thuế, nội dung từng luật thuế đều ảnh hưởng trực tiếptới kết quả thu ngân sách nhà nước từ thuế. Vì vậy, có thể khẳng định vai trò của pháp luật thuế trong việc tạo căn cứ pháp lí hình thành nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nước.
Thứ hai, pháp luật thuế được sử dụng như một công cụ điều tiết nền kinh tế, thực hiện đường lối trong một thời kì nhất định của nhà nước.
Nhà nước, bằng pháp luật có khả năng quản lí, điều tiết tới mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội. Bằng hệ thống pháp luật thuế, nhà nước thể hiện ý chí của mình đối với đường lối phát triển kinh tế một cách gián tiếp, thông qua đó thực hiện công bằng xã hội. Hệ thống pháp luật thuế mới được áp dụng thống nhất chung cho các ngành nghề, các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư nhằm đảm bảo sự bình đẳng và công bằng xã hội về quyền lợi và nghĩa vụ đối với mọi thể nhân và pháp nhân.
Sự bình đẳng và công bằng được thể hiện thông qua chính sách động viên giống nhau giữa các đơn vị, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế có những điều kiện hoạt động giống nhau, đảm bảo sự bình đẳng và công bằng.
Trong nền kinh tế thị trường, các tổ chức, cá nhân có thể tồn tại và vận động theo nhu cầu và lợi ích của họ, điều này có thể tổn thương đến trật tự xã hội cũng như định hướng của nhà nước trong từng giai đoạn, ở mỗi quốc gia. Giải quyết vấn đề này, pháp luật thuế có thể làm thay đổi hay can thiệp gián tiếp vào hoạt động, vào quyết định đầu tư của các chủ thể nhằm đạt tới mục tiêu nhất định của nhà nước. Thông qua hệ thống pháp luật thuế, nhà nước có thể thay đổi cơ cấu đầu tư, cơ cấu ngành kinh tế mà không cần can thiệp hành chính. Để thực hiện cơ cấu đầu tư định trước, pháp luật thuế có những quy định cụ thể khác nhau giữa nghĩa vụ thuế của đối tượng ưu tiên và đối tượng bị hạn chế. Chính điều này sẽ làm ảnh hưởng tới cơ hội tìm kiếm thu nhập của đối tượng đầu tư, qua đó có thể làm thay đổi luồng chu chuyển vốn từ khu vực đầu tư này sang khu vực đầu tư khác. Pháp luật thuế các quốc gia, trong đó có Việt Nam đều phản ánh rõ vai trò nêu trên. Chẳng hạn, việc quy định đánh thuế hay không đánh thuế, mức thuế suất khác nhau đối với từng ngành nghề, các mặt hàng hay các loại thu nhập đều có thể tác động đến các ngành, nghề, qua đó đảm bảo sự phát triển cân đối ngành nghề trong nền kinh tế.
Hệ thống pháp luật thuế cũng có khả năng định hướng chi tiêu xã hội, điều chỉnh thu nhập trong những trường hợp cần thiết. Việc tiêu dùng xã hội, ở mỗi quốc gia có những định hướng khác nhau tuỳ theo điều kiện thực tế. Pháp luật thuế Việt Nam ghi nhận rõ sự hạn chế chi tiêu của các đối tượng đối với hàng hoá, dịch vụ chưa thực sự phù hợp với giai đoạn hiện tại; trong khi đó lại khuyến khích tạo cơ hội tối đa cho mọi đối tượng có thể tiếp cận đối với những hàng hoá, dịch vụ thiết yếu của đời sống xã hội.
Ở Việt Nam, bên cạnh những vai trò chung đối với nền kinh tế xã hội, pháp luật thuế còn được nhà nước sử dụng như một công cụ thể hiện chính sách xã hội.
Thứ ba, nhà nước có thể sử dụng công cụ pháp luật thuế để kiểm tra gián tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh.
Để thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ thuế, các cơ quan quản lí thuế cùng với đối tượng nộp thuế buộc phải quan tâm và tuân thủ những quy định gắn với chế độ chứng từ hoá đơn, nội dung kinh doanh, quy mô kinh doanh, hình thức kinh doanh, cơ cấu tổ chức… Điều đó cũng có nghĩa bằng việc quy định những vấn đề liên quan đến nghĩa vụ thuế, nhà nước gián tiếp quản lí nền kinh tế; trên cơ sở đó có hệ thống pháp luật được ban hành, sửa đổi bổ sung phù hợp với định hướng trong từng giai đoạn ở tầm vĩ mô cũng như tìm biện pháp hỗ trợ phù hợp cho các đối tượng nộp thuế ở tầm vi mô. Mặt khác, cũng thông qua việc kiểm tra việc tuân thủ pháp luật thuế, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng có khả năng phát hiện và xử lí kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật thuế nói riêng và vi phạm trong quá trình hoạt động gắn với tư cách của đối tượng nộp thuế nói chung.
Tóm lại, pháp luật thuế ra đời do yêu cầu của việc điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực thuế. Nói cách khác, pháp luật thuế ra đời là do đòi hỏi của chính các quan hệ thuế. Đến lượt mình, pháp luật thuế tác động trở lại làm cho các quan hệ thuế phát sinh, phát triển theo chiều hướng mong muốn. Trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế hiện nay, pháp luật nói chung và pháp luật thuế nói riêng có vai trò quan trọng trong việc kiến tạo một môi trường chính trị, kinh tế-xã hội ổn định, tiến bộ làm nền tảng, cơ sở vững chắc cho công cuộc hội nhập và phát triển thành công.
3. Thực trạng pháp luật thuế
3.1. Thành tựu của pháp luật thuế
Trong tiến trình thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, pháp luật thuế đã có những tác động đáng kể đến sự phát triển của nền kinh tế. Cho tới nay việc thực thi hệ thống pháp luật thuế đã đạt được những thành tựu nhất định.
Thứ nhất, pháp luật thuế hiện hành của Việt Nam về căn bản là pháp luật thuế của một nền kinh tế thi trường, phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Pháp luật thuế đã thể hiện được quan điểm của nhà nước trong việc khuyến khích quyền tự do kinh doanh của các chủ thể thuộc mọi thành phần kinh tế, đến từ trong và ngoài nước. Cụ thể, là các luật thuế hiện hành không có sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế trong nước, giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài về nghĩa vụ nộp thuế (trừ thuế thu nhập cá nhân); đã quy định các mức thuế phù hợp để giải quyết hài hòa các mối quan hệ lợi ích giữa nhà nước và người nộp thuế và đơn giản hoá thủ tục thuế…
T...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status