Tiểu luận Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự theo pháp luật tố tụng dân sự hiện hành và thực tiến áp dụng - pdf 13

Download Tiểu luận Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự theo pháp luật tố tụng dân sự hiện hành và thực tiến áp dụng miễn phí



MỤC LỤC
Trang
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGƯỜI BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 1
1.1. Khái niệm 1
1.2. Đặc điểm 1
1.3. Ý nghĩa của việc tham gia tố tụng dân sự của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự 2
II. NGƯỜI BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA ĐƯƠNG SỰ THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ HIỆN HÀNH 2
2.1. Điều kiện tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự 2
2.2. Quyền và nghĩa vụ của người bảo vệ quyền lợi của đương sự 3
2.2.1. Quyền tố tụng của người bảo vệ quyền lợi của đương sự 3
2.2.1.1. Giai đoạn trước khi mở phiên toà 4
2.2.1.2. Giai đoạn mở phiên toà 4
2.2.1.3. Giai đoạn sau khi kết thúc phiên tòa 5
2.2.2. Nghĩa vụ của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự 5
2.2.2.1. Nghĩa vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự 5
2.2.2.2. Nghĩa vụ bảo vệ pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa 6
III. THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VỀ NGƯỜI BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA ĐƯƠNG SỰ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 6
3.1. Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự 6
3.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật TTDS về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự 8
3.3. Một số kiến nghị 9
KẾT LUẬN 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-38695/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

pháp của đương sự trong giai đoạn thi hành án dân sự.
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGƯỜI BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ:
1.1.Khái niệm
Theo quy định tại Điều 63 của Bộ luật TTDS 2004, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự của đương sự là “người được đương sự nhờ và được Tòa án chấp nhận để tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự”.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự bao gồm các luật gia, bào chữa viên nhân dân, những người am hiểu về pháp luật và họ phải là công dân Việt Nam. Một điều cần chú ý hiện nay, với luật sư nước ngoài không được tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước cơ quan tiến hành tố tụng của Việt Nam. Họ chỉ được tư vấn pháp lý và các dịch vụ pháp lí khác theo quy định của pháp luật luật sư (Điều 79 Luật luật sư 2006).
1.2.Đặc điểm
Từ định nghĩa, có thể rút ra đặc trưng sau về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự:
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người am hiểu pháp luật. Đây là một đặc trưng hết sức quan trọng. Đây không chỉ là một tiêu chí bắt buộc của một luật sư (Điều 10 Luật luật sư 2006) mà còn đối với cả những người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khác. Bởi lẽ chỉ khi có sự am hiểu về pháp luật thì họ mới có thể bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ mình một cách tốt và thành công nhất.
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp phải có đủ điều kiện tham gia TTDS theo quy định của pháp luật. Các điều kiện này được quy định tại Luật luật sư 2006 (Điều 10) và tại tiểu mục 3.1 Mục III Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của BLTTDS năm 2004 và phải được sự cho phép của Tòa án.(sẽ phân tích kĩ hơn ở II.1)
+ Được sự cho phép của Tòa án.
Sự có mặt của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phụ thuộc vào đương sự. Điều này thể hiện ở việc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự xuất hiện từ khi đương sự nhờ và được Tòa án chấp nhân. Tuy nhiên, đặc trưng này cũng bị hạn chế trong một số trương hợp như: khi nhiều đương sự trong cùng một vụ việc có quyền lợi đối lập nhau cùng yêu cầu một người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; Tòa án không cho phép, v.v..
Mục đích tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho đương sự.
1.3. Ý nghĩa của việc tham gia tố tụng dân sự của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
Ø Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước Tòa án:
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự giúp đương sự nhận thức đúng quyền, nghĩa vụ của mình và bảo vệ các quyền và lợi ích đó trước Tòa án khi có sự vi phạm. Đó là nhờ các quyền được pháp luật tố tụng quy định cho người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp: quyền xác minh, thu thập chứng cứ và cung cấp cho Tòa án; nghiên cứu hồ sơ vụ án; giúp đương sự trình bày về yêu cầu của họ và cung cấp các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu đó tại phiên tòa; tham gia hỏi tại phiên tòa; v.v..
Ø Đối với việc giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án:
Một lợi thế của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là sự am hiểu pháp luật của họ, vì vậy, những chứng cứ họ đưa ra sẽ dễ dàng được chấp nhận, giúp cho quá trình giải quyết vụ việc được nhanh chóng; bảo vệ được lợi ích của đương sự. Không những thế, với sự tham gia của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, quá trình xét xử vụ án của Tòa án được công minh hơn, làm cho người tiến hành tố tụng phải khách quan, tôn trọng pháp luật hơn trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự.
II. NGƯỜI BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA ĐƯƠNG SỰ THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ HIỆN HÀNH
2.1. Điều kiện tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự
Khoản 1 Điều 63 BLTTDS 2005 quy định những người có thể trở tham gia tố tụng với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự gồm: luật sư, bào chữa viên nhân dân và người khác được Toà án chấp nhận. Để được công nhận là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thì phải xuất trình các giấy tờ theo hướng dẫn tại tiểu mục 3.1mục 3 Nghị quyết số 01/2005/NQ- HĐTP.
Đối với Luật sư thì phải xuất trình cho Toà án giấy giới thiệu của văn phòng Luật sư nơi họ là thành viên hay có hợp đồng làm việc và thẻ Luật sư.
Đối với người bảo vệ quyền và lợi ích khác thì phải xuất trình cho Toà án văn bản có nội dung thể hiện ý chí của đương sự nhờ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, có văn bản của uỷ ban nhân dân xã phường nơi họ cư trú hay cơ quan tổ chức nơi họ làm việc xác nhận không có tiền án, không đang bị khởi tố về hình sự, không đang bị áp dụng biện pháp xử lí hành chính, không phải là cán bộ, công chức trong ngành toà án, Kiểm sát, Công an... và xuất trình các giấy tờ tuỳ thân khác: chứng minh nhân dân, hộ chiếu, hộ khẩu... Sau khi nộp cho Toà án hồ sơ giấy tờ và đơn xin cấp giấy chứng nhận bảo vệ.
Tại phiên toà đương sự mới nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, thì Hội đồng xét xử chấp nhận khi người được đương sự nhờ đáp ứng điều kiện nêu trên và việc chấp nhận đó không gây cản trở cho Hội đồng xét xử tiếp tục xét xử vụ án.
2.2. Quyền và nghĩa vụ của người bảo vệ quyền lợi của đương sự
2.2.1. Quyền tố tụng của người bảo vệ quyền lợi của đương sự
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể tham gia tố tụng từ khi khởi kiện hay bất cứ giai đoạn nào hay tham gia tất cả các giai đoạn trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự(1) Theo Điều 64 – BLTTDS 2004
. Vai trò và hoạt động của người bảo về quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự được thể hiện trong 3 giai đoạn của quá trình tố tụng là: giai đoạn trước khi mở phiên toà, giai đoạn mở phiên toà, giai đoạn sau khi kết thúc phiên tòa.
2.2.1.1. Giai đoạn trước khi mở phiên toà
a. Quyền thu thập chứng cứ
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 64 BLTTDS 2005 thì: Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền được xác minh thu thập chứng cứ và cung cấp chứng cứ cho Toà án, nghiên cứu hồ sơ vụ án và được ghi chép sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ án. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, cũng như góp phần làm sáng tỏ nội dung sự thật vụ án thì công việc xác minh thu thập chứng cứ là tiền đề quan trọng và cần thiết, cho nên luật cho phép họ có quyền xác minh thu thập chứng cứ là phù hợp tính chất công việc, tuy nhiên việc xác minh thu thập chứng cứ của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp phải đảm bảo tuân thủ đú...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status