Khóa luận Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam - pdf 13

Download Khóa luận Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam miễn phí



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC BIỆN
PHÁP BẢO ĐẢM VÀ KHUYẾN KHÍCH VÀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI .4
1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài, khái niệm các biện pháp
bảo đảm và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài .4
1.1.1 Khái niệm đầu tư 4
1.1.2 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài .5
1.1.3 Khái niệm các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư trực tiếp
nước ngoài 6
1.2. Tầm quan trọng của các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam .7
1.3. Các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài trong khuôn khổ các Điều ước quốc tế điển hình mà Việt Nam đã ký kết hay tham gia .9
1.3.1. Các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài
trong khuôn khổ các cam kết của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN) .10
1.3.2. Các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài
trong Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ 2000 (BTA) .11
1.3.3. Các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài
trong khuôn khổ các quy định của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) .13
1.3.4. Các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài trong khuôn khổ các cam kết của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) .14
1.3.5. Các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài trong một số Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Chính phủ Việt Nam và một số nước .17
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM VÀ KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI .20
2.1. Thực trạng của pháp luật Việt Nam về các biện pháp bảo đảm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.20
2.1.1. Bảo đảm quyền sở hữu tài sản hợp pháp .20
2.1.2. Bảo đảm đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư 21
2.1.3. Bảo đảm cơ chế giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài .23
2.1.4. Bảo đảm việc chuyển lợi nhuận và thu nhập hợp pháp khác của nhà đầu tư ra nước ngoài 24
2.1.5. Bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư khi có những thay đổi về chính sách pháp luật 25
2.1.6. Những biện pháp bảo đảm đầu tư trực tiếp nước ngoài khác 26
2.2. Thực trạng của pháp luật Việt Nam về các biện pháp khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam .28
2.2.1. Ưu đãi về tài chính 29
2.2.2. Ưu đãi liên quan đến chính sách sử dụng đất, mặt nước, mặt biển .33
2.2.3. Ưu đãi chính sách ngoại hối .37
2.2.4. Các biện pháp hỗ trợ về thủ tục hành chính .39
2.2.5. Một số biện pháp khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài khác 40
 
CHƯƠNG III: TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY, PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM 43
3.1. Khái quát chung về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong những năm gần đây 43
3.2. Các giải pháp, kiến nghị nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới 47
3.2.1. Các giải pháp chung 47
3.2.2. Các giải pháp cụ thể 51
KẾT LUẬN . 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO .58
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-38713/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ược kế thừa tại Luật ĐTNN 2000 và được hoàn thiện ở Luật đầu tư năm 2005. Cụ thể, khoản 1 Điều 9 Luật Đầu tư năm 2005 quy định các nhà ĐTNN đầu tư vào Việt Nam được chuyển ra nước ngoài:
- Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh;
- Những khoản tiền trả cho việc cung cấp kỹ thuật, dịch vụ, sở hữu trí tuệ;
- Tiền gốc và lãi các khoản vay nước ngoài;
- Vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư;
- Các khoản tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư.
Ngoµi ra, khoản 2 Điều 9 Luật Đầu tư năm 2005 cũng quy ®Þnh: "Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam cho các dự án đầu tư được chuyển ra nước ngoài thu nhập hợp pháp của mình sau khi thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam”. Quy định như vậy là hoàn toàn phù hợp với tinh thần chung của pháp luật đầu tư Việt Nam, tạo sự thông thoáng thu hút đầu tư, đồng thời thu hút lao động nước ngoài làm những công việc đòi hỏi trình độ kĩ thuật, công nghệ, quản lý cao mà Việt Nam chưa đáp ứng được.
Tóm lại, với các quy định pháp luật về bảo đảm cho nhà ĐTNN chuyển vốn, lợi nhuận và các tài sản hợp pháp khác ra nước ngoài không những tạo điều kiện cho nhà ĐTNN linh hoạt trong việc chu chuyển vốn mà còn là một bảo đảm pháp lý quan trọng để nhà đầu tư quyết định đầu tư vào Việt Nam.
Bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư khi có những thay đổi về chính sách pháp luật
Có thể khẳng định rằng, Luật Đầu tư năm 2005 và Nghị Định 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ đã thể hiện một bước tiến bộ trong chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Luật sử dụng nguyên tắc không hồi tố để đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư. Điều 11 Luật Đầu tư năm 2005 quy định:
“Bảo đảm đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật, chính sách” như sa:;
1. Trường hợp pháp luật, chính sách mới được ban hành có các quyền lợi và ưu đãi cao hơn so với quyền lợi, ưu đãi mà nhà đầu tư đã được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được hưởng các quyền lợi, ưu đãi theo quy định mới kể từ ngày pháp luật, chính sách mới đó có hiệu lực.
2. Trường hợp pháp luật, chính sách mới ban hành làm ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích hợp pháp mà nhà đầu tư đã được hưởng trước khi quy định của pháp luật, chính sách đó có hiệu lực thì nhà đầu tư được bảo đảm hưởng các ưu đãi như quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư hay được giải quyết bằng một, một số hay các biện pháp sau đây:
- Tiếp tục hưởng các quyền lợi, ưu đãi;
- Được trừ thiệt hại vào thu nhập chịu thuế;
- Được điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án;
- Được xem xét bồi thường trong một số trường hợp cần thiết.”
Những quy định mang tính nguyên tắc này đã thực sự tạo ra cho nhà đầu tư sự tin tưởng, an tâm hơn về quyền lợi của họ được bảo đảm khi có sự thay đổi của pháp luật, nhất là khi ở Việt Nam, chưa xây dựng được một khung pháp lý thật sự đồng bộ và ổn định và lâu dài.
Những biện pháp bảo đảm đầu tư trực tiếp nước ngoài khác
Bên cạnh những biện pháp bảo đảm đầu tư trực tiếp nói trên, pháp luật Việt Nam cũng có những quy định nhằm bảo đảm quyền sở hữu của nhà ĐTNN đối với các quyền lợi khác như:
Nhà nước b¶o hộ quyền sở hữu trí tuệ, trong hoạt động đầu tư; bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và “ bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong việc chuyển giao công nghệ tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan” (Điều7- Luật Đầu tư năm 2005) và đã được cụ thể hóa hơn trong Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006 và Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Các quy định này đã tạo ra các điều kiện mở mà ở đó các nhà đầu tư nước ngoài hoàn toàn tin tưởng an tâm đối với mọi vấn đề có liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) và hoạt động chuyển giao công nghệ (CGCN) tại Việt Nam. Pháp luật Việt Nam bảo đảm không để có sự xâm phạm nào đến các quyền này nếu như DN thực hiện việc đăng kí kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam. Quyền SHCN và CGCN này không chỉ được ghi nhận trong các đạo luật trong nước mà còn được bảo hộ bởi các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã kí kết hay tham gia như: Công ước Paris 1883 về quyền SHCN; Thỏa ước Madrid năm 1881 về nhãn hiệu hàng hóa…
Để phù hợp với các quy định trong các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Nhà nước bảo đảm thực hiện đối với nhà đầu tư nước ngoài lộ trình mở cửa thị trường đầu tư, đồng thời không hạn chế, bắt buộc các nhà đầu tư phải thực hiện một số hành vi như quy định tại Điều 8 Luật Đầu tư năm 2005:
“1. Mở cửa thị trường đầu tư phù hợp với lộ trình đã cam kết;
2. Không bắt buộc nhà đầu tư phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
“a) Ưu tiên mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước hay phải mua hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất hay cung ứng dịch vụ nhất định trong nước;
b) Xuất khẩu hàng hóa hay xuất khẩu dịch vụ đạt một tỷ lệ nhất định; hạn chế số lượng, giá trị, loại hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu hay sản xuất, cung ứng trong nước;
c) Nhập khẩu hàng hóa với số lượng và giá trị tương ứng với số lượng và giá trị hàng hóa xuất khẩu hay phải tự cân đối ngoại tệ từ nguồn xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu;
d) Đạt được tỷ lệ nội địa hóa nhất định trong hàng hóa sản xuất;
đ) Đạt được một mức độ nhất định hay giá trị nhất định trong hoạt động nghiên cứu và phát triển ở trong nước;
e) Cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại một địa điểm cụ thể ở trong nước hay nước ngoài;
g) Đặt trụ sở chính tại một địa điểm cụ thể” (Điều 8 Luật Đầu tư năm 2005).
Như vậy, bên cạnh các cam kết không xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp khác của các nhà ĐTNN, Nhà nước Việt Nam còn cam kết thực hiện đúng trách nhiệm, nghĩa vụ trong các thỏa thuận của mình về việc tiến hành mở cửa thị trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư trong quá trình đầu tư tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cam kết hỗ trợ nhà ĐTNN một số hoạt động khi tiến hành đầu tư như hỗ trợ cân đối ngoại tệ để thực hiện nhập khẩu hàng hóa
Ngoài ra, với những biện pháp bảo đảm đầu tư cụ thể, Nhà nước Việt Nam đã dành cho các nhà ĐTNN một quyền rất quan trọng trong kinh doanh, đó chính là quyền tự do kinh doanh. Đây là tiêu chí quan trọng để nhà ĐTNN lựa chọn có đầu tư hay không. Tuy nhiên, để thực hiện đuợc quyền tự do kinh doanh này, các nhà ĐTNN cần một sự bảo đảm từ phía nước tiếp nhận đầu tư về việc không can thiệp sâu vào quá trình triển khai dự án của các nhà ĐTNN. Cụ thể hóa tinh thần này, Điều 8 Luật Đầu tư năm 2005 đã thể hiện được rõ nét sự đảm bảo này từ phía nhà nước Việt Nam
- Bảo đảm được tự do trong việc lựa chọn lĩnh vực sản xuất kinh doanh
Pháp luật Việt Nam bảo đảm cho nhà ĐTNN được tự do lựa chọn l...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status