Thực hiện uỷ thác tư pháp quốc tế về dân sự - pdf 13

Download Tiểu luận Thực hiện uỷ thác tư pháp quốc tế về dân sự miễn phí



Văn bản uỷ thác tư pháp về dân sự. Văn bản uỷ thác tư pháp về dân sự thực chất là những nội dung chính trong yêu cầu tương trợ của nước yêu cầu. Văn bản uỷ thác tư pháp về dân sự được quy định tại Điều 12 Luật Tương trợ tư pháp; tại Khoản 1 Điều 6 HĐTTTP giữa Việt Nam và Lào; tại Khoản 2 Điều 15 HĐTTTP giữa Việt Nam và Pháp; tại Khoản 1 Điều 7 HĐTTTP giữa Việt Nam và trung Hoa; . Theo đó, văn bản ủy thác bao gồm các nội dung như: ngày, tháng, năm và địa điểm lập văn bản; tên, địa chỉ cơ quan uỷ thác tư pháp; tên, địa chỉ cơ quan được uỷ thác tư pháp; họ, tên, địa chỉ nơi thường trú hay nơi làm việc của cá nhân, tên đầy đủ, địa chỉ hay văn phòng chính của cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến uỷ thác tư pháp; nội dung công việc được uỷ thác tư pháp về dân sự (trong phần nội dung công việc này, cơ quan yêu cầu uỷ thác phải nêu rõ mục đích uỷ thác, công việc và các tình tiết liên quan, trích dẫn điều luật có thể áp dụng, các biện pháp để thực hiện uỷ thác và thời hạn thực hiện uỷ thác).


I. Khái quát chung về UTTTQT
Hoạt động UTTTQT được hiểu là việc một quốc gia này (hay cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đó) thực hiện một số hoạt động mang tính chất tố tụng dân sự theo nghĩa rộng trên cơ sở yêu cầu của quốc gia khác (hay cơ quan có thẩm quyền của quốc gia ấy). Quốc gia thứ nhất (hay cơ quan có thẩm của quốc gia đó) được gọi là quốc gia (hay cơ quan của nó) thực hiện UTTTQT, còn quốc gia thứ hai (hay cơ quan của nó) được gọi là bên nhận ủy thác.
Trong lĩnh vực dân sự, hoạt động uỷ thác tư pháp giữa các cơ quan tư pháp các nước là hoạt động chủ yếu nhằm giúp đỡ nhau thực hiện một số công việc có liên quan đến hoạt động tố tụng như: tống đạt giấy tờ, lấy lời khai, điều tra thu thập chứng cứ.
Xuất phát từ nguyên tắc chủ quyền quốc gia, các hoạt động đó chỉ có thể tiến hành theo nguyên tắc lãnh thổ. Hay nói một cách khác, quốc gia không thể tiến hành các hoạt động trên lãnh thổ quốc gia khác nếu như quốc gia đó không đồng ý.
II. Cơ sở pháp lý bảo đảm thực hiện UTTTQT giữa Việt Nam và các nước
1. Hệ thống pháp luật quốc gia
Hiện nay, hoạt động tương trợ tư pháp quốc tế (trong đó có UTTTQT) của Việt Nam trong lĩnh vực dân sự với các nước được thực hiện trên cơ sở pháp lý sau: Bộ luật Tố tụng Dân sự 2003 và Luật Tương trợ tư pháp 2007.
Thực trạng hoạt động tương trợ tư pháp ở nước ta trong những năm qua cho thấy, uỷ thác tư pháp về dân sự thường bao gồm:
- Tống đạt cho đương sự giấy gọi ra Toà, quyết định của Toà án;
- Thông báo ngày giờ xét xử vụ án;
- Lấy lời khai đương sự, người làm chứng, người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan;
- Thu thập chứng cứ;
- Xác minh địa chỉ của đương sự;
- Trưng cầu giám định…
2. Các điều ước quốc tế song phương mà Việt Nam ký kết với các nước
Do tình hình phát triển quan hệ giữa Việt Nam và các nước, đặc biệt là phát triển quan hệ lao động, do nhu cầu phát triển nội tại của nước ta trong điều kiện mới từ sau năm 1975 đến nay và nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam ở nước ngoài, cũng như cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam, từ năm 1980, Việt Nam đã ký kết một số HĐTTTP với một số nước liên quan. Hoạt động tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các nước đã có từ khá sớm, chủ yếu được tiến hành trên cơ sở các văn bản của các Bộ, ngành, các cơ quan bảo vệ pháp luật. HĐTTTP (và pháp lý) được ký kết giữa Nhà nước ta với nước ngoài. Hiện nay, Việt Nam đã ký 16 HĐTTTP (và pháp lý)

5M8D5Z56I07w0hK
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status