Phân tích và đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam về sở hữu Bất động sản của người nước ngoài tại Việt Nam từ 1991 đến nay - pdf 13

Link tải luận văn miễn phí cho ae Bài làm
I/ Một số khái niệm chung về vấn đề sở hữu và bất động sản.
1. Sở hữu
Sở hữu trong kinh tế chính trị, là một phạm trù cơ bản, chỉ mối quan hệ giữa người với người trong việc chiếm dụng của cải. Nó là hình thức xã hội của sự chiếm hữu của cải. Quyền sở hữu bao gồm 3 quyền sau: chiếm hữu, sử dụng và định đoạt
Trên cơ sở đó BLDS năm 2005 quy định quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.
Theo quy định taị khoản 2 điều 761 Bộ luật Dân sự 2005 thì: “người nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự tại Việt Nam như công dân Việt Nam…”. Như vậy, người nước ngoài cũng có quyền sở hữu với các loại tài sản. Tuy nhiên, đối với một số loại tài sản đặc biệt có ảnh hưởng tới chủ quyền lãnh thổ an ninh chính trị như: đất đai, nhà cửa thì người nước ngoài là chủ thể đặc biệt nên có một số quy định khác.
2. Bất động sản:
Từ năm 1991 đến nay có nhiều quan điểm về bất động sản như:
Theo Điều 181 BLDS năm 1995 thì bất động sản được định nghĩa là: “bất động sản là các tài sản không di, dời được”. Như vậy, mọi người thường hiểu bất động sản là nhà cửa, đất đai, cây cối... vì những thứ đó không di dời được. Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật hiện nay việc di chuyển những thứ tưởng chừng như không thể di chuyển như nhà ở, cây cối giờ cũng có thể di chuyển được. Chính vì thế mà định nghĩa về bất động sản như trong luật dân sự năm 1995 là không còn phù hợp nữa.
Vì vậy mà Điều 174 BLDS 2005 đã định nghĩa bất động sản theo một cách khác, bằng cách liệt kê những cái gì là bất động sản, đó là các tài sản bao gồm: “đất đai, nhà, công trình xây dựng gắn với đất đai, các tài sản gắn liền với nhà và công trình xây dựng đó (quạt trần, hệ thống điện nước...); các tài sản gắn liền với đất đai (cây cối); các tài sản khác do pháp luật quy định (mày bay, tầu thủy...).
Như vậy, theo quy định của BLDS 2005 thì định nghĩa về bất động sản phù hợp hơn với thời đại, khắc phục được những hạn chế về bất động sản của BLDS 1995
3.Người nước ngoài
Trong Tư pháp quốc tế, người ta thường quan niệm: “người nước ngoài là người không có quốc tịch của nước nơi mà họ đang cư trú” và như vậy, được hiểu là bất kỳ môt cá nhân nào cư trú trên lãnh thổ một nước nhất định mà không mang quốc tịch của quốc gia đó đều là người nước ngoài. Và trong Luật quốc tịch Việt Nam 2008 tại khoản 5 Điều 3 cũng quy định: “Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam là công dân nước ngoài và người không quốc tịch thường trú hay tạm trú ở Việt Nam”. Như vậy, luật cũng đã gián tiếp thừa nhận người nước ngoài là người không mang quốc tịch Việt Nam. Người nước ngoài có thể được hiểu là tổ chức, cá nhân nước ngoài vào đầu tư, làm ăn sinh sống tại Việt Nam.
Vì vậy, trong bài viết này chúng tui chỉ đề cập đến vấn đề sở hữu bất động sản của người không mang quốc tịch Việt Nam cư trú tại Việt Nam.
II/ Các quy định về sở hữu bất động sản trong luật Việt Nam đối với người nước ngoài.
Như chúng ta đã nói ở trên thì bất động sản bao gồm đất đai, nhà ở, các công trình gắn với nhà ở và các loại bất động sản khác được quy định trong luật. Vì vậy, bài viết này phân tích theo hướng các quy định về từng loại bất động sản.
1. Quy định về sở hữu đất đai
Điều 1 Luật đất đai năm 1993 sửa đổi bổ sung năm 2001: “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý…
Nhà nước cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất”
Và Điều 5 Luật đất đai 2003 cũng quy định: “ Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thay mặt chủ sở hữu”.
Như vậy luật đất đai đã cụ thể hóa nội dung của điều 17 Hiến pháp Việt Nam năm 1992.
Nói cách khác công dân Việt Nam cũng không được tư hữu về đất đai và người nước ngoài cũng không được sở hữu đất đai. Nhà nước không thừa nhận việc tư hữu về đất dai mà chỉ cho phép tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng đất vào các mục đích khác nhau theo quy định của pháp luật.
a/ Quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân người nước ngoài theo Luật đất đai 1993.

KdjV0023079ss0Y
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status