Tiểu luận Bình luận quan điểm: mô hình thể chế của Liên minh châu Âu là sự kết hợp giữa mô hình của các tổ chức quốc tế liên chính phủ truyền thống và các nhà nước liên bang - pdf 13

Download Tiểu luận Bình luận quan điểm: mô hình thể chế của Liên minh châu Âu là sự kết hợp giữa mô hình của các tổ chức quốc tế liên chính phủ truyền thống và các nhà nước liên bang miễn phí



Thẩm quyền của Tòa án châu Âu hoàn toàn không giống như các tòa án quốc tế khác và cũng không giống với thẩm quyền của Tòa án quốc gia. Tòa án châu âu có các chức năng cụ thể sau:
+ Tư vấn: Council, Commission hay các quốc gia thành viên có thể tham vấn Tòa án châu Âu về các cam kết quốc tế mà EU có ý định cam kết đối với các chủ thể khác của Luật quốc tế. Tuy không bắt buộc phải tham vấn Tòa, nhưng ý kiến của Tòa có tính bắt buộc.
+ Giải thích pháp luật: theo yêu cầu của các tòa án quốc gia thành viên, Tòa án châu Âu sẽ ra một phán quyết để giải thích nội dung cũng như giá trị pháp lí của các quy định pháp luật EU.
+ Bảo đảm pháp chế của EU: Tòa án châu Âu chịu trách nhiệm đảm bảo cho pháp luạt EU được tuân thủ một cách thống nhất, dâyd đủ và chính xác tại tất cả các quốc gia thành viên.
+ Giải quyết tranh chấp: Tòa án châu Âu có thẩm quyền áp dụng luật EU để giải quyết theo thủ tục sơ thảm hay phúc thảm các tranh chấp giữa các thiết chế, quốc gia thành viên, thể nhân và công dân EU.
Từ đó chúng ta đi đến một nhận xét: Tòa án châu Âu vừa là cơ quan thống nhất pháp luật, vừa là tòa án quốc tế và vừa là tòa án hiến pháp, hành chính, dân sự và thương mại. Chính điều này đã thể hiện sự kết hợp và pha trộn giữa mô hình Tòa án của các tổ chức quốc tế liên chính phủ truyền thống với mô hình Tòa án của các quốc gia liên bang.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-38652/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Đề bài số 2: Bình luận quan điểm sau: mô hình thể chế của Liên minh châu Âu là sự kết hợp giữa mô hình của các tổ chức quốc tế liên chính phủ truyền thống và các nhà nước liên bang.
Bài làm:
Lời mở đầu
Sau hơn 50 năm tồn tại và phát triển, Liên minh châu Âu ( EU), một mô hình liên kết đặc biệt trên sự kết hợp giữa mô hình “ tổ chức liên chính phủ” và mô hình “ siêu quốc gia”, đã trở thành tổ chức quốc tế khu vực thành công nhất trên thế giới với những nỗ lực không ngừng cho mục tiêu một châu Âu “ nhất thể hóa”. Trong đó chúng ta thấy tổ chức bộ máy của EU là sự kết hợp và pha trộn giữa cách thức tổ chức bộ máy của các tổ chức quốc tế truyền thống như UN, ASEAN ( thể hiện điển hình qua sự có mặt và thành phần, chức năng nhiệm vụ quyền hạn, hoạt động của Hội đồng châu Âu, đặc biệt là của Council và Commission) và cách thức tổ chức bộ máy nhà nước của các quốc gia hợp bang như USA ( điển hình như sự có mặt và thành phần, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, hoạt động của Nghị viện châu Âu, Ngân hàng trung ương châu Âu, Viện tiền tệ châu Âu). Đặc biệt hơn nữa, ngay trong chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chỉ một thiết chế khác của EU cũng đã thể hiện rõ nét sự pha trộn này: Tòa án châu Âu vừa có tính chất như Tòa án quốc tế, vừa có tính chất như tòa án quốc gia. Chính sự kết hợp và pha trộn trong tổ chức bộ máy của EU đã làm sáng tỏ phần nào quan điểm “mô hình thể chế của Liên minh châu Âu là sự kết hợp giữa mô hình của các tổ chức quốc tế liên chính phủ truyền thống và các nhà nước liên bang”.
Nội dung
I. Sự thể hiện của các tổ chức quốc tế liên chính phủ truyền thống trong mô hình thể chế của EU.
Như chúng ta đã biết trong tổ chức bộ máy của EU thì Hội đồng châu Âu, và Ủy ban châu Âu là các cơ quan thể hiện điển hình của một tổ chức quốc tế liên chính phủ.
1.Hội đồng Châu Âu- The European Council.
a. Thành phần
Là hôi nghị các nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu Chính phủ của các quốc gia thành viên, mỗi năm họp ít nhất 2 lần và có sự tham gia của Chủ tịch Ủy ban Châu Âu.
b. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng châu Âu.
Hội đồng châu Âu không phải là một cơ quan thể chế chính thức của Liên minh châu âu, mặc dù nó được các hiệp ước nói đến như một cơ quan "sẽ đem lại cho Liên minh sự thúc đẩy cần thiết cho việc phát triển Liên minh". Về cơ bản, nó vạch rõ chương trình nghị sự chính sách của Liên minh châu Âu và vì thế được coi là động lực của việc hội nhập châu Âu. Hội đồng làm việc đó mà không có bất cứ quyền lực chính thức nào, mà chỉ dựa vào ảnh hưởng của các nhà lãnh đạo quốc giao. Ngoài nhu cầu đưa ra sức thúc đẩy, hội đồng cũng đóng các vai trò khác nữa : "giải quyết các vấn đề còn tồn tại từ các cuộc thảo luận ở cấp thấp hơn", hướng dẫn chính sách đối ngoại - bề ngoài đóng vai một quốc trưởng tập thể (collective Head of State), "chính thức phê chuẩn các tài liệu quan trọng" và tham gia các cuộc thương thuyết về (thay đổi) các hiệp ước Liên minh châu Âu.
Do Hội đồng gồm các nhà lãnh đạo quốc gia, hội đồng gom lại quyền hành pháp của các nước thành viên, có rất nhiều ảnh hưởng bên ngoài Cộng đồng châu Âu: ví dụ đối với Chính sách an ninh và đối ngoại và vieệc hợp tác trong các vấn đề tư pháp và cảnh sát. Hội đồng cũng hành xử nhiều quyền hành pháp của Hội đồng liên minh châu Âu, như bổ nhiệm chủ tịch Ủy ban châu Âu.Với các quyền hành pháp siêu quốc gia của Liên minh, cùng với các quyền khác nữa, vì thế Hội đồng châu Âu được một số người mô tả như “giới chức chính trị tối cao” của Liên minh.
2.Ủy ban Châu Âu- The European Commission
Ủy ban châu Âu (tên chính thức Ủy ban các cộng đồng châu Âu) là cơ quan cao nhất ngành hành pháp của Liên minh châu Âu. Ủy ban này chịu trách nhiệm về đề nghị lập pháp, thi hành các quyết định, duy trì các hiệp ước Liên minh châu Âu và điều hành công việc chung hàng ngày của Liên minh.
Ủy ban châu Âu là cơ quan độc lập với chính phủ của các nước thành viên, có nhiệm vụ thay mặt và ủng hộ cho lợi ích của toàn Liên minh châu Âu.
a. cơ cấu tổ chức
ủy ban châu âu gồm 27 thành viên, nhiệm kì là 5 năm. Commission có 1 Chủ tịch và 5 Phó chủ tịch. Commission chỉ phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước nghị viện về các hoạt động của mình. Các thành viên của Commissison buộc phải hoàn toàn độc lập với quốc gia của mình khi thực hiện nhiệm vụ, họ chỉ phục vụ vì lợi ích của cả cộng đồng mà không phục vụ cho bất kì đảng phái hay cá nhân nào.
b. chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban châu Âu
+ Đưa ra sáng kiến làm luật. Commission có độc quyền đưa ra sáng kiến làm luật ( trừ hai lĩnh vực hợp tác theo cơ chế liên chính phủ), Council và Nghị viện chỉ ban hành văn bản pháp luật trên cơ sở sáng kiến của Commissison.
+ Thực thi các chính sách, quyết định và ngân sách của Liên minh. Với tư cách là cơ quan hành pháp của liên minh, Commission là cơ quan chịu trách nhiệm thực thi trong thực tế các chính sách và quyết định mà Nghị viện và Council đã đưa ra. Commission cũng là cơ quan điều hành, quản lí ngân sách và các quỹ của EU
+ Đảm bảo pháp chế của EU. Một khi luật pháp đã được Hội đồng và Nghị viện thông qua, thì Ủy ban có trách nhiệm bảo đảm việc thi hành, thông qua các nước thành viên hay qua các cơ quan của Liên minh. Trong chấp nhận các biện pháp kỹ thuật cần thiết, thì Ủy ban được trợ giúp bởi các ban do các thay mặt của các nước thành viên lập ra (một phương pháp mà tiếng lóng gọi là "comitology"). Nói tóm lại, Ủy ban châu âu cùng với Tòa án châu Âu có trách nhiệm đảm bảo cho pháp luật của EU được áp dụng một cách chính xác và đầy đủ tại tất cả các quốc gia thành viên.
+ Đại diện cho EU trong các quan hệ quốc tế. Commission là cơ quan phát ngôn chính thức của EU trong các quan hệ với bên ngoài. Đồng thời theo ủy quyền của Council, commission thay mặt cho EU để đàm phán kí kết các điều ước quốc tế với bên ngoài.
II. Sự thể hiện của mô hình các Nhà nước liên bang trong mô hình thể chế của EU
Nghị viện châu Âu- The European parlement
Nghị viện châu Âu (Europarl hay EP) là một nghị viện với các nghị sĩ được bầu cử trực tiếp của Liên minh châu Âu (EU). Cùng với Hội đồng liên minh châu Âu(the Council), nó tạo thành lưỡng viên cơ quan lập pháp của các thể chế của liên minh và được mô tả là một trong những cơ quan lập pháp quyền lực nhất thế giới.Nghị viện và Hội đồng tạo thành cơ quan lập pháp cao nhất của Liên minh. Tuy nhiên, các quyền như thế bị giới hạn bởi quyền hạn mà các quốc gia thành viên giao cho Cộng đồng châu Âu.
Cơ cấu tổ chức.
Các nghị sĩ của Nghị viện được bầu theo quy tắc tỉ lệ với dân số và với hình thức phổ thông trực tiếp. Điều này giống với cách thức tổ chức Nghị viện của một số Nhà nước liên bang. Nhiệm kì của các nghị sĩ Nghị viện Châu Âu là 5 năm. Các Nghị sĩ hoạt động theo nhóm chính trị chứ không phụ thuộc vào quốc tịch.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Nghị viện...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status