Chế độ pháp lý về hoạt động điện ảnh Việt Nam - pdf 13

Download Luận văn Chế độ pháp lý về hoạt động điện ảnh Việt Nam miễn phí



MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU. 1
MỤC LỤC.4
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ ĐIỆN ẢNH VÀ HOẠT ĐỘNG ĐIỆN ẢNH.7
I. Lược sử hình thành và phát triển của hoạt động điện ảnh. 7
1. Lược sử hình thành và phát triển của pháp luật điện ảnh Việt Nam . 7
2. Vai trò của hoạt động điện ảnh trong bối cảnh hiện nay. 12
II. Đặc điểm của điện ảnh và hoạt động điện ảnh . 14
1. Đặc điểm của điện ảnh. 14
1.1. Điện ảnh là một loại hình nghệ thuật tổng hợp . 14
1.2. Điện ảnh gắn liền với cách sản xuất công nghiệp. 16
2. Đặc điểm của hoạt động điện ảnh . 18
2.1. Hoạt động điện ảnh là một hoạt động công ích. 18
2.2. Hoạt động điện ảnh không mang tính kinh doanh đơn thuần . 19
CHƯƠNG II : CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ HIỆN HÀNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
ĐIỆN ẢNH. 22
I. Về sản xuất phim. 22
1. Chủ thể sản xuất phim. 22
2. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở sản xuất phim . 25
2.1. Quyền của cơ sở sản xuất phim . 25
2.2. Nghĩa vụ của cơ sở sản xuất phim . 31
II. Về phổ biến phim. 34
1. Chủ thể phổ biến phim. 35
1.1. Chủ thể phát hành phim. 35
1.2. Chủ thể chiếu phim . 37
2. Đối tượng của hoạt động phổ biến phim. 39
3. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở phổ biến phim. 40
3.1. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở phát hành. 40
3.2. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở chiếu phim. 43
III. Về xuất nhập khẩu phim. 45
1. Chủ thể xuất nhập khẩu phim . 45
1.1. Chủ thể xuất khẩu phim. 45
1.2. Chủ thể nhập khẩu phim. 46
2. Đối tượng của hoạt động xuất nhập khẩu phim. 47
2.1. Đối tượng của hoạt động xuất khẩu. 47
2.2. Đối tượng của hoạt động nhập khẩu. 48
3. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở xuất nhập khẩu phim . 49
3.1. Quyền của cơ sở xuất nhập khẩu phim. 49
3.2. Nghĩa vụ của cơ sở xuất nhập khẩu phim. 50
CHƯƠNG III: MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN
THIỆN. 52
I. Về những quy định chung. 52
1. Về một số khái niệm . 52
1.1. Khái niệm “Phim”. 52
1.2. Khái niệm “Tác phẩm điện ảnh”. 54
2. Về tính chất của hoạt động điện ảnh. 55
3. Về mối quan hệ giữa các cơ sở điện ảnh . 56
3.1. Mối quan hệ giữa các cơ sở điện ảnh với nhau. 56
3.2. Mối quan hệ giữa các cơ sở điện ảnh với Đài truyền hình . 58
II. Về những quy định cụ thể. 59
1. Về điều kiện thành lập của cơ sở điện ảnh . 59
1.1. Điều kiện thành lập cơ sở phổ biến phim và xuất khẩu phim. 59
1.2. Điều kiện của cơ sở nhập khẩu khi đăng ký nhập khẩu phim . 60
2. Về một số thủ tục . 61
2.1. Thủ tục trình duyệt kịch bản phim. 61
2.2. Về thủ tục xuất khẩu phim. 62
3. Về hợp tác làm phim với nước ngoài . 63
4. Về một số chính sách . 64
4.1. Chính sách tài trợ . 64
4.2. Chính sách đầu tư. 65
4.3. Chính sách đào tạo . 66
4.4. Chính sách tiền lương . 67
KẾT LUẬN . 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 71



LỜI GIỚI THIỆU

Lý do chọn đề tài: Từ lâu, vai trò và tầm quan trọng của hoạt động văn hóa
nghệ thuật đã được Đảng và Nhà nước ta đánh giá đúng đắn trong mối quan hệ với
sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Điều đó thể hiện ở việc các hoạt
động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật này ngày càng được quan tâm đầu tư để
phát triển. Trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội từ năm 2001 - 2010 của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã nêu rõ: “Mở rộng và nâng cao hiệu quả
cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” “Xây dựng nếp
sống văn minh, gia đình văn hóa”, làm cho văn hóa thấm sâu vào từng khu dân
cư, từng gia đình, từng người, hoàn thiện hệ giá trị mới của con người Việt Nam,
kế thừa các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa
loài người, tăng sức đề kháng chống văn hóa đồi trụy, độc hại. Nâng cao tính văn
hóa trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh hoạt của nhân dân...
Khuyến khích sáng tác những tác phẩm văn hóa nghệ thuật có giá trị theo những
chủ đề lớn về chiến tranh và Cách mạng, về sự nghiệp đổi mới, về xã hội và con
người Việt Nam, nâng cao chất lượng nền điện ảnh Việt Nam, phấn đấu xây dựng
nhiều bộ phim hay và tốt...”. Xuất phát từ những chủ trương trên, việc tìm hiểu
nghiên cứu lý luận và thực tiễn về các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật là một đòi hỏi
tất yếu khách quan trên cơ sở đó xây dựng một hành lang pháp lý phù hợp cho các
hoạt động, tạo điều kiện cho các hoạt động văn hóa nghệ thuật phát triển và phát
huy được vai trò của nó trong thời đại mới. Theo đó, hoạt động điện ảnh, với vai
trò là một ngành nghệ thuật quan trọng nhất trong các ngành nghệ thuật, đã được
sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các văn bản pháp luật về điện ảnh luôn được
sửa đổi, bổ sung để nhằm hoàn thiện. Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin
đã ra Quyết định số 38/2002/QĐ-BVHTT ngày 30/12/2002 ban hành Quy định về
điều kiện thành lập cơ sở sản xuất phim và thẩm quyền, thủ tục duyệt phim đã dẫn
đến một số thay đổi căn bản trong hoạt động điện ảnh từ trước đến nay. Nhận thấy
việc nghiên cứu chế độ pháp lý về hoạt động điện ảnh Việt Nam trong mối quan hệ
với tình hình kinh tế xã hội mới sẽ đóng góp một phần vào việc phát triển và hoàn
thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật điện ảnh nói riêng, tui đã chọn đề
tài “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt
nghiệp đại học.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật


t048bg0lLY2FI2I
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status