Phân tích nội dung cơ bản của luật cạnh tranh và so sánh hành vi bán phá giá và gièm pha - pdf 13

Download Phân tích nội dung cơ bản của luật cạnh tranh và so sánh hành vi bán phá giá và gièm pha miễn phí



Luật Cạnh tranh không quy định khái niệm chỉ dẫn thương mại mà chỉ liệt kê một số đối tượng được coi là chỉ dẫn thương mại, bao gồm: tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý và những dấu hiệu khác theo quy định của Chính phủ. Chỉ dẫn thương mại là cơ sở quan trọng để khách hàng nhận biết sản phẩm của một doanh nghiệp cụ thể và là những dấu hiệu để phân biệt chúng trong những sản phẩm cùng loại trên thị trường. Về giá trị kinh tế, các đối tượng nói trên là kết quả đầu tư của doanh nghiệp trong việc xây dựng danh tiếng cho sản phẩm của mình.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39083/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ượng chính trong hợp đồng mua, bán.
Trong lý thuyết cạnh tranh, loại thỏa thuận này bị lên án bởi nó tạo ra các hợp đồng mua bán kèm. Hợp đồng mua bán kèm luôn là những hợp đồng gây bất lợi cho khách hàng. Các doanh nghiệp cũng chỉ có thể buộc khách hàng ký kết hợp đồng mua, bán kèm khi có được quyền lực thị trường. Những bất lợi mà khách hàng phải gánh chịu cho thấy môi trường và hiệu quả của cạnh tranh đã bị sai lệch và suy giảm nghiêm trọng. Bằng thỏa thuận, các doanh nghiệp đã tạo nên khả năng chi phối thị trường và lợi dụng khả năng đó để bóc lột khách hàng.
7. Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hay phát triển kinh doanh(1)
Khoản 6 Điều 8 Luật Cạnh tranh và Điều 19 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP quy định hai loại thỏa thuận sau:
Thứ nhất: Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường là việc thống nhất thực hiện những hành vi nhằm tạo nên các rào cản ngăn trở việc gia nhập thị trường bằng cách gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác, làm giảm tính hấp dẫn của thị trường
Thứ hai: Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm không cho doanh nghiệp khác phát triển kinh doanh là việc thống nhất thực hiện những hành vi nhằm gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh hay cho việc tiêu thụ sản phẩm hay cản trở việc mở rộng quy mô của các doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận
8.Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thỏa thuận (2)
Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thỏa thuận là việc thống nhất thực hiện những hành vi nhằm gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận để buộc các doanh nghiệp này phải rời khỏi thị trường liên quan.
Căn cứ Điều 19 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP, cấu thành pháp lý của thỏa thuận này.
(1)Điều 19 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP.
(2)Điều 20 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP.
II. NGUYÊN TẮC XỬ LÝ CÁC THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH
Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị Luật Cạnh tranh cấm
Theo Điều 9 Luật Cạnh tranh, có hai mức độ cấm đoán đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Việc xử lý thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bằng cách phân chia thành hai nhóm thỏa thuận với hai mức độ cấm đoán khác nhau như trên đã cho thấy thái độ khá mềm dẻo của pháp luật khi xử lý các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, làm cho việc áp dụng Luật Cạnh tranh được linh hoạt theo sự phát triển của thị trường.
1.Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm tuyệt đối
Các thỏa thuận bị cấm tuyệt đối gồm: thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm không cho doanh nghiệp khác phát triển kinh doanh; thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thỏa thuận; thông đồng để một hay các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
Những thỏa thuận được quy định tại khoản 6, 7, 8 Điều 8 Luật Cạnh tranh luôn hàm chứa tính chất hạn chế cạnh tranh mà không có bất cứ một cơ sở nào để có thể biện hộ về hiệu quả của chúng đối với thị trường. Nói cách khác, ba loại thỏa thuận này là những thỏa thuận luôn mang bản chất hạn chế cạnh tranh, các thỏa thuận này luôn cấu thành nên thỏa thuận phản cạnh tranh cho dù mục đích phản cạnh tranh chưa được thực hiện trong thực tế. Ví dụ, hành vi thông đồng trong đấu thầu, vốn tự nó đã là hạn chế cạnh tranh vì nó trái ngược với mục tiêu của các bên dự thầu đang tìm cách bán hàng hoá, dịch vụ với giá cả và các điều kiện khác một cách ưu đãi nhất. Vì thế, hành vi này luôn là bất hợp pháp theo pháp luật của các nước. Thậm chí những nước chưa có luật chống hành vi hạn chế cạnh tranh cũng đã đưa ra những quy định đặc biệt để điều chỉnh quan hệ giữa những người dự thầu. Hầu hết các nước đều xử lý hành vi thông đồng trong đấu thầu nặng hơn các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh khác vì tính chất gian lận và hậu quả nghiêm trọng của nó đối với thị trường. Thỏa thuận ngăn cản hay thỏa thuận loại bỏ đối thủ cạnh tranh là những thoả thuận vi phạm nghiêm trọng quyền tự do kinh doanh của người khác đã được Hiến pháp thừa nhận. Hậu quả của nó là làm thay đổi cơ cấu cạnh tranh hiện có đang hình thành trên thị trường để duy trì, củng cố vị trí của các doanh nghiệp tham gia liên kết.
2. Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh khi các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên sẽ bị cấm
Các thỏa thuận sau: thỏa thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hay gián tiếp; thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ; thỏa thuận hạn chế hay kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua bán hàng hoá, dịch vụ; thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư; thỏa thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hay buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng, nếu các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên.
Các thỏa thuận không thuộc ba trường hợp bị cấm tuyệt đối chỉ có thể bị cấm khi thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận trên thị trường liên quan từ 30% trở lên.
Chương 3: HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH VÀ VỊ TRÍ ĐỘC QUYỀN NHẰM HẠN CHẾ CẠNH TRANH
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH VÀ VỊ TRÍ ĐỘC QUYỀN NHẰM HẠN CHẾ CẠNH TRANH
1. Khái niệm, đặc điểm hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh và độc quyền.
Đối tượng áp dụng là những doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp đang có vị trí thống lĩnh, doanh nghiệp có vị trí độc quyền trên thị trường. Luật Cạnh tranh năm 2004 không đưa ra định nghĩa mà liệt cụ thể các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh. Theo đó, chỉ khi doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp có vị trí độc quyền thực hiện những hành vi được quy định tại Điều 13 và Điều 14 Luật Cạnh tranh mới bị coi là lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh. Pháp luật của một số nước (điển hình là Canađa cũng có cách tiếp cận như pháp luật Việt Nam là không đưa ra khái niệm chung mà liệt kê các hành vi bị coi là vi phạm pháp luật chống lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền. Điều 78 Luật Cạnh tranh Canađa liệt kê 11 hành vi bị coi là lạm dụng. Điều 79 quy định Tòa Cạnh tranh chỉ đưa ra phán quyết xử lý doanh nghiệp hay nhóm doanh nghiệp khi chứng minh đủ ba nội dung sau đây:
Thứ nhất, một hay nhiều doanh nghiệp về cơ bãn hay hoàn toàn kiểm soát một loại hình, một phân đoạn kinh doanh, trên toàn lãnh thổ Canađa hay tại bất kỳ khu vực nào của nó;
Thứ hai, đã hay đang thực hiện hành vi phản cạnh tranh được quy định trong luật cạnh tranh;
Thứ ba, hành vi đó đã, đang hay có thể làm c...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status