Tiểu luận Một số vấn đề về di chúc bằng văn bản - pdf 13

Download Tiểu luận Một số vấn đề về di chúc bằng văn bản miễn phí



MỤC LỤC
A. Lời Mở Đầu .2
B. Nội Dung .2
I. Một số vấn đề chung về thừa kế 2
1. Khái niệm thừa kế .2
2. Người thừa kế 3
3. Di sản thừa kế 4
4. Thời điểm mở thừa kế. Địa điểm mở thừa kế .5
5.Thời hiệu khởi kiện thừa kế 6
II. Một số vấn đề về thừa kế theo di chúc bằng văn bản 7
1. Một số vấn đề chung về di chúc bằng văn bản 7
2. Chứng thực di chúc 9
3. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng .12
4. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng 13
5. Các vấn đề về sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc 15
C. Kết Luận 16
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39059/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

sự phát triển sâu và rộng của chế định về quyền thừa kế. Việc nghiên cứu về quyền thừa kế có ý nghĩa quan trọng đối với cả lý luận lẫn thực tiễn. Đặc biệt, là để giải quyết các vấn đề tranh chấp về thừa kế, đặc biệt là vấn đề về di chúc cần xác định được hình thức của di chúc cũng như nội dung được đề cập đến trong di chúc. Để hiểu rõ hơn về vấn đề thừa kế nói chung, và vấn đề di chúc bằng văn bản nói riêng, cùng tìm hiểu về đề tài “Một số vấn đề về di chúc bằng văn bản”.
B. Nội dung.
I. Những quy định chung về thừa kế.
1. Khái niệm thừa kế.
Theo quan niệm truyền thống, “thừa kế” được hiểu là việc người đang còn sống thừa hưởng tài sản của người đã qua đời. Việc thừa kế được thực hiện khi người có tài sản chết.
Thừa kế di sản theo quan hệ pháp luật dân sự chính là sự chuyển dịch tài sản và quyền sở hữu tài sản của cá nhân người đã chết cho ca nhân, tổ chức có quyền hưởng thừa kế; người trở thành chủ sở hữu của tài sản được hưởng theo di chúc hay theo pháp luật. Người có tài sản để lại khi chết gọi là người để lại di sản. Người được hưởng tài sản của người chết để lại gọi là người thừa kế. Người để lại di sản chỉ có thể là cá nhân, mà không bao giờ là pháp nhân, cơ quan nhà nước hay tổ chức; nhưng người thừa kế thì có thể là cá nhân, hay cơ quan tổ chức nhà nước, hay bất kỳ một chủ thể nào khác.
Trong pháp luật dân sự Việt Nam, quyền để lại di sản của người có tài sản cho người thừa kế, và quyền thừa kế di sản của người khác là hai nội dung cơ bản của quyền thừa kế được pháp luật công nhận và bảo vệ.
2. Người thừa kế
Là người được thừa hưởng di sản thừa kế theo di chúc hay theo pháp luật. Người thừa kế theo pháp luật chỉ có thể là cá nhân và phải là người có quan hệ hôn nhân, huyết thống hay nuôi dưỡng đối với người để lại di sản. Người thừa kế theo di chúc có thể là cá nhân hay tổ chức hay Nhà nước.
Những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại.
+ Người thừa kế là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế; người đã thành thai vào thời điểm mở thừa kế và sinh ra còn sống cũng là người thừa kế. Người thừa kế là pháp nhân, tổ chức thì phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Người thừa kế phải thực hiện các nghĩa vụ sau:
− Những người thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản mà người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp này pháp luật khuyến khích người thừa kế thực hiện toàn bộ nghĩa vụ của người chết để lại kể cả những trương hợp không còn di sản để lại. Đây là nghĩa vụ đạo lí của các con đối với cha mẹ…
− Trong trường hợp di sản chưa được phân chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lí di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế.
− Trong trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
− Trong trường hợp Nhà nước, cơ quan, tổ chức hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.
+ Quyền của người thừa kế được quy định ở Điều 642 BLDS. Theo nguyên tắc chung thì mọi cá nhân đều có quyền hưởng di sản thừa kế theo di chúc hay theo pháp luật. Ngoài ra người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản trừ trường hợp trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản mình đối với người khác.
3. Di sản thừa kế.
Theo quy định tại Điều 163 và Điều 634 BLDS thì di sản bao gồm tài sản là hiện vật, tiền, giấy tờ trị giá được thành tiền, quyền tài sản thuộc sở hữu của người để lại di sản. Tài sản thuộc sở hữu của người để lại di sản có thể là tài sản thuộc sở hữu riêng của người đó như các tư liệu sinh hoạt, tiền, vàng bạc, nhà ở, vốn cổ phần, tư liệu sản xuất mà người đó sử dụng để tiến hành sản xuất kinh doanh, thành lập doanh nghiệp..v…v.. Nhưng cũng có thể là phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác. ( phần tài sản được tặng cho chung, được thừa kế chung, tài sản thuộc sở hữu vợ chồng…)
Di sản bao gồm những tài sản sau:
+ Quyền sở hữu về những hiện vật và tiền sẵn có của người để lại di sản trước khi chết; quyền sử dụng đât nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản… Không có vấn đề gì phức tạp khi để lại di sản là những tài sản không phải đăng kí quyền sở hữu cho ngươi thừa kế. Đối với những tài sản phải đăng kí quyền sở hữu như xe máy, nhà ở, quyền sử dụng đất, để được coi là di sản, người để lại di sản phải có các giấy tờ đăng kí chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng của mình.
+ Các quyền tài sản khác phát sinh từ quan hệ hợp đồng hay do việc người chết bị gây thiệt hại khi còn sống.
+ Di sản còn gồm cả quyền tài sản phát sinh sau khi người quá cố chết và do sự kiện chết đó. Trong hợp đồng bảo hiểm tính mạng, nếu không nói rõ ai sẽ được hưởng hay không nói là người thừa kế sẽ được hưởng tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện chết, thì số tiền bảo hiểm do cơ quan bảo hiểm trả thuộc di sản của người mua bảo hiểm sau khi người này chết.
+ Di sản không bao gồm những quyền tài sản gắn với nhân thân người để lại di sản. Ví dụ: quyền của người để lại di sản khi còn sống được hưởng lương hưu, hưởng trợ cấp. Những quyền tài sản này chấm dứt khi người để lại di sản chết và không chuyển cho những người thừa kế. Những tiền lương hưu, tiền trợ cấp đã được hưởng khi còn sống nhưng chưa lĩnh thì được nhận đến thời điểm người đó chết và gộp vào khối di sản.
4. Thời điểm mở thừa kế? Địa điểm mở thừa kế?
− Thời điểm mở thừa kế: Khi một người chết thì phát sinh việc thừa kế di sản của người ấy. Vì vậy, thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản ( còn gọi là người để lại di sản ) chết. Đó là mốc thời gian kể từ thời điểm đó quyền tài sản và nghĩa vụ tài sản của một người ( người để lại di sản ) chấm dứt, đồng thời các quyền và nghĩa vụ này được chuyển cho người thừa kế theo di chúc hay theo pháp luật. Thông thường nếu một người chết mà mọi người đều biết, thì thời điểm người để lại di sản chết là thời điểm mà người đó trút hơi thở cuối cùng. Căn cứ để xác định thời điểm mở thừa kế là ghi chép trong giấy khai tử về giờ, ngày, tháng, năm người để lại di sản chêt.
Việc xác định thời điểm mở thừa kế có ý nghĩa rất quan trọng vì thời điểm mở thừa kế là thời điểm để xác định:
+ Những tài sản, quyền và nghĩa vụ tài sản của người để lại di sản khi người đó chết, bao gồm những gì? Giá trị bao nhiêu để giải quyết việc phân chia tài sản sau này.
+ Ai là người được hưởng thừ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status