Tiểu luận Pháp luật về luật phá sản - pdf 13

Download Tiểu luận Pháp luật về luật phá sản miễn phí



Mục lục
 
1. Một số điểm nhận biết doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản 3
2. Chủ thể và quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp 5
3. Về tài sản phá sản và việc phân chia (thứ tự) tài sản phá sản của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản 11
Tài liệu tham khảo 14
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-38920/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Như chúng ta đã biết, cùng với sự phát triển giao lưu và hợp tác kinh tế đã và đang diễn ra trên phạm vi khu vực và trên toàn thế giới, xu thế toàn cầu hoá trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội… Đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế: các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường hợp tác, cạnh tranh bình đẳng với nhau. Trong quá trình đó, doanh nghiệp nào thích ứng với cơ chế thị trường thì làm ăn có lãi và phát triển. Ngược lại, doanh nghiệp nào không thích ứng được với cơ chế thị trường thì làm ăn thua lỗ, một khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn và nếu tình trạng này kéo dài, doanh nghiệp đó có thể lâm vào tình trạng phá sản. Đây cũng là một kết cục bình thường, một sản phẩm tất yếu của nền kinh tế thị trường.
Tuy nhiên, để một doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản phải được giải quyết thoả đáng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ nợ, người lao động và cho chính doanh nghiệp đó. Luật phá sản doanh nghiệp đã được thông qua và sửa đổi qui định rõ về điều kiện, thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản của doanh nghiệp.
Mặc dù vậy, việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp là vấn đề hết sức phức tạp và mới lạ ở nước ta. Hàng năm, theo thống kê của Toà án thì số lượng các vụ phá sản được Toà án thụ lý giải quyết rất ít.
Chính vì lý do đó mà việc yêu cầu tư vấn xung quanh việc phá sản doanh nghiệp rất ít, chủ yếu tư vấn là các vấn đề như:
- Dấu hiệu để nhận biết một doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.
- Các thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
- Quyền và nghĩa vụ của các đối tượng tham gia tố tụng phá sản.
- Tài sản phá sản và thứ tự thanh toán tài sản của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản.
Từ các vấn đề cơ bản trên đây làm cơ sở cho chung ta tư vấn cho khách hàng liên quan đến các vấn đề về phá sản doanh nghiệp.
1. Một số điểm để nhận biết doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.
Tại điều 2. Luật phá sản doanh nghiệp có quy định: "Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp gặp khó khăn hay bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn".
Qua đây chúng ta có thể thấy dấu hiệu cơ bản đầu tiên để nhận biết doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là:
+ Doanh nghiệp mất khả năng tài chính để thanh toán các khoản nợ không có bảo đảm đã đến hạn phải thanh toán. Dù đã bị các chủ nợ yêu cầu thanh toán.
+ Bản thân doanh nghiệp đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn không được khôi phục được khả năng thanh toán nợ của mình. ở đây các biện pháp tài chính cần thiết đó có thể bao gồm: Huy động tiền bằng các hình thức khác nhau để cải thiện thay đổi tình hình tài chính, tổ chức lại hoạt động sản xuất kinh doanh để kinh doanh có lãi, đã tổ chức thương lượng, hoà giải với các chủ nợ để hoãn nợ, chậm trả nợ hay bảo lãnh nợ...
Ngoài các yếu tố trên đây để khẳng định doanh nghiệp đã thực sự lâm vào tình trạng phá sản hay chưa, luật sư cần thiết phải xem xét kỹ khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp bằng hàng loạt các xem xét cụ thể và đánh giá như:
- Xác định chính xác tổng giá nợ không có bảo đảm đã đến hạn thanh toán mà doanh nghiệp chưa thanh toán là bao nhiêu.
- Chủ nợ nào đã yêu cầu doanh nghiệp thanh toán, tổng số nợ đến hạn của các chủ nợ đó là bao nhiêu? (cần lưu ý: chỉ tính các khoản nợ phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, để phân biệt nợ cá nhân của chủ sở hữu doanh nghiệp với nợ của doanh nghiệp là hoàn toàn khác nhau, trách nhiệm lẫn)
Đồng thời trong quá trình này phải làm rõ tính hợp pháp và khả năng thanh toán khả năng thanh toán nợ, tức là: doanh nghiệp đã áp dụng mọi biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn không khôi phục được khả năng thanh toán nợ đến hạn, doanh nghiệp không thể thương lượng được với các chủ nợ thì có nghĩa: doanh nghiệp đã hoàn toàn lâm vào tình trạng phá sản. Trong trường hợp này, toà án có thể ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
2. Chủ thể và quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
Theo quy định của luật phá sản doanh nghiệp thì chỉ có các đối tượng sau đây mới có quyền nộp đơn.
- Chủ nợ: Tại điều 7 - Luật phá sản doanh nghiệp thì chỉ có các chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần mới có quyền nộp đơn đến toà án yêu cầu giải quyết việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Quyền nộp đơn yêu cầu của các đối tượng này chỉ phát sinh từ ngày thứ 31, kể từ ngày chủ nợ gửi giấy đòi nợ đến hạn mà không được doanh nghiệp mắc nợ thanh toán. Trong đơn yêu cầu của chủ nợ cần ghi rõ, đầy đủ các thông tin như: Tên, địa chỉ của người làm đơn: Tên; trụ sở chính của doanh nghiệp bị yêu cầu tuyên bố phá sản. Kèm theo đó là: bản sao giấy đòi nợ, giấy tờ, tài liệu chứng minh cho các khoản nợ; các tài liệu để chứng minh doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.
- Đại diện người lao động:
Đó là thay mặt công đoàn hay thay mặt người lao động nơi chưa có tổ chức công đoàn có quyền nộp đơn yêu cầu toà án tuyên bố phá sản doanh nghiệp khi có 2 điều kiện thoả mãn:
- Doanh nghiệp đã không trả được lương người lao động trong ba tháng liên tiếp.
- Có nghị quyết của công đoàn hay biên bản cuộc họp của tập thể người lao động (ở các doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn) về việc yêu cầu toà án tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
Kèm theo đơn kiện, thay mặt công đoàn hay thay mặt người lao động phải nộp các giấy tờ chứng minh cho yêu cầu của mình như hợp đồng lao động (thoả ước lao động tập thể); bảng chấm công, bản nghiệm thu sản phẩm... Sau khi thay mặt cho người lao động nộp đơn họ được coi là chủ nợ và không phải nộp tiền tạm ứng án phí.
- Doanh nghiệp mắc nợ:
Theo quy định của luật phá sản doanh nghiệp thì đối tượng áp dụng của luật là các chủ thể kinh doanh được coi là doanh nghiệp:
Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp tư nhân, các loại hình công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Khi phát hiện mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp phải áp dụng các biện pháp khắc phục khó khăn về tài chính để thanh toán các khoản nợ đến hạn. Nếu doanh nghiệp vẫn không khôi phục được khả năng thanh toán nợ đến hạn thì doanh nghiệp phải nộp đơn đến toà án yêu cầu giải quyết việc tuyên bố phá sản.
Ngoài ba loại đối tượng được quyền nộp đơn nêu trên thì không có thêm bất cứ một cá nhân hay tổ chức nào có quyền nộp đơn yêu cầu Toà án giải quyết việc phá sản doanh nghiệp ngay cả toà án hay Viện kiểm sát trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình mà phát hiện doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá san thì cũng chỉ được quyền thông báo cho các chủ nợ, doanh nghiệp mắc nợ thay mặt công đoàn biết để các đối tượng này nộp đơn yêu cầu giải quyết việc tuyên...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status