Tiểu luận Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân theo quy định của pháp luật hiện hành - pdf 13

Download Tiểu luận Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân theo quy định của pháp luật hiện hành miễn phí



Căn cứ vào quy định trên và Điều 62 BLDS cùng những quy định khác liên quan của pháp luật hiện hành thì chúng ta thấy: người mất năng lực hành vi dân sự đang do cha, mẹ chăm sóc, quản lí, giáo dục mà gây thiệt hại thì cha, mẹ phải bồi thường bằng tài sản của mình. Trong trường hợp họ được giám hộ theo quy định tại Điều 62 bộ luật dân sự 2005 thì trách nhiệm BTTH được xác định như sau:
- Người mất năng lực hành vi dân sự đã có vợ hay chồng mà vợ hay chồng mất năng lực hành vi dân sự thì người vợ hay chồng có đủ điều kiện là người giám hộ đương nhiên, có quyền lấy tài sản riêng của người mất năng lực hành vi dân sự để bồi thường. Nếu tài sản riêng của người được giám hộ không đủ thì lấy tài sản chung của vợ chồng để bồi thường, sau đó mới lấy tài sản riêng của người vợ hay chồng để bồi thường phần còn thiếu nếu có lỗi trong việc quản lí người được giám hộ.
- Trong trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hay một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả đã thành niên có đủ điều kiện phải làm người giám hộ. Nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo đã thành niên có đủ điều kiện phải là người giám hộ. Trong những trường hợp này, người giám hộ được lấy tài sản của cha, mẹ để bồi thường cho người bị thiệt hại. Nếu tài sản của cha, mẹ không đủ thì người giám hộ phải lấy tài sản riêng của mình để bồi thường phần còn thiếu nếu có lỗi trong việc quản lí người được giám hộ.
- Người đã thành niên bị mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hay có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ. Trong trường hợp như vậy, cha mẹ có quyền lấy tài sản riêng của người được giám hộ để bồi thường, chỉ khi tài sản riêng của người được giám hộ và tài sản chung của vợ chồng không đủ thì cha, mẹ mới phải bồi thường bằng tài sản riêng của mình nếu có lỗi trong việc quản lí người được giám hộ.
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-38898/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

có tài sản và thu nhập riêng, phần nào ý thức được nghĩa vụ và trách nhiệm tham gia, đóng góp vào đời sống gia đình, được quyền định đoạt tài sản của riêng mình. Khoản 2 Điều 109 BLDS cũng quy định: “Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ 18 tuổi trở lên đồng ý”. Rõ ràng người ở độ tuổi này đã nhận thức được hành vi của mình và phần nào cũng tự định đoạt ý chí khi tham gia vào các quan hệ dân sự phổ biến trong cuộc sống. Hơn nữa, theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam năm 2004 thì người từ đủ 15 tuổi đã có năng lực hành vi tố tụng dân sự nên họ có thể tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự, tham gia với tư cách nguyên đơn hay bị đơn dân sự trước tòa án.
Tuy nhiên khi giải quyết tranh chấp liên quan đến những người ở độ tuổi này trong trường hợp họ là bị đơn dân sự, thì tòa án có quyền triệu tập người thay mặt hợp pháp của những người đó tham gia tố tụng. Xét về tư cách chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự, thì cá nhân từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có một phần năng lực hành vi dân sự nên họ có khả năng chịu trách nhiệm về hành vi của mình trước pháp luật. Pháp luật đã căn cứ vào những cơ sở này để quy định trách nhiệm BTTH của cá nhân từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi gây thiệt hại phải bồi thường bằng tài sản của mình. Theo đoạn 2 khoản 2 điều 606 Bộ luật dân sự 2005 thì người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi gây thiệt hại là chủ thể có trách nhiệm bồi thường nên họ có tư cách là bị đơn dân sự còn cha mẹ chỉ là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (Mục 1, phần 3.1 Nghị quyết 03 của HĐTP TAND tối cao ngày 08/07/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của bộ luật dân sự 2005 về BTTH ngoài hợp đồng).
Tuy nhiên, luật cũng quy định thêm trách nhiệm bồi thường bằng tài sản của cha mẹ thay cho con gây thiệt hại trong trường hợp con không có tài sản hay không đủ tài sản để bồi thường. Nghĩa vụ này của cha mẹ được hiểu là nghĩa vụ bổ sung.
3.1.2. Người giám hộ có trách nhiệm BTTH
Khoản 3 Điều 606 bộ luật dân sự 2005 quy định: “Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người giám hộ không có tài sản hay không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường”.
Khoản 1 Điều 58 BLDS quy định: “Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức được pháp luật quy định hay được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự”.
Việc quy định chế định giám hộ là hình thức bảo vệ pháp luật cho người chưa thành niên, người bị mất năng lực hành vi dân sự. Người được giám hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 58 bao gồm: “a) Người chưa thành niên không còn cha mẹ, không xác định được cha, mẹ hay cha mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ hay cha mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha mẹ có yêu cầu; b) Người mất năng lực hành vi dân sự”. Theo quy định tại khoản 3 Điều 58 BLDS thì: “Người chưa đủ mười lăm tuổi được quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và người được quy định tại điểm b khoản 2 Điều này phải có người giám hộ”.
Theo những quy định trên, người được giám hộ gây thiệt hại cho người khác, thì người giám hộ dùng tài sản của người được giám hộ để BTTH. Trong trường hợp người được giám hộ gây thiệt hại mà không có tài sản hay không đủ tài sản để bồi thường, thì người giám hộ phải BTTH bằng tài sản của mình nếu người giám hộ có lỗi trong khi thực hiện việc giám hộ. Địa vị pháp lí của người giám hộ hoàn toàn khác so với địa vị pháp lí của người là cha, mẹ của người chưa thành niên khác. Người giám hộ thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được giám hộ, do đó họ cũng phải gánh chịu trách nhiệm pháp lí trong khi thực hiện việc giám hộ của mình, trong đó có trách nhiệm BTTH cho hành vi trái pháp luật của người được giám hộ trước tòa.
Nhưng nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường. Như vậy, người giám hộ có trách nhiệm BTTH nếu có lỗi trong việc thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ mà để người được giám hộ gây thiệt hại cho người khác. Nhưng nếu người giám hộ hoàn toàn không có lỗi trong việc giám hộ và người được giám hộ gây thiệt hại thì người giám hộ không phải BTTH. Trách nhiệm BTTH chỉ phát sinh trong trường hợp có lỗi để cho người được giám hộ gây thiệt hại cho người khác. Trường hợp này, cha, mẹ phải BTTH cho con dưới 15 tuổi (con đủ 15 tuổi gây thiệt hại phải bồi thường bằng tài sản của con; cha, mẹ chỉ bồi thường bổ sung nếu con không có tài sản riêng) hay mất năng lực hành vi dân sự gây ra.
Theo quy định này, nếu người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà không còn cha, mẹ và do một lý do nào đó cũng không có người giám hộ thì thiệt hại được giải quyết bồi thường bằng biện pháp nào?
Về bản chất, người chưa thành niên và người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác thì trách nhiệm bồi thường vẫn thuộc về người đó. Còn việc người nào có nghĩa vụ dùng tài sản của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại để bồi thường cho người bị thiệt hại chỉ được xem như một biện pháp thực hiện việc bồi thường, mà không thể hiểu đó là trách nhiệm dân sự về tài sản của người thực hiện việc bồi thường đó. Còn trong trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại là có người giám hộ, nhưng người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong giám hộ thì không phải lấy tài sản của người giám hộ để bồi thường thì đương nhiên trách nhiệm BTTH vẫn thuộc về cha, mẹ của người được giám hộ, nếu căn cứ xác lập quan hệ giám hộ trong những trường hợp cha, mẹ của người được giám hộ bị tòa án hạn chế quyền của cha mẹ, hay cha mẹ không đủ điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó hay cha, mẹ yêu cầu chỉ định người giám hộ cho con vị thành niên và con mất năng lực hành vi dân sự. Nhưng trong trường hợp người chưa thành niên không còn cha, mẹ hay cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự mà cũng không có người giám hộ hay người giám hộ hoàn toàn không có lỗi trong việc giám hộ, mà người chưa thành niên gây thiệt hại thì người bị thiệt hại không được b...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status