Tiểu luận Thực trạng áp dụng pháp luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam hiện nay và một số giải pháp đảm bảo cho việc thực thi pháp luật thuế - pdf 13

[h2:11tzc0tu]Download miễn phí Tiểu luận Thực trạng áp dụng pháp luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam hiện nay và một số giải pháp đảm bảo cho việc thực thi pháp luật thuế[/h2:11tzc0tu]



Việt Nam đang từng bước hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, thời hạn để chúng ta thực hiện các cam kết khi gia nhập WTO cũng như trong các thỏa thuận quốc tế khác đang đến rất gần. Đến năm 2015, chúng ta phải hoàn thành việc cắt giảm thuế nhập khẩu đối với tất cả các mặt hàng của các nước tham gia hiệp định CEPT/AFTA xuống mức thuế suất 0%; hay theo hiệp định thương mại Việt - Mỹ thì 224 dòng thuế nhập khẩu cũng sẽ giảm bình quân 30%. Điều này sẽ khiến cho nguồn thu ngân sách giảm đáng kể. Trước tình hình đó, chúng ta phải hoàn thiện hệ thống thuế sao cho vừa bảo hộ được nên kinh tế trong nước, vừa bảo đảm tuân thủ những thỏa thuận đã cam kết. Đồng thời, cơ hội tiếp xúc với nền pháp luật thế giới cũng cho chúng ta nhiều cơ hội học tập kinh nghiệm xây dựng hệ thống pháp luật thuế nói chung, pháp luật thuế GTGT nói riêng của các nước.


Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho[h3:11tzc0tu]Tóm tắt nội dung:[/h3:11tzc0tu]c như sau:
Một là thuế GTGT có đối tượng chịu thuế rất lớn. Đó là mọi đối tượng tồn tại trong xã hội, kể cả cá nhân và tổ chức đều phải chi trả thu nhập của mình để thụ hưởng kết quả sản xuất kinh doanh tạo ra cho xã hội. Việc đánh thuế trên phạm vi lãnh thổ với mọi đối tượng thể hiện sự công bằng của thuế, đồng thời thể hiện thái độ của Nhà nước đối với các loại tiêu dùng trong xã hội. Đối với trường hợp cần khuyến khích tiêu dùng hay hạn chế việc trả tiền thuế của người tiêu dùng, Nhà nước sẽ không đánh thuế hay đánh thuế với mức thuế suất thấp nhất.
Hai là thuế GTGT chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ. Việc đánh thuế chỉ trên phần giá trị tăng thêm mà không phải đối với toàn bộ giá trị hàng hóa dịch vụ làm cho số thuế GTGT áp dụng trong mỗi khâu của quá trình lưu thông không gây ra những đột biến về giá cả cho người tiêu dùng. Đây là đặc điểm cơ bản để phân biệt thuế GTGT với những loại thuế gián thu khác. Nếu như thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ đánh một lần ở khâu sản xuất hay nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ; thuế xuất - nhập khẩu chỉ đánh ở khâu xuất hay nhập khẩu thì thuế GTGT lại đánh ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa.
Ba là, nếu dựa trên giá mua cuối cùng của hàng hóa dịch vụ, số thuế GTGT phải nộp không thay đổi phụ thuộc vào các giai đoạn lưu thông khác nhau. Đánh thuế ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa trong nước, nhập khẩu và lưu thông hàng hóa nhập khẩu nhưng cơ sở xác định số thuế phải nộp chỉ là phần giá trị mới tăng thêm của khâu sau so với khâu trước nên nếu coi giá thanh toán tính đến khi người tiêu dùng thụ hưởng hàng hóa dịch vụ đã xác định trước và không thay đổi, các phần giá trị hàng hóa, dịch vụ có bị chia nhỏ và đánh thuế, tổng số thuế GTGT phải nộp qua các khâu chính là số thuế cuối cùng tính trên tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng phải gánh chịu.
Vai trò của thuế GTGT
Trước khi ban hành Luật thuế GTGT, ở Việt Nam trong một thời gian dài đã áp dụng thuế Doanh thu. Luật thuế doanh thu quy định doanh thu phát sinh là cơ sở để thực hiện chế độ thu nộp thuế. Do đó Nhà nước đánh thuế trên toàn bộ doanh thu phát sinh của sản phẩm qua mỗi lần chuyển dịch từ khâu sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Nếu các sản phẩm, hàng hoá chịu thuế càng qua nhiều khâu thì số thuế Nhà nước thu cũng tăng thêm qua các khâu nên việc áp dụng thuế doanh thu dẫn đến tình trạng thuế thu trùng lặp đối với phần doanh thu đã chịu thuế ở công đoạn trước. Ðiều đó mang tính bất hợp lý, tác động tiêu cực đến sản xuất và lưu thông hàng hoá. Với ưu điểm của thuế GTGT là Nhà nước chỉ thu thuế đối với phần giá trị tăng thêm của các sản phẩm ở từng khâu sản xuất, lưu thông mà không thu thuế đối với toàn bộ doanh thu phát sinh như thuế doanh thu, nếu như không có các sự kiện biến động về tài chính, tiền tệ, sản xuất và lưu thông giảm sút, yếu kém, kinh tế suy thoái và các nguyên nhân khác tác động thì khi áp dụng thuế giá trị gia tăng sẽ không ảnh hưởng gì đến giá cả các sản phẩm tiêu dùng, mà trái lại giá cả càng hợp lý hơn, chính xác hơn vì nó tránh được tình trạng thuế đánh chồng lên thuế.
Bên cạnh vai trò đối với sản xuất, lưu thông hàng hóa, cũng như các loại thuế khác, thuế GTGT cũng có vai trò to lớn trong quản lý nhà nước về kinh tế:
Thuế giá trị gia tăng thuộc loại thuế gián thu và được áp dụng rộng rãi đối với mọi tổ chức, cá nhân có tiêu dùng sản phẩm hàng hoá hay được cung ứng dịch vụ, nên tạo được nguồn thu lớn và tương đối ổn định cho ngân sách nhà nước.
Thuế giá trị gia tăng trên giá bán hàng hoá hay giá dịch vụ, do đó không phải đi sâu xem xét, phân tích về tính hợp lý, hợp lệ cuả các khoản chi phí, làm cho việc tổ chức cũng như quản lý hoạt động thu tương đối dễ dàng hơn các loại thuế trực thu.
Ðối với hàng xuất khẩu không những không nộp thuế giá trị gia tăng( vì thuế suất là 0%) mà còn được khấu trừ hay được hoàn lại số thuế giá trị gia tăng đầu vào nên có tác dụng giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo điều kiện cho hàng xuất khẩu có thể cạnh tranh thuận lợi trên thị trường quốc tế.
Thuế giá trị gia tăng cùng với thuế nhập khẩu làm tăng giá vốn đối với hàng nhập khẩu, có tác dụng tích cực bảo hộ sản xuất kinh doanh hàng nội địa.
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT THUẾ GTGT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Những thành tựu đạt được
Với đặc điểm là đánh thuế rộng khắp và thu ở từng giai đoạn của quá trình sản xuất, kinh doanh nên thuế GTGT đóng góp một nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước.
Với mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu đồng nghĩa doanh nghiệp được hoàn thuế đầu vào. Đây là động lực mạnh mẽ để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu các sản phẩm của Việt nam ra thị trường quốc tế. Mặt khác, thuế GTGT không nằm trong các yếu tố cấu thành giá nên tạo ra sự cạnh tranh của hàng hóa nước ta so với các nước khác trên thị trường thế giới
Phương pháp khấu trừ thuế trong thuế GTGT khuyến khích việc mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh. Về nguyên tắc, toàn bộ thuế đánh vào chi phí đầu vào của mỗi khâu trong quá trình sản xuất, lưu thông sẽ được khấu trừ, như vậy số tiền thuế thu được không phụ thuộc vào chu trình lưu thông sản phẩm nên đã kích thích phát triển các loại dịch vụ trung gian giữa khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng, từ đó đáp ứng được mục tiêu đề ra khi xây dựng luật thuế GTGT là thúc đẩy sản xuất và mở rộng lưu thông hàng hóa, dịch vụ.
Thuế GTGT cũng đã tác động lớn đến công tác quản lý doanh nghiệp. Thuế doanh thu trước đây với 11 mức thuế suất được thay thế bằng thuế GTGT hiện nay là 3 mức thuế suất. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải sắp xếp tổ chức lại sản xuất, đổi mới trang thiết bị, nâng cao trình độ quản lý để thực hiện tốt loại thuế này. Việc kê khai thuế GTGT, khấu trừ thuế GTGT phải thực hiện trên nguyên tắc phải có hóa đơn chứng từ, do đó buộc doanh nghiệp phải có biện pháp hoàn thiện chế độ kế toán doanh nghiệp, mở sổ sách kế toán, ghi chép và sử dụng hóa đơn chứng từ.
Với quy định mọi chủ thể có hành vi sản xuất, kinh doanh các mặt hàng, các loại hình dịch vụ thuộc diện chịu thuế và có phần giá trị tăng thêm trên lãnh thổ Việt Nam, thuế GTGT đã có thể áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu. Nhìn lại thuế Doanh thu, do chỉ đánh vào phần doanh thu phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam nên không có cơ sở để đánh thuế đối với hàng nhập khẩu, do đó đã tạo nên nhiều bất lợi cho hàng hóa, dịch vụ được tạo ra trong nước. Cùng một mặt hàng mà nhập khẩu thì không phải chịu thuế doanh thu trong khi các chủ thể kinh doanh hàng hóa trong nước lại phải chịu loại thuế này, điều này đi ngược với một trong những mục đích cơ bản của Nhà nước là thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển. Kể từ khi có thuê GTGT, mức thuế suất 10% về thuế GTGT...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status