Phân tích chế định Ly hôn với việc bảo vệ quyền lợi bà mẹ và trẻ em - pdf 13

Link tải miễn phí luận văn
Đề số 13: Chế định ly hôn với việc bảo vệ bà mẹ và trẻ em.
BÀI LÀM
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Hôn nhân là hiện tượng xã hội mà luôn luôn được các nhà nghiên cứu quan tâm, tuy nhiên nếu kết hôn là hiện tượng bình thường nhằm xác lập quan hệ vợ chồng, thì ly hôn cũng là một mặt trái của quan hệ hôn nhân. Tuy vậy, nó cũng là mặt không thể thiếu được khi quan hệ hôn nhân đã thực sự tan vỡ. Ly hôn là một hiện tượng xã hội phức tạp, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và hạnh phúc của vợ chồng, đến lợi ích của gia đình và xã hội. Với tư cách là một mặt của quan hệ hôn nhân, pháp luật hôn nhân và gia đình xây dựng một phần gọi là chế định hôn nhân, nhằm điều chỉnh quan hệ nhân thân, tài sản giữa các đối tượng muốn ly hôn và con cái họ. Hệ thống pháp luật Hôn nhân và gia đình nước ta từ năm 1945 đến nay quy định vấn đề ly hôn với quan điểm vừa tôn trọng, bảo vệ quyền tự do ly hôn chính đáng của vợ chồng, vừa giải quyết lý do ly hôn bằng tình, bằng pháp luật Nhà nước kiểm soát quyền tự do ly hôn vì lợi ích gia đình và xã hội.
Do là các đối tượng đặc biệt cần sự quan tâm và chăm sóc đặc biệt nên pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam đã ghi nhận nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em như một nguyên tắc cơ bản mang tính chất dẫn đường xuyên suốt toàn bộ luật. Chế định ly hôn cũng không nằm ngoài nguyên tắc cơ bản này. Do những đặc thù của việc ly hôn nên việc đảm bảo nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của bà mẹ và trẻ em là hoàn toàn cần thiết. Nó đã thể hiện rõ trong các điều luật của chế định ly hôn trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Thực tế cho thấy, phụ nữ và trẻ em là các đối tượng dễ bị tổn thương, quyền lợi hay bị vi phạm, đặc biệt là trong hoàn cảnh khó khăn như là ly hôn. Việc ghi nhận nguyên tắc bảo vệ phụ nữ và trẻ em trong chế định ly hôn là hoàn toàn cần thiết và phù hợp với xu hướng thời đại.
II. NỘI DUNG
1. Về nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em:
a. Khái niệm nguyên tắc bảo vệ và mẹ và trẻ em.
Hệ thống các nguyên tắc của Luật hôn nhân – gia đình từ khi được ban hành lần đầu tiên cho đến nay đã không ngừng được bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Ngay từ Luật hôn nhân – gia đình đầu tiên năm 1959 của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, người phụ nữ và trẻ em đã là những đối tượng được nhà nước dành sự quan tâm và bảo vệ đặc biệt. Tuy nhiên, bảo vệ bà mẹ và trẻ em chưa được ghi nhận thành một nguyên tắc riêng mà đến Luật hôn nhân – gia đình 1986 mới được ghi nhận thành một nguyên tắc riêng gọi là “nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em”.Trong Luật hôn nhân – gia đình 2000, nguyên tắc này đã được phát triển ở mức cao hơn: “ Nguyên tắc bảo vệ quyền bà mẹ và quyền trẻ em, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ.”
Việc tái sản xuất ra bản thân con người thông qua việc sinh đẻ của người phụ nữ đã đưa người phụ nữ lên vị trí người mẹ. Bảo vệ bà mẹ và tẻ em suy rộng ra chính là bảo vệ quyền làm mẹ của phụ nữ. Thiên chức cao quý này xuất phát từ chức năng sinh học tự nhiên mà không ai có thể thay đổi được. Nhờ đó mà pháp luật đã ghi nhận và bảo vệ nhiều quyền của phụ nữ. Trẻ em là tất cả công dân dưới 16 tuổi, mục đích của các chế định bảo vệ trẻ em là nhằm đảm bảo cho trẻ được chăm sóc và nuôi dưỡng tốt nhất trong điều kiện có thể.
b. Tính cần thiết tất yếu của việc ghi nhận nguyên tắc

BE409712msCwbTq
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status