Tiểu luận Chính sách của nhà nước đối với nền giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay – thực tiễn áp dụng và phương hướng trong giai đoạn tới - pdf 13

Download miễn phí Tiểu luận Chính sách của nhà nước đối với nền giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay – thực tiễn áp dụng và phương hướng trong giai đoạn tới



Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển ngày càng nhanh , kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Trong bối cảnh đó giáo dục đã trở thành nhân tố hàng đầu quyết định sự phát triển nhanh và bền vững của mỗi quốc gia trên thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng chung đó. Dựa trên cơ sở chủ yếu những nguyên tắc và nội dung cơ bản của chính sách giáo dục theo Hiến pháp 1992 cũng như đường lối của Đảng về phát triển giáo dục; Nhà nước đề ra chính sách giáo dục là những định hướng, những nguyên tắc cơ bản trong việc xác định mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phương pháp giáo dục và tổ chức hệ thống giáo dục, đào tạo phù hợp với yêu cầu và tình hình thực tế của đất nước. Trong quá trình thực hiện chính sách giáo dục trong giai đoạn hiện nay bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận đã đạt được vẫn còn tồn tại nhiều khiếm khuyết, bất cập trong nền giáo dục cần được bổ sung, chỉnh sửa góp phần hoàn thiện chính sách giáo dục cũng như nền giáo dục trong thời gian tới.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39347/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ủ nghĩa xã hội, trước hết phải có những con người xã hội chủ nghĩa”, “vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trông người”. Vì vậy, ngay từ những ngày đầu giành được độc lập, nhà nước ta đã chú trọng đến công tác giáo dục, thể hiện cụ thể trong các sắc lệnh như Sắc lệnh số 17 ngày 8/9/1945 đặt ra bình dân học vụ, Sắc lệnh số 20 ngày 8/9/1945 định rằng từ nay việc học chữ quốc ngữ là bắt buộc và không mất tiền, Sắc lệnh số 146 ngày 10/8/1946 đặt những nguyên tắc căn bản của nền giáo dục mới,… Trong thời đại hiện nay, khi mà cả thế giới đang hướng đến nền kinh tế tri thức thì vấn đề chính sách phát triển giáo duc của nhà nước càng cần được chú trọng hơn nữa. Một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá sự phát triển của một nước là nền giáo dục của nước đó. Nắm bắt được điều này, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra những quan điểm về phát triển giáo dục, thể chế hóa nó thành pháp luật, biểu hiện ngay trong Hiến pháp, đạo luật cơ bản của nhà nước. Hiến pháp mới nhất của nhà nước ta, Hiến pháp 1992, đã thể hiện những chính sách cơ bản của Nhà nước ta đối với sự nghiệp phát triển giáo dục hiện nay. Sau đây nhóm em xin trình bày về chính sách giáo dục theo hiến pháp 1992. Bài làm còn nhiều thiếu xót, mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn để bài làm của nhóm hoàn thiện hơn!
NỘI DUNG
I/ MỤC ĐÍCH CỦA NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM
Theo Điều 35 Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam sửa đổi 2001: “Nhà nước và xã hội phát triển nền giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.”
Cho đến nay chính sách của nền giáo dục Việt Nam luôn thể hiện nhất quán tư tưởng vì con người, giải phóng con người, tạo điều kiện để mỗi người có thể chủ động làm chủ bản thân và làm chủ xã hội chủ nghĩa bằng năng lực và trí tuệ của mình. Việc xác định rõ ràng mục đích của nền giáo dục được ghi nhận trong Hiến pháp sẽ tạo cơ sở cho việc triển khai tốt tư tưởng tất cả vì mục tiêu con người ấy.
Thứ nhất, mục đích nâng cao dân trí. Đây là mục đích đầu tiên của nền giáo dục Việt Nam bởi lẽ học vấn là cái gốc của văn hóa. Như chủ tịch Hồ Chí Minh – một nhà văn hóa lớn của dân tộc từng nói: “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy tui đề nghị mở một chiến dịch chống nạn mù chữ.” Theo Bác dốt cũng là một thứ giặc – một thứ giặc nguy hiểm mà đồng bào ta phải chống lại, nên sau Cách mạng tháng Tám Nhà nước ta đã phát động các phong trào để xóa nạn mù chữ như bình dân học vụ, bổ túc văn hóa…Nhờ đó mà nước ta từ trên 90% dân số mù chữ, sau cuộc vận động bình dân học vụ trong giai đoạn từ 1946 đến 1954 có 10,5 triệu người trong tổng số khoảng 35 triệu người thoát nạn mù chữ.
Vấn đề mở mang dân trí không những là trách nhiệm của nhà nước mà còn là nghĩa vụ của người dân. Cho đến nay đã có nhiều văn bản pháp luật được ban hành về vấn đề học tập của người dân như Luật phổ cập giáo dục tiểu học 1991, Nghị quyết số 41 của Quốc hội về thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2010, Luật giáo dục 2005…
Thứ hai, giáo dục còn nhằm mục đích đào tạo nhân lực cho đất nước. Dân số đông, nguồn nhân lực dồi dào là một thế mạnh của nước ta. Song để phát huy tốt nhất thế mạnh đấy vấn đề quan trọng là phải đào tạo nguồn nhân lực – đó phải là những người lao động mới không những có sức khỏe mà còn cần có tri thức, có đạo đức. Vì vậy để nguồn nhân lực có thể phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp đất nước thì họ cần được đào tạo từ thành những công nhân có tay nghề cao đến những người quản lý có trình độ và năng lực…
Thứ ba, giáo dục còn nhằm bồi dưỡng nhân tài. Khi viết về mục đích các khoa thi nho học, Thân Nhân Trung từng viết “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn.” Hiền tài, đó là những hạt nhân của nền giáo dục, là những con người có phẩm chất, có năng lực, trí tuệ hơn người, họ cũng chính là những đầu tàu trong tương lai sẽ đưa đất nước đi lên mạnh mẽ nếu được phát hiện và được quan tâm kịp thời. Chính vì vậy nền giáo dục cần có những chính sách ưu tiên và tạo điều kiện đặc biệt để giúp họ có thể được nghiên cứu học tập và sáng tạo một cách tốt nhất.
II/ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC THEO HIẾN PHÁP 1992
1.Giáo dục là quốc sách hàng đầu:
Trước tiên, chúng ta cần xác định thế nào là quốc sách hàng đầu. Quốc sách hàng đầu: là những chính sách trọng tâm có vai trò chính yếu của nhà nước, luôn dành dược sự ưu tiên hàng đầu, quan tâm đặc biệt của nhà nước, được thể hiện qua một loạt các chính sách, các biện pháp và phạm vi thực hiện và nguồn ngân sách chi cho chính sách đó.
Giáo dục đào tạo đóng vai trò quan trọng, là nhân tố chìa khóa, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, các chính phủ đều coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Vậy tại sao giáo dục đào tạo lại có tầm quan trọng đến chiến lược phát triển đất nước như vây?
- Thứ nhất: Giáo dục đào tạo là điều kiện tiên quyết góp phần phát triển kinh tế.
- Thứ hai: Giáo dục đào tạo góp phần ổn định chính trị xã hội.
- Thứ ba: trên hết giáo dục đào tạo góp phần nâng cao chỉ số phát triển con người.
Do đó giáo dục- đào tạo có tác dụng to lớn đến toàn bộ đời sống vật chất và đời sống tinh thần của xã hội. Phát triển giáo dục - đào tạo là cơ sở để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, chiến lược con người của Đảng và Nhà nước ta.
Chính sách giáo dục là quốc sách hàng đầu được thể hiện ngay trong Điều 35 của Hiến pháp 1992: “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”, đến Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2001 thì sửa thành: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Như vậy, ngay trong quy định của Hiến pháp, Đảng và Nhà nước ta đã xác định tầm quan trọng của giáo dục. Theo quan điểm của nhà nước ta, không có sự đầu tư nào mang lại nhiều lợi ích như đầu tư cho giáo dục, bởi giáo dục là hoạt động mà qua đó hình thành nên nhân cách của công dân, đào tạo nên những người lao động có nghề, năng động và sáng tạo, là tiền đề cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
2. Nhà nước thống nhất quản lí hệ thống giáo dục
Một trong những chính sách giáo dục của nước ta được ghi nhận trong hiến pháp năm 1992 đó là: Nhà nước thống nhất quản lí hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi cử và hệ thống văn bằng (Điều 36 Hiến pháp năm 1992).
Hệ thống giáo dục quốc dân của một nước là toàn bộ các cơ quan chuyên trách việc giáo dục và đào tạo cho thanh thiếu niên và công dân của nước đó. Những cơ quan này liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và cân đối trong hệ thống xã hội, đư
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status