Tiểu luận Tính minh bạch của pháp luật - pdf 13

Download miễn phí Tiểu luận Tính minh bạch của pháp luật



An toàn pháp lý là một dịch vụ công cộng mà người dân chờ đợi ở nhà nước. Muốn vậy, pháp luật phải đáng tin cậy, phải là những đại lượng tượng trưng cho công bằng và lẽ phải. Xây dựng, ban hành và thực thi pháp luật không được gây ra những cú sốc, ngạc nhiên, bất ngờ cho đối tượng bị áp dụng. Việc sửa đổi, bổ sung pháp luật phải được loan báo công khai trước một thời hạn hợp lý để người dân có thời gian chuẩn bị.
Để đảm bảo cho tính thống nhất của hệ thống pháp luật, một yêu cầu quan trọng đó là phải bảo đảm sự phù hợp trình độ lập pháp với trình độ phát triển của xã hội, làm cho sản phẩm của hoạt động lập pháp tương thích, không quá cao cũng không lạc hậu so với mức độ phát triển của xã hội.
Nội dung của pháp luật thể hiện ý chí của nhân dân, vì vậy các cơ quan nhà nước với vai trò là đơn vị hành pháp, giám sát pháp luật phải đảm bảo tính nghiêm minh, dân chủ, bảo vệ quyền lợi và công bằng cho người dân.
Việc phân tích và giám sát pháp luật là khâu rất quan trọng trong việc đảm bảo tính phù hợp của pháp luật trong thực tế điều kiện phát triển của kinh tế - xã hội.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39338/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

mọi người dân
4. Những tiêu chí xác định tính minh bạch
Sẽ được phân tích trong phần II của đề tài.
5. Vai trò của Minh bạch hóa pháp luật
“Minh bạch hoá pháp luật” có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi quốc gia vì nó giúp cho các đối tượng bị tác động bởi các luật pháp đó nắm vững, hiểu được pháp luật để áp dụng, tránh những tranh chấp có thể xảy ra. “Minh bạch hoá pháp luật” là điều kiện quan trọng để tạo niềm tin và là cơ sở để mở rộng các quan hệ hợp tác quốc tế. Nhờ đó mà nhà nước quản lý xã hội một cách tốt hơn, môi trường đầu tư thông thoáng hơn, đẩy mạnh tăng trưởng đầu tư, tăng việc làm, thúc đẩy lưu thông hàng hoá và dịch vụ và cơ cấu lại nền kinh tế đất nước.
Trong nhà nước pháp quyền, “Minh bạch pháp luật” còn là nguyên tắc cơ bản trong quá trình lập pháp và hành pháp, theo nguyên tắc này thì “Pháp luật phải được công chúng biết trước, ổn định theo thời gian, rõ ràng và không mập mờ và được áp dụng một cách thống nhất và không tùy tiện bởi một hội đồng xét xử độc lập và quyết định đưa ra sẽ được xem xét lại bởi cơ quan tư pháp”.
Ở chừng mực mỗi quốc gia thành viên cho phép, “Minh bạch hoá pháp luật” còn giúp cho công dân và pháp nhân của các quóc gia thành viên khác góp ý kiến trong việc xây dựng luật và các văn bản luật liên quan đến hoạt động đầu tư, thương mại và sở hữu trí tuệ.
Đối với xã hội, minh bạch sẽ giúp phân bổ nguồn lực xã hội một cách hiệu quả. Khi minh bạch, về nguyên tắc, tài sản và nguồn lực của xã hội sẽ có cơ hội tìm đến người sử dụng nó hiệu quả nhất. Chắc chắn rằng, việc đấu giá đất công khai sẽ chọn ra được ông chủ sử dụng một cách hiệu quả hơn nhiều so với cơ chế giao đất, phân đất “trong bóng tối”.
Đối với nhà đầu tư, sự minh bạch có ý nghĩa quan trọng đối với việc giảm thiểu chi phí, giảm rủi ro cho DN và nhà đầu tư. Khi nhà đầu tư dễ dàng trong tiếp cận thông tin, nhanh chóng trong thực hiện các thủ tục hành chính, tiên liệu được các thay đổi về chính sách thì rõ ràng có động lực để quyết định đầu tư lớn và lâu dài.
Đối với bộ máy nhà nước, như ánh sáng mặt trời đối với vi trùng, minh bạch có vai trò rất quan trọng trong giảm thiểu tham nhũng. Đòi hỏi về minh bạch còn tạo ra được sức ép để bộ máy nhà nước vận hành tốt hơn. Như ý kiến của giáo sư Stiglitz (người đoạt giải Nobel về kinh tế), việc quan chức muốn che giấu thông tin không chỉ là che giấu chuyện tham nhũng mà cả sự bất lực của mình.
II. PHÂN TÍCH TÍNH MINH BẠCH CỦA PHÁP LUẬT
Để hướng tới xây dựng một nền pháp luật tiên tiến với hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ và toàn diện. Nhằm đáp ứng cho việc quản lý kinh tế-xã hội của nhà nước một cách hiệu quả, cần xây dựng một hệ thống pháp luật minh bạch.
Tính minh bạch trong pháp luật là: pháp luật phải thống nhất, nhất quán; đảm bảo rõ ràng, chính xác, dễ hiểu. Bên cạnh đó, là nguồn tin cậy được, lường trước được, phải có thể đoán trước được; đồng thời pháp luật công khai, dễ dàng truy cập với mọi người dân.
1. Pháp luật phải thống nhất, nhất quán.
Một hệ thống pháp luật được coi là hoàn thiện trước hết phải đảm bảo được tính thống nhất trong chính hệ thống pháp luật đó.
- Pháp luật phải là một hệ thống lô gích chặt chẽ, không tự mâu thuẫn, chồng chéo lẫn nhau. Yêu cầu này, được đặt ra với cả hệ thống pháp luật, đối với từng lĩnh vực luật, và ngay cả đối với từng loại văn bản pháp luật hay quy định pháp luật.
Ví dụ: Trong luật doanh nghiệp của chúng ta hiện nay, tính không nhất quán biểu hiện rất rõ: mỗi loại hình doanh nghiệp có một loại luật, có rất nhiều loại hợp đồng (dân sự, kinh tế, thương mại). Khi giao dịch thương mại khó phân biệt.
- Các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật không được mâu thuẫn với đạo luật mà chúng đang dựa vào, các quy định trong cùng một văn bản không được trái ngược nhau hay triệt tiêu nhau.
- Ban hành văn bản pháp luật phải tuân thủ đúng thẩm quyền, thủ tục xây dựng. Điều này rất quan trọng, bởi nó tạo ra một trật tự thứ bậc chặt chẽ, thống nhất trong cả hệ thống pháp luật. Tính pháp lý của văn bản pháp luật sẽ ngày càng được củng cố khi các quy định liên quan đến hình thức tuân thủ nghiêm ngặt.
2. Pháp luật phải rõ ràng, chính xác và dễ hiểu.
Việc đảm bảo tính minh bạch về nội dung trong pháp luật yêu cầu trình độ lập pháp phải cao và được hoàn thiện không ngừng. Yêu cầu về kỹ thuật văn bản là phải đảm bảo rõ ràng, ngôn ngữ sử dụng chính xác, phổ thông. Cách diễn đạt phải đơn giản, dễ hiểu trong các văn bản luật, pháp lệnh.
- Văn bản pháp luật là công cụ vô cùng quan trọng và đắc lực trong hoạt động quản lý nhà nước và có tác động to lớn đến đời sống xã hội. Vì vậy nên văn bản pháp luật được xây dựng với những yêu cầu chặt chẽ cả về nội dung và hình thức. Trong đó, yêu cầu về ngôn ngữ là yêu cầu cơ bản và có ý nghĩa thực tiễn.
Văn bản pháp luật yêu cầu về ngôn ngữ như sau:
+ Ngôn ngữ VBPL là ngôn ngữ viết.
+ Ngôn ngữ VBPL là ngôn ngữ Tiếng Việt.
+ Ngôn ngữ VBPL là ngôn ngữ được nhà nước sử dụng chính thức.
- Đặc thù của VBPL là mang tính quyền lực nhà nước nên ngôn ngữ VBPL là ngôn ngữ chuẩn quốc gia được nhà nước sử dụng chính thức. Hệ thống ngôn ngữ trong VBPL phải thỏa mãn những yêu cầu nhất định do nhà nước đề ra. Sự đặc thù của ngôn ngữ được biểu hiện ở những khía cạnh sau:
+ Ngôn ngữ trong VBPL phải đảm bảo tính nghiêm túc:
Khi soạn thảo văn bản người viết không được sử dụng khẩu ngữ, tiếng lóng, từ thô thiển, hạn chế tối đa các yếu tố ngôn ngữ mang tính chất biểu cảm, lối viết sáo rỗng. Vì VBPL là phương tiện thực hiện quyền lực nhà nước nên buộc phải có tính nghiêm túc thể hiện sự uy quyền, tạo tâm lí tôn trọng pháp luật của đối tượng chịu sự tác động. Đồng thời tính nghiêm túc ít nhiều ảnh hưởng đến giá trị của VBPL.
+ Ngôn ngữ trong VBPL đòi hỏi tính chính xác:
Sử dụng từ ngữ phải đúng chính tả (âm, vần, tiếng, từ,…).
Chính xác về nghĩa của từ, sử dụng từ ngữ một nghĩa (không sử dụng từ ngữ đa nghĩa, từ ngữ ẩn dụ,…). Vì điều này có ảnh hưởng to lớn tới sự lắm bắt nội dung văn bản.
+ Ngôn ngữ trong VBPL đòi hỏi tính thống nhất: là sự thống nhất về nghĩa cho tất cả các từ, ngữ được sử dụng để chỉ cùng một khái niệm trong các VBPL khác nhau.
+ Ngôn ngữ pháp luật cần có tính phổ thông: là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trong phạm vi toàn quốc, đễ hiểu đối với tất cả mọi người không phân biệt trình độ học vấn, các vùng miền, dân tộc. Ngôn ngữ thể hiện tính đại chúng, gần gũi với nhân dân.
3. Pháp luật phải công khai và dễ dàng truy cập đối với mọi người dân.
Như chúng ta đã biết, pháp luật là hệ thống các quy tắc xử xự do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Việc xây dựng, ba...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status