Vai trò của pháp luật đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay - pdf 13

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
I. ĐẶT VẤN ĐỀ. 1
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 1
1. Định nghĩa. 1
2. Vai trò của pháp luật đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay. 1
2.1. Pháp luật là một phương tiện để quản lý kinh tế, thực hiện các chính sách kinh tế, các mục tiêu kinh tế. 1
2.2. Pháp luật góp phần tích cực vào việc sắp xếp, cơ cấu các ngành kinh tế, tác động đến sự tăng trưởng và sự ổn định, cân đối của nền kinh tế. 3
2.3. Pháp luật điều chỉnh các hợp đồng kinh tế, quy định trình tự và thủ tục giải quyết các tranh chấp kinh tế. 4
3. Mối liên hệ giữa pháp luật với kinh tế ở Việt Nam. 4
4. Tác động của pháp luật tới kinh tế Việt Nam. 5
4.1. Pháp luật có thể ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển kinh tế. 5
4.2. Pháp luật có ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển kinh tế 5
III. KẾT LUẬN. 6

I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Pháp luật là một trong những yếu tố của kiến trúc thượng tầng xã hội, nó luôn có quan hệ chặt chẽ với kinh tế, chịu sự tác động của kinh tế, và cũng có ảnh hưởng tới sự phát triển của kinh tế.Pháp luật quy định và đảm bảo thực hiện việc xây dựng và phát triển nhanh, bền vững nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, định hướng xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Sau đây tui xin đi sâu phân tích để làm nổi bật vai trò của pháp luật đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Định nghĩa.
- Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hay thừa nhận nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội theo mục tiêu, định hướng cụ thể.
- Kinh tế là tổng thể các yếu tố sản xuất, các điều kiện sống của con người, các mỗi quan hệ trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội. Nói đến kinh tế suy cho cùng là nói đến vấn đề sở hữu và lợi ích.
2. Vai trò của pháp luật đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
Trong phát triển kinh tế thì hệ thống pháp luật về kinh tế luôn có vai trò vô cùng to lớn. Nhận thức được tầm quan trọng này, từ cuối những năm 1980 đến nay, việc không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt là pháp luật về kinh tế luôn là mối quan tâm lớn, thường xuyên và là một trong những chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Đại hội lần thứ IX của Đảng tiếp tục khẳng định phải “đổi mới và hoàn thiện khung pháp lý, tháo gỡ mọi trở ngại về cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính để phát huy tối đa mọi nguồn lực, tạo sức bật mới cho sản xuất, kinh doanh của mọi thành phần kinh tế với các hình thức sở hữu khác nhau. Vai trò của pháp luật đối với kinh tế được thể hiện như sau:
2.1. Pháp luật là một phương tiện để quản lý kinh tế, thực hiện các chính sách kinh tế, các mục tiêu kinh tế.
+ Pháp luật là một phương tiện để nhà nước quản lý kinh tế, nhà nước không thể quản lý được nền kinh tế phức tạp nếu như không dựa vào pháp luật. Điều 26 hiến pháp năm 1992 được sửa đổi , bổ xung năm 2001 quy định: “nhà nước thống nhất quản lý nền kinh tế quốc dân bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách…”. Chỉ có pháp luật với những thuộc tính đặc thù của mình mới có khả năng đảm bảo cho nhà nước thực hiện được chức năng quản lý trong lĩnh vực kinh tế. Thông qua pháp luật, nhà nước hoạch định các chính sách kinh tế, trật tự hoá các hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức và cá nhân, định hướng cho các quan hệ kinh tế phát triển theo những mục đích mong muốn. chẳng hạn, chính sách kinh tế của nhà nước ta hiện nay được điều 15 hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ xung năm 2001 xác định là: nhà nước xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trên cơ sở phát huy nội lực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
+ Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng. Chính sách kinh tế của nhà nước ta luôn hướng tới mục đích làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân trên cơ sở phát huy mọi năng lực sản xuất, mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế dưới nhiều hình thức, thúc đẩy xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, mở rộng hợp tác kinh tế, khoa học, kỹ thuật và giao lưu với thị trường thế giới.
+ Thông qua pháp luật, nhà nước xác định các hình thức sở hữu trong xã hội từ đó tác động đến quan hệ sở hữu, đặc biệt là đối với tư liệu sản xuất chủ yếu trong nền sản xuất xã hội, quy định các hình thức tổ chức sản xuất, xác định các thành phần kinh tế, quy định địa vị pháp lý của các tổ chức, đơn vị kinh tế, chế độ tài chính…đối với họ.
+ Pháp luật xác định rõ chế độ kinh tế, các thành phần kinh tế, các hình thức sở hữu, chính sách tài chính, thuế, tiền tệ, giá cả, đầu tư, cơ chế kinh tế, các phương pháp quản lý kinh tế…Xác định cơ chế quản lý kinh tế trong mỗi thời kỳ phát triển. pháp luật cũng ghi nhận hay đưa ra những nguyên tắc phân phối sản phẩm từ quá trình lao động sản xuất cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Cụ thể, kinh tế thị trường tạo ra của cải cho xã hội thông qua việc trao đổi. Nhìn chung, các bên, vì mục đích riêng của mình, sẽ trao đổi hàng hoá và dịch vụ khi họ tin rằng việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ đó sẽ mang lại thêm lợi ích cho họ. Khi các bên đồng ý trao đổi, mỗi bên cần những gì mà họ nhận được hơn là những gì họ bỏ ra để trao đổi . Qua đó, các bên đều mong muốn được lợi hơn thông qua việc trao đổi. Nếu thị trường có thể vận hành một cách hoàn hảo, việc trao đổi không ngừng có thể phân bổ mọi nguồn lực tới các bên cần nó nhất, thúc đẩy tính hiệu quả trong việc tạo ra của cải xã hội và thỏa mãn mong muốn của mọi người.
Luật thương mại dành một phần rất lớn để thúc đẩy và bảo vệ cơ chế trao đổi thị trường nói trên. Bốn nguyên tắc cơ bản sau chi phối hầu hết các qui định của luật thương mại. Đó là:

- Quyền tự do hợp đồng. Quyền tự do của các bên trong việc quyết định có tham gia vào một giao dịch cụ thể và đồng ý về các điều khoản của giao dịch đó hay không là nền tảng pháp lý của nền kinh tế thị trường. Từng cá nhân có thể tham gia vào các mối quan hệ pháp lý một cách nhanh chóng và trực tiếp mà không có bất kỳ sự can thiệp chính trị hay ngoại giao nào. Do vậy, các bên có thể đưa ra các quyết định kinh tế tức thì, có liên quan trực tiếp đến sự thành công của họ. Ngoài ra, các bên sẽ tự quyết định sự được mất trong phần lớn các cuộc thương lượng của họ (với điều kiện là không bên nào bị ở vị thế quá bất lợi).

fb91hjSoqYBF3M0
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status