Tiểu luận Nguyên tắc khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật - Lý luận và thực tiễn - pdf 13

Download miễn phí Tiểu luận Nguyên tắc khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật - Lý luận và thực tiễn



Hoạt động xét xử chủ yếu là hoạt động của Thẩm phán, Hội thẩm chưa phát huy hết quyền năng được giao khi thực hiện nhiệm vụ. Theo quy định của pháp luật, vai trò vị trí của Hội thẩm chỉ phát sinh kể từ thời điểm Chánh án phân công và Tòa án có quyết định đưa vụ án ra xét xử. Kể từ đây, Hội thẩm được quyền nghiên cứu hồ sơ để xác định thẩm quyền xét xử, hành vi phạm tội và những tình tiết có liên quan khác. Tại phiên tòa, cũng như thẩm phán, Tòa án có quyền xét hỏi để làm rõ các tình tiết khách quan của vụ án, được thảo luận, biểu quyết. Sau khi nghị án, một thành viên trong Hội đồng thẩm phán tuyên bản án chính đã được thông qua. Song, thông thường, đối với những vụ án không phức tạp, Hội thẩm chỉ nghiên cứu đến hồ sơ một buổi sát ngay mở phiên tòa, thậm chí chỉ đến nghiên cứu cáo trạng hay không nghiên cứu hồ sơ nhưng vẫn tiến hành hoạt động xét xử. Điều này khiến cho việc triển khai mô hình điều tra, đánh giá chứng cứ gặp nhiều lúng túng. Do đó, khi tham gia xét hỏi, Thẩm phán chủ tọa nắm vai trò “độc diễn”, hỏi hết các vấn đề, trong khi Hội thẩm thì không. Khi nghị án, Thẩm phán cũng là người đưa ra ý kiến gợi ý là nên giải quyết như thế nà và Thẩm phán là người biểu quyết theo. Như vậy, tính độc lập xét xử không được bảo đảm, dẫn đến tình trạng Hội thẩm tham gia xét xử chỉ là hình thức, mọi phán quyết đều phụ thuộc vào ý chí của Thẩm phán.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39195/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Pháp luật nước ta đã quy định tòa án là cơ quan xét xử của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Hoạt động xét xử của Tòa án là hoạt động nhân danh quyền lực của Nhà nước để tuyên một bản án kết tội hay không kết tội bị cáo. Phán quyết của Tòa án ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Do đó, yêu cầu tối cao và cũng là cái mốc để đánh giá hiệu quả của công tác xét xử là phải khách quan, toàn diện, đầy đủ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm, không xử oan người vô tội. Do đó, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 đã ghi nhận điều này vào các nguyên tắc cơ bản và Điều 16 quy định “Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Tuy nhiên trên thực tế, không phải khi nào nguyên tắc này cũng được hiểu đúng, đầy đủ và thực hiện triệt để. Trong bài luận này chúng ta sẽ cùng đi sâu phân tích ý nghĩa của nguyên tắc và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc.
B. NỘI DUNG
I. Lý luận về nguyên tắc “Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”
1. Cơ sở pháp lý của nguyên tắc
Sau cách mạng tháng Tám thành công, ngày 24/1/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 13/SL về tổ chức tòa án và các ngạch thẩm phán, trong đó có quy định: “Tòa án tư pháp sẽ độc lập với cơ quan hành chính, các quy định thẩm phán sẽ chỉ trong pháp luật và công lý. Các cơ quan khác không được can thiệp vào tư pháp. Mỗi thẩm phán quyết định theo pháp luật và lương tâm của mình không quyền lực nào được can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào công việc xử án”. Mặt khác, Sắc lệnh số 13/SL còn quy định “Các phụ thẩm nhân dân có bổn phận lấy lý trí sáng suốt và lương tâm ngay thẳng ra xét mọi việc rồi phát biểu ý kiến một các công bằng, không vì nể, vì sợ một thế lực nào, vì lợi ích riêng hay tư thù mà bênh vực hay làm hại ai”. Điều 69 Hiến pháp năm 1946 cũng quy định “Trong khi xét xử các thẩm phán chỉ tuân theo pháp luật, các cơ quan khác không được can thiệp”. Hiến pháp năm 1959 ra đời nguyên tắc này chỉ được ghi nhận một cách rõ nét hơn: “Khi xét xử tòa án nhân dân có quyền độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” (Điều 100 Hiến pháp năm 1959 và Điều 4 Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 1960). Trên cơ sở hiến pháp năm 1980, luật tổ chức tòa án nhân dân năm 1981 và Bộ luật tố tụng hình sự được ban hành. Nguyên tắc này được khẳng định cụ thể hơn: “ Khi xét xử thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Hiến pháp năm 1992 ra đời, một lần nữa nguyên tắc này được khẳng định một cách rộng rãi hơn ( Điều 130 Hiến pháp 1992, Điều 5 luật tổ chức tòa án nhân dân năm 1992 và Điều 3 pháp lệnh về thẩm phán và hội thẩm nhân dân…). Điều 16 BLTTHS năm 2003 cũng ghi nhận nguyên tắc này: “Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”.
2. Nội dung của nguyên tắc
a. Thẩm phán và hội thẩm xét xử độc lập.
Thứ nhất là độc lập với các chủ thể khác của Tòa án. Mối quan hệ giữa thẩm phán, hội thẩm và nội bộ ngành Tòa án được thể hiện ở mối quan hệ giữa thẩm phán và chánh án và các đồng nghiệp cùng tòa án, quan hệ giữa hội thẩm và chánh án tòa án nơi hội thẩm tham gia xét xử… Chánh án là người đứng đầu cơ quan, vừa sử dụng cán bộ đồng thời cũng là người quản lí cán bộ trong đơn vị mình. Mà hội thẩm và thẩm phán lại là người chịu sự quản lí của chánh án và tòa án cấp trên. Thông qua công tác tổ chức, kiểm tra, xét xử như họp bàn án trước khi xét xử, phân công thẩm phán và hội thẩm xét xử vu án, chánh án có tác động đến hoạt động xét xử của thẩm phán và hội thẩm. Mặc dù pháp luật đã quy định khi hủy bản án để xét xử sơ thẩm lại, tòa án cấp phúc thẩm không được quy định trước những chứng cứ mà tòa án cấp sơ thẩm cần chấp nhận hay bác bỏ cũng như không quy định trước về điều khoản BLHS và hình phạt mà tòa án cấp sơ thẩm sẽ phải áp dụng những việc Tòa cấp trên hủy án Tòa cấp dưới, cũng ảnh hưởng tới tính độc lập của thẩm phán và hội thẩm. Chính vì vậy, thẩm phán và hội thẩm phải có chính kiến, quan điểm của mình trong việc đánh giá chứng cứ, xác định tội danh, mức hình phạt và giải quyết các vấn đề khác dựa trên quy định của pháp luật, đảm bảo việc xét xử công bằng, khách quan. Khi án bị hủy bỏ xét xử sơ thẩm lại, hội đồng xét xử cũng cần tỉnh táo để xem xét lại nguyên nhân mà tòa án cấp trên hủy, xem xét toàn diện các chứng cứ, thông tin có phù hợp với thực tế khách quan hay không để xét xử lại đúng pháp luật, không phụ thuộc vào kết quả bị hủy.Nếu cấp trên hủy đúng cần xem xét để xét xử lại cho chính xác, nếu cấp trên hủy sai thì phải bảo vệ chính kiến, quan điểm của hội đồng xét xử, miễn sao bản án, quy định phải có căn cứ và hợp pháp.
Thứ hai là độc lập với sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng. Đảng lãnh đạo cơ quan tư pháp, trong đó có Tòa án thông qua cấp ủy. Đó là quan hệ chính trị giữa tổ chức Đảng với cơ quan trong bộ máy nhà nước. Đảng không chỉ đạo, xét xử từng vụ án cụ thể. “ Đảng không cho phép bất cứ ai dựa vào quyền thế để làm trái với pháp luật, mọi vi phạm đều được đưa ra xử lí theo pháp luật, dân thì phải chịu hình phạt, quan thì theo lễ”. Đối với hoạt động của tòa án nhân dân, Đảng có chủ trương là xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Sự chỉ đạo để hoạt động xét xử đảm bảo tính nghiêm minh là cần thiết, không ảnh hưởng đến việc xét xử độc lập của thẩm phán và hội thẩm. Ý kiến của cấp ủy Đảng trong việc bổ nhiệm và tái bổ nhiệm thẩm phán cũng dựa trên những quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm và tái bổ nhiệm thẩm phán chứ không phải là yếu tố quy định. Nguyên tắc lãnh đạo của Đảng không mâu thuẫn với sự độc lập xét xử của thẩm phán và hội thẩm. Song thực tế, chế độ đảng lãnh đạo Nhà nước, trong đó có các cơ quan, đơn vị, vị trí của cấp ủy Đảng trong việc tuyển chọn và bổ nhiệm thẩm phán, rõ ràng sẽ ảnh hưởng đến sự độc lập của thẩm phán khi có sự tác động của cấp ủy Đảng. Chính vì vậy, thẩm phán và hội thẩm phải nhận thức đúng sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động tư pháp để đảm bảo sự độc lập xét xử.
Thứ ba: độc lập với các tài liệu có trong hồ sơ vụ án. Hồ sơ trong vụ án hình sự là tài liệu đầu tiên để thẩm phán và hội thẩm tiến hành xem xét, đánh giá việc có hành vi phạm tội hay không, phạm tội gì và được quy định ở những khung hình phạt nàoĐộc lập đối với các tài liệu có trong hồ sơ vụ án là việc thẩm phán và hội thẩm trên cơ sở đánh giá tính chính xác của các thông tin, kiểm tra lại tính xác thực, đúng đắn của quyết định truy tố, từ đó đưa ra các quan điểm chứng minh tội phạm của hội đồng xét xử, các tình tiết, thông tin thu thập được phải phù hợp với hiện thực khách quan.
Thứ t...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status