quy định về người không được hưởng thừa kế theo quy định tại Khoản 1 Điều 643 trong mối liên hệ với Điều 669 Bộ luật Dân sự - pdf 13

Link tải miễn phí luận văn

LỜI MỞ ĐẦU 2
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGƯỜI THỪA KẾ VÀ NGƯỜI KHÔNG ĐƯỢC HƯỞNG DI SẢN: 3
1. Người thừa kế: 3
1.1. Khái niệm người thừa kế: 3
1.2. Điều kiện của người thừa kế: 3
1.3. Quyền và nghĩa vụ của người thừa kế: 4
2. Người không được quyền thừa kế di sản: 5
2.1 Người bị truất quyền hưởng di sản: 5
2.2 Người không được hưởng di sản theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005… 6
II. NGƯỜI KHÔNG ĐƯỢC HƯỞNG DI SẢN THEO QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN 1 ĐIỀU 643 BLDS 2005. 7
1. Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hay về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm người để lại di sản. 8
1.1 Hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe người để lại di sản: 8
1.2. Hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản 9
1.3. Hành vi xâm phạm nghiêm trộng đến danh dự nhân phẩm của người để lại di sản: 10
2. Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản: 11
3. Hành vi cố ý giết người thừa kế khác với mục đích chiếm đoạt một phần hay toàn bộ di sản mà người thừa kế khác có quyền được hưởng: 14
3.1. Người thừa kế khác: 14
3.2. Hành vi xâm phạm tính mạng người thừa kế khác với mục đích chiếm đoạt một phần hay toàn bộ di sản mà người thừa kế khác có quyền được hưởng: 15
4. Người có hành vi lừa dối cưỡng ép hay ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc, giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hay toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản: 16
4.1. Hành vi lừa dối, cưỡng ép hay ngă cản người để lại di sản trong việc lập di chúc nhằm hưởng một phần hay toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản 16
4.2. Hành vi giả mạo, sửa chữa di chúc, hủy bỏ di chúc nhằm hưởng mọt phần hay toàn bộ tài sản trái với ý chí của người lập di chúc: 17
III. MỐI LIÊN HỆ GIỮA QUY ĐỊNH VỀ NGƯỜI KHÔNG ĐƯỢC HƯỞNG DI SẢN TẠI KHOẢN 1 ĐIỀU 643 VỚI QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 669 BLDS. 20
KẾT LUẬN 21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 22


LỜI MỞ ĐẦU
Thừa kế với vai trò là một phạm trù kinh tế xã hôị đã xuất hiện từ rất lâu trong đời sống xã hội của con người. Pháp luật của rất nhiều quốc gia đã sớm có có quy định về thừa kế. Ở Việt Nam hiện nay, các vụ án dân sự có liên quan đến thừa kế chiếm số lượng không nhỏ. Chính vì vậy các quy định về thừa kế trong Luật Dân sự có vai trò rất quan trọng. Các vấn đề về thừa kế được quy định trong luật rất phức tạp và liên quan tới nhiều bộ luật khác nhau. Trong bài viết này em xin tìm hiểu quy định về người không được hưởng thừa kế theo quy định tại Khoản 1 Điều 643 trong mối liên hệ với Điều 669 Bộ luật Dân sự.

I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGƯỜI THỪA KẾ VÀ NGƯỜI KHÔNG ĐƯỢC HƯỞNG DI SẢN:
1. Người thừa kế:
1.1. Khái niệm người thừa kế:
Thừa kế là một chế định pháp luật dân sự bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản (cùng quyền sở hữu tài sản) của người chết cho người khác theo di chúc hay theo một trình tự nhất định, đồng thời quy định phạm vi, quyền nghiện vụ và cách bảo vệ quyền, nghĩa vụ của người thừa kế.
Người thừa kế là người được hưởng các quyền và gánh chịu những nghĩa vụ về tài sản từ một người đã chết theo ý chí mà người đó thể hiện trong di chúc hay theo quy định của pháp luật.
Người thừa kế theo di chúc là người được chỉ định trong di chúc nên có thể là bất kỳ cá nhân, tổ chức nào, trong trường hợp đặc biệt thì Nhà nước cũng có thể trở thành người thừa kế nếu được cá nhân có tài sản định đoạt trong di chúc. Người thừa kế theo pháp luật phải là những người có một rong những mối quan hệ hôn nhân, huyết thống hay nuôi dưỡng với người để lại di sản, vì vậy họ chỉ có thể là cá nhân. Những người thuộc diện và hàng thừa kế theo pháp luật được xác địn theo ba hàng thừa kế quy định tại Điều 676 Bộ Luật Dân sự 2005.
1.2. Điều kiện của người thừa kế:
Theo quy định của Điều 635 Bộ luật Dân sự, một cá nhân chỉ được coi là người thừa kế khi:
Thứ nhất, cá nhân đó phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Nếu vào thời điểm phân chia di sản, có người thừa kế đã chết nhưng vào thời điểm mở thừa kế người thừa kế đó vẫn đang sống thì họ được coi là còn sống và được quyền hưởng di sản. Trong trường hợp người thừa kế bị tuyên bố chết trước thời điểm người để lại di sản chết nhưng họ còn sống trở về trước khi di sản người chết được phân chia thì họ vẫn được coi là còn sống và vẫn được hưởng di sản, tuy nhiên trước đó họ phải yêu cầu Tòa án hủy tuyên bố chết với họ.
Thứ hai, người đó phải thành thai trước khi người để lại di sản chết nếu sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế. Nếu cá nhân sinh ra nhưng không còn sống thì sẽ không thể tiếp nhận di sản. Nhiều ý kiến cho rằng điều kiện này chỉ được áp dụng đối với người thừa kế theo pháp luật. Nghĩa là cá nhân đã sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế sẽ luôn luôn được hưởng di sản thừa kế theo di chúc, nếu đã được người để lại di sản xác định mà không bắt buộc phải thành thai tước khi người để lại di sản chết.
Cũng theo Điều 635 Bộ luật Dân sự 2005 thì cơ quan, tổ chức chỉ được coi là người thừa kế theo di chúc nếu cơ quan, tổ chức đó còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Như vậy, nếu cơ quan, tổ chức được người để lại di sản chỉ định làm người thừa kế theo di chúc nhưng “không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế” thì sẽ không được hưởng di sản.
1.3. Quyền và nghĩa vụ của người thừa kế:
Quyền của người thừa kế được quy định ở Điều 642 Bộ luật Dân sự. Theo nguyên tắc chung mọi cá nhân đều có quyền hưởng di sản thừa kế theo di chúc hay theo pháp luật. Ngoài ra người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp từ chối nhằm chốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
Người thừa kế phải thực hiện các nghĩa vụ sau:
_ Nhưng người thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
_ Trong trường hợp di sản chưa được chia thì nghiã vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế.
_ Trong trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
_ Trong trường hợp Nhà nước, cơ quan, tổ chức hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.

x2s3UXdDZr3PX7Y
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status