Tiểu luận Chính sách, pháp luật của Việt Nam đối với các trường hợp người hai hay nhiều quốc tịch và người không có quốc tịch - pdf 13

Download miễn phí Tiểu luận Chính sách, pháp luật của Việt Nam đối với các trường hợp người hai hay nhiều quốc tịch và người không có quốc tịch



Sau khi Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 được ban hành với chính sách một quốc tịch mềm dẻo thì từ ngày 1/7/2009, người Việt Nam đã nhập quốc tịch nước ngoài nhưng vẫn mong muốn được trở thành công dân Việt Nam được trở thành công dân Việt Nam được đáp ứng. Đây được coi là một trong những điểm mới của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 so với Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1998. Việc cho phép có hai quốc tịch không có nghĩa là từ bỏ nguyên tắc một quốc tịch của Việt Nam mà chỉ là sửa đổi cho nguyên tắc mền dẻo và linh hoạt hơn. Tuy nhiên việc có hai quốc tịch chỉ áp dụng với một số ngoại lệ gồm: người được chủ tịch nước cho phép, trường hợp xin trở lại quốc tịch Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và đã nhập quốc tịch nước ngoài nhưng vẫn muốn nhập quốc tịch Việt Nam; trẻ em là con nuôi. Luật quốc tịch cũng cho phép người có vợ chồng, cha mẹ đẻ, con đẻ là công dân VIệt Nam thì được nhập quốc tịch Việt Nam. Chính sách trên cũng áp dụng đối với trường hợp có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hay có lợi cho nhà nước Việt Nam.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39204/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Lời nói đầu
Ngày nay, khi con người đã trở thành trung tâm của mọi sự phấn đấu, mọi hoạt động của Nhà nước thì các quyền và nghĩa vụ của công dân ngày càng được mở rộng cùng với sự phát triển về mọi mặt của xã hội. Để xác định được quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, trước hết phải xác định quốc tịch của họ. Chỉ trên cơ sở xác định được quốc tịch của một cá nhân mới có thể được xác định được rõ ràng, đầy đủ các quyền và nghĩa vụ công dân của họ. Giữa người là công dân với những người không phải là công dân của nhà nước có sự khác nhau căn bản về quyền và nghĩa vụ. Đặc trưng của quốc tịch là người có quốc tịch của một nhà nước thì được hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ do pháp luật quy định đồng thời phải chịu sự chi phối và quản lý về mọi mặt của nhà nước. Tuy nhiên, không phải bất kỳ ai sống trên lãnh thổ một quốc gia cũng đều là công dân của nhà nước đó, họ có thể mang quốc tịch của nhiều quốc gia cũng có khi họ không có quốc tịch. Bất kỳ một quốc gia nào cũng tồn tại tình trạng này, ở Việt Nam cũng vậy. Vậy chính sách, pháp luật của Việt Nam và thực tiễn giải quyết của Việt Nam đối với trường hợp người hai hay nhiều quốc tịch và người không quốc tịch thể hiện như thế nào?
I. Khát quát:
1. Khái niệm quốc tịch:
Từ phương diện pháp lý hiện đại, quốc tịch là mối quan hệ pháp lý hai chiều, được xác lập giữa cá nhân với một quốc gia nhất định, có nội dung là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của người đó và quốc gia mà họ là công dân.
2. Người hai hay nhiều quốc tịch:
Hai hay nhiều quốc tịch là tình trạng pháp lý của một người cùng một lúc là công dân của hai hay nhiều quốc gia.
Trong pháp luật quốc tế, hiện tượng một người đồng thời mang quốc tịch của hai hay nhiều quốc gia được gọi là người mang nhiều quốc tịch (Bipatride; pluripatride). Đây là hiện tượng thường gặp trong thực tiễn đời sống quốc tế và tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý chí của bất ký nhà nước nào.
3. Người không có quốc tịch:
Người không quốc tịch là tình trạng pháp lý của một cá nhân không có quốc tịch của một nước nào đó. Theo quan niệm quốc tế, tình trạng không quốc tịch có hai dạng chính: Người không quốc tịch theo luật (du jure) nghĩa là một người không xin được xác nhận quốc tịch hay không được coi là công dân của một nước theo quy định của luật pháp nước đó và người không quốc tịch từ thực tế (de factor) nghĩa là một người không thể có bất cứ giấy tờ gì để chứng minh quốc tịch của mình.
II. Chính sách, pháp luật của Việt Nam đối với các trường hợp người hai hay nhiều quốc tịch và người không có quốc tịch:
1. Chính sách, pháp luật của Việt Nam đối với các trường hợp người hai hay nhiều quốc tịch:
Lịch sử hình thành và phát triển của Nhà nước Việt Nam nói chung hay của các cộng đồng dân cư Việt Nam nói riêng cho thấy các tộc người (dân tộc) cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có chung một nguồn gốc lịch sử, truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán. Nhà nước Việt Nam thống nhất. Do đó pháp luật và thực tiễn của lịch sử Việt Nam nhất là từ năm 1945 đến nay đều cho thấy mặc dù có những thời kỳ lãnh thổ Việt Nam bị chia cắt nhưng ở cả hai, ba miền Việt Nam chỉ có một Quốc tịch Việt Nam duy nhất. Như vậy chính sách một quốc tịch Việt Nam được coi là cơ bản, xuyên suốt hệ thống pháp luật Việt Nam về quốc tịch từ trước đến nay nhưng chính sách này lại được thực hiện khác nhau qua mỗi thời kỳ.
Một bộ phận khá lớn người Việt Nam định cư ở nước ngoài vừa có quốc tịch Việt Nam vừa có quốc tịch nước ngoài đã gây ra tình trạng tranh chấp giữa nhà nước ta với nước ngoài trong việc bảo hộ công dân. Trong khi đó thay mặt của nước ngoài tại Việt Nam lại rất quyết liệt trong việc thực hiện bảo hộ công dân của họ đồng thời có quốc tịch Việt Nam. Bên cạnh đó trong thời gian gần đây, với chính sách mở cửa đã có rất nhiều người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hai quốc tịch về Việt Nam đầu tư, làm ăn sinh sống nhưng rất khó xác định họ thực hiện các hoạt động ở Việt Nam với tư cách công dân nước nào. Do Luật Quốc tịch Việt Nam 1998 thiếu cơ chế và chưa phản ánh đúng tình trạng quốc tịch của một bộ phận người Việt nam ở nước ngoài nên đã để lại nhiều bất cập, hạn chế, Điều 2 Luật Quốc tịch 1998 quy định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam”. Để khắc phục tình trạng nêu trên Luật Quốc tịch năm 2008 tại Điều 4 đã quy định: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác”.
Như vậy Luật Quốc tịch 2008 có quy định một số ngoại lệ công dân có thể có hai quốc tịch đó là các trường hợp : được Chủ tịch nước cho phép giữ quốc tịch nước ngoài khi được nhập quốc tịch Việt Nam (khoản 3 Điều 19), được trở lại quốc tịch Việt Nam (khoản 5 Điều 23); trường hợp quốc tịch của trẻ em là con nuôi (Điều 37) và trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã nhập quốc tịch nước ngoài nhưng vẫn có nguyện vọng giữ quốc tịch Việt Nam (khoản 2 Điều 13). Điều 12 Luật Quốc tịch năm 2008 đã quy định cụ thể “vấn đề phát sinh từ tình trạng công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài được giải quyết theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, trường hợp chưa có điều ước quốc tế thì được giải quyết theo tập quán và thông lệ quốc tế”. Tại khoản 2 Điều 760 BLDS năm 2005 cũng quy định: “Trong trường hợp Bộ luật này hay các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật của nước mà người nước ngoài là công dân thì pháp luật áp dụng đối với người nước ngoài có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài là pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự; nếu người đó không cư trú tại một trong các nước mà người đó có quốc tịch thì áp dụng pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và có quan hệ gắn bó nhất về quyền và nghĩa vụ công dân”. Theo quy định trên có hai căn cứ áp dụng pháp luật điều chỉnh quan hệ pháp luật dân sự mà người có hai hay nhiều quốc tịch tham gia là: áp dụng pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự; áp dụng pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và có mối quan hệ gắn bó nhất về quyền và nghĩa vụ công dân.
Căn cứ áp dụng pháp luật đối với người nước ngoài có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài còn được quy định trong Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 80 của...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status