Tiểu luận Bình luận về Tình trạng nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn ngày càng phổ biến - pdf 13

Download miễn phí Tiểu luận Bình luận về Tình trạng nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn ngày càng phổ biến



Hiện nay, tình trạng nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn đang diễn ra ngày càng phổ biến. Trên thực tế, hiện tượng này thường được diễn ra ở các đối tượng như sinh viên, học sinh thuộc các trường Đại học, Trung học chuyên nghiệp và các trường dạy nghề; cũng có thể xảy ra trong các trường một trong hai bên đã qua một lần kết hôn, sau đó hôn nhân của họ chấm dứt do ly hôn hay do vợ chồng chết, khi tuổi đã cao mới “kết bạn” để nương tựa nhau. Cũng có thể là một trong hai bên là người “quá lứa lỡ thì” chung sống với người khác trong hoàn cảnh “rổ rá cạp lại” nên họ ngại không muốn thực hiện thủ tục của việc kết hôn. Tại các vùng nông thôn, quan niệm về hôn nhân còn rất hà khắc và dư luận xã hội dẫn đến việc họ e dè không dám sống như vợ chồng. Còn ở thành phố lớn “nhà nào biết nhà đấy” nên đây là cơ hội cho hiện tượng này xảy ra phổ biến.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39199/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tình trạng “nam nữ chung sống như vợ chồng” không đăng ký kết hôn là một hiện tượng đã và đang tồn tại trong xã hội ta như một hiện tượng khách quan và có xu hướng ngày càng phổ biến. Hiện tượng này phát sinh và tồn tại chịu sự tác động bởi nhiều yếu tố như là ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, của lối sống phương Tây, của trình độ dân trí và ý thức pháp luật trong một bộ phận nhân dân. Theo quy định của pháp luật, nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không được công nhận là vợ chồng. Trên thực tế, việc “kết hôn” không đăng ký sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp như sau một thời gian chung sống, các bên có con chung, tài sản chung thì giữa họ nảy sinh mâu thuẫn và yêu cầu ly hôn; lại có trường hợp sau khi chung sống, một trong hai bên lại đăng ký kết hôn với người khác. Để tìm hiểu về vấn đề này, em mạnh dạn chọn đề tài: “Tình trạng nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn ngày càng phổ biến. Hãy nêu quan điểm cá nhân về hiện tượng này” cho bài tập học kỳ của mình.
B. NỘI DUNG
I. Khái quát chung về tình trạng nam nữ sống chung như vợ chồng.
1. Khái niệm.
Trong xã hội hiện nay, tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về “nam nữ chung sống như vợ chồng”. Theo quy định tại điểm d mục 2 Thông tư liên tịch của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ tư pháp số 01/2001/TTLT - TANDTC - VKSNDTC – BTP ngày 03 tháng 01 năm 2001 thì “Được coi nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng, nếu họ có đủ điều kiện để kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau;
- Việc họ về chung sống với nhau được gia đình (một bên hay cả hai bên) chấp nhận;
- Việc họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến;
- Họ thực sự có chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình.”
Dưới góc độ pháp lý thì “nam nữ chung sống như vợ chồng” là trường hợp nam nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật nhưng không đăng ký kết hôn. Về nguyên tắc pháp luật không công nhận trường hợp này là vợ chồng. Tuy nhiên, trên thực tế, các bên nam nữ vẫn chung sống với nhau như vợ chồng và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng với nhau, với gia đình và với xã hội.
Về bản chất: đây là quan hệ vợ chồng mà quan hệ đố không được xác lập theo thủ tục và trình tự pháp lý nhất định nhưng lại đã và đang tồn tại trên thực tế. Hai bên chung sống với nhau như vợ chồng, thực sự coi nhau là vợ chồng và thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng với nhau, với gia đình và với xã hội. Vì vậy, trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng và hôn nhân có đăng ký kết hôn về bản chất là giống nhau.
Nam nữ chung sống như vợ chồng có các đặc điểm:
Thứ nhất: nam nữ có điều kiện kết hôn nhưng chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã có quy định về các điều kiện để kết hôn. Trong trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng, hai bên nam nữ có đủ điều kiện kết hôn nhưng xuất phát từ một vài lý do mà các bên không tiến hành đăng ký kết hôn. Ví dụ như ở các tỉnh miền núi, do phong tục tập quán, kết hôn chỉ cần sự chứng kiến của già làng nên việc đăng ký kết hôn khi lấy vợ, lấy chồng vẫn chưa được người dân biết đến và quan tâm. hay ở thành phố với lối sống “nhà nào biết nhà đấy” và do sự ảnh hưởng mạnh mẽ của tư tưởng tự do cá nhân đã tạo điều kiện cho việc nam nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn diễn ra phổ biến. Đây chính là một đặc điểm cơ bản để phân biệt với trường hợp nam nữ không đủ điều kiện kết hôn hay trường hợp kết hôn trái pháp luật. Đối với các trường hợp nam nữ không đủ điều kiện kết hôn hay kết hôn trái pháp luật, các bên nam nữ đều không đủ điều kiện kết hôn có thể là về độ tuổi, về ý chí tự nguyện hay vi phạm điều cấm của xã hội không thể đăng ký kết hôn hay mặc dù có đăng ký kết hôn nhưng cũng không được công nhận là vợ chồng. Còn trong trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng, hai bên không hề vi phạm những điều kiện về kết hôn theo quy định của pháp luật. Về nội dung giữa hôn nhân hợp pháp và nam nữ chung sống như vợ chồng không có sự khác biệt. Chính vì vậy, hành vi chung sống như vợ chồng của hai bên hoàn toàn không vi phạm pháp luật. Về mặt hình thức, nam nữ chung sống như vợ chồng là trường hợp nam nữ chung sống nhưng giữa họ không có Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn do cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn cấp. Điều đó có nghĩa là giữa họ trong quan hệ hôn nhân không có chứng cứ về mặt pháp lý để khẳng định họ là vợ chồng. Theo quy định của pháp luật, nam nữ chung sống như vợ chồng không được công nhận là vợ chồng. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa hôn nhân có đăng ký và trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.
Thứ hai: trong thời gian chung sống như vợ chồng, hai người thực sự coi nhau là vợ chồng. Đây là điểm có thể giúp ta phân biệt với trường hợp nam nữ sống chung tạm bợ. Việc đánh giá việc hai người có coi nhau là vợ chồng thực sự là vấn đề phức tạp. Bởi lẽ đây thuộc về ý thức chủ quan của con người, tùy thuộc vào từng hoàn cảnh và thời điểm khác nhau.
Thứ ba: khi bắt đầu chung sống, hai người muốn chung sống lâu dài và ổn điịnh. Đây là đặc điểm để phân biệt với khái niệm “hôn nhân thử nghiệm”. Đối với “hôn nhân thử nghiệm”, trước khi chung sống, các bên thỏa thuận sẽ “thử” chung sống với nhau như vợ chồng, “thử” thực hiện các quyền và nghĩa vụ cơ bản của vợ chồng. Nếu sau một thời gian chung sống, các bên thấy phù hợp thì sẽ lúc này sẽ tiến hành đăng ký kết hôn, còn trường hợp không thấy phù hợp với nhau nữa thì các bên sẽ “đường ai nấy đi”. Còn trong trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng, hai bên mong muốn xây dựng một gia đình hạnh phúc nên từ khi bắt đầu chung sống, họ đã có ý định gắn bó lâu dài với nhau.
2. Sơ lược lịch sử các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề nam nữ sống chung như vợ chồng.
Luật hôn nhân và gia đình năm 1959. Về nguyên tắc không thừa nhận trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng là vợ chồng. Điều 11 có quy định: “Việc kết hôn phải được Ủy ban hành chính cơ sở nơi trú quán của bên người con trai hay bên người con gái công nhân và ghi vào sổ kết hôn. Mọi hình thức kết hôn khác đều không có giá trị về mặt pháp luật". Tuy nhiên, xuất phát từ hoàn cảnh đất nước mà việc đăng ký kết hôn nhiều khi gặp khó khăn. Hơn nữa, do trình độ nhận thức của người dân nói chung và trình độ hiểu biết pháp luật nói riêng còn thấp nên thực tế xảy ra nhiều trường hợp nam nữ lấy nhau không đăng ký kết hôn. Để bảo vệ quyền lợi của các bên, pháp luật công nhận quan hệ giữa họ là vợ chồng. Tại thông tư s...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status