Tiểu luận Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành - Lý luận và thực tiễn - pdf 13

Download miễn phí Tiểu luận Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành - Lý luận và thực tiễn



Hoạt động bào chữa hay bảo vệ của Luật sư tập trung vào hai nội dung: làm sáng tỏ các tình tiết, góp phần xác định sự thật khách quan của vụ án và nhận thức áp dụng đúng các quy định của pháp luật vào trường hợp cụ thể. Để làm được điều đó, Luật sư không chỉ nghiên cứu hồ sơ vụ án, mà phải thực hiện việc thu thập chứng cứ, yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng là sáng tỏ những nội dung cần thiết, tích cực tham gia vào các hoạt động tố tụng để một mặt có đủ chứng cứ cho việc bào chữa; mặt khác hạn chế các vi phạm tố tụng từ phía cơ quan, người tiến hành tố tụng. Trong thực tế, Luật sư rất ít khi tham gia vào quá trình chứng minh, không thực hiện nghĩa vụ chứng minh theo quy định của BLTTHS; chỉ thoả mãn với việc nghiên cứu hồ sơ vụ án. Nhiều trường hợp, do nghiên cứu hồ sơ không kỹ, không tham gia vào quá trình tố tụng và nắm nội dung vụ án không chắc, tại phiên toà thay cho việc chứng minh, lập luận để thuyết phục người khác, nhiều luật sư chỉ đưa ra các tình tiết giảm nhẹ và đề nghị Toà án khoan hồng cho bị cáo; thậm chí có trường hợp có lời lẽ và hành động xúc phạm người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39169/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

iết xác định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo. Tùy theo mỗi giai đoạn tố tụng, khi thu thập được tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án, thì người bào chữa có trách nhiệm giao cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Việc giao nhận các tài liệu, đồ vật đó giữa người bào chữa và cơ quan tiến hành tố tụng phải được lập biên bản theo quy định tại Điều 95 của BLTTHS 2003.
Các biện pháp mà pháp luật quy định cho người bào chữa để thực hiện nhiệm vụ của mình là tham gia các cuộc hỏi cung, tham gia vào hoạt động điều tra khác, gặp gỡ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người thân thích của những người này để thu thập các tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa hay thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác. Người bào chữa không được sử dụng các biện pháp bào chữa trái pháp luật như mua chuộc, dụ dỗ người làm chứng, người bị hại, người tiến hành tố tụng...
Việc giao tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa cho cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án là trách nhiệm của người bào chữa. Pháp luật ghi nhận người bào chữa có quyền thu thập các đồ vật, tài liệu liên quan đến việc bào chữa nhằm tạo điều kiện cho người bào chữa hoàn thành nhiệm vụ của mình là bào chữa, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo chứ không phải thu thập các tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án nhằm mục đích riêng nào khác của người bào chữa, bởi vậy, khi thu thập được các tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án người bào chữa có trách nhiệm giao cho cơ quan tiến hành tố tụng. Tùy từng giai đoạn tố tụng, những tài liệu, đồ vật đó sẽ được giao cho cơ quan điều tra, viện kiểm sát hay tòa án. Việc giao nhận các tài liệu, đồ vật đó giữa người bào chữa và cơ quan tiến hành tố tụng phải được lập biên bản theo quy định tại Điều 95 BLTTHS năm 2003.
- Giúp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Nghĩa vụ của người bào chữa trong tố tụng hình sự không chỉ nhằm bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo mà với tư cách là người hiểu biết pháp luật họ còn phải giúp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp của họ như tư vấn cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo để họ thực hiện tốt nhất các quyền của mình trong tố tụng để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Ví dụ, khi điều tra viên có những hành vi xâm hại một cách trái pháp luật tới quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, người bào chữa có thể giúp bị can khiếu nại với hành vi trái pháp luật đó của điều tra viên.
- Không được từ chối bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo mà mình đã đảm nhận bào chữa, nếu không có lý do chính đáng.
- Tôn trọng sự thật và pháp luật; không được mua chuộc, cưỡng ép hay xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật. Khi tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bào chữa có nghĩa vụ tôn trọng sự thật và pháp luật. Họ chỉ được sử dụng các biện pháp hợp pháp để thực hiện việc bào chữa, không được bóp méo sự thật của vụ án, biến không thành có, biến có thành không; họ phải tôn trọng và triệt để tuân thủ các quy định của pháp luật và không được mua chuộc, cưỡng ép hay xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp các tài liệu sai sự thật cho các cơ quan tiến hành tố tụng.
- Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án. Thông thường, người bào chữa tham gia phiên tòa sơ thẩm để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo. Nếu vụ án được xét xử ở cấp phúc thẩm mà có liên quan đến bị cáo hộ nhận bào chữa, tòa án xét xử phúc thẩm sẽ triệu tập người bào chữa tham gia phiên tòa. Đối với thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm, chỉ những trường hợp cần thiết thì tòa án mới triệu tập người bào chữa. Khi được triệu tập ở bất cứ cấp xét xử nào người bào chữa có nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập. Việc có mặt tại tòa án theo giấy triệu tập của tòa án vừa là nghĩa vụ, vừa là quyền của người bào chữa. Họ phải có mặt theo giấy triệu tập của tòa án để thực hiện nhiệm vụ bào chữa của mình và đồng thời họ cũng được có mặt tại phiên tòa để thực hiện quyền tham gia xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa theo quy định tại điểm h Khoản 2 Điều 58 BLTTHS 2003.
- Không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết được khi thực hiện việc bào chữa, không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ án vào mục đích xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân. BLTTHS ghi nhận người bào chữa có quyền có mặt khi lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can, có mặt trong các hoạt động điều tra khác để thu thập các thông tin cần thiết cho việc bào chữa của mình. Trong quá trình tham gia các hoạt động điều tra, người bào chữa có thể biết được những bí mật điều tra, theo quy định tại Khoản 3 Điều BLTTHS năm 2003, người bào chữa không được tiết lộ những bí mật điều tra mà mình biết. Sau khi kết thúc điều tra, người bào chữa có quyền đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa, họ chỉ được phép sử dụng những tài liệu, tình tiết đó cho mục đích bào chữa cho bị can, bị cáo mà không được sử dụng vào mục đích xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
- Ngoài việc quy định nghĩa vụ cuả người bào chữa, tại khoản 4 Điều 58 BLTTHS năm 2003 còn quy định quyền, trách nhiệm của người bào chữa khi “làm trái pháp luật”, cụ thể là: “Người bào chữa làm trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa, xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”.
III. Thực tiễn về sự thực hiện quyền và nghĩa vụ của người bào chữa
1. Thực tiễn về vấn đề thực hiện quyền và nghĩa vụ của người bào chữa trong tố tụng hình sự
a. Về phía người bào chữa:
Người bào chữa là Luật sư:
BLTTHS được hoàn thiện là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động bào chữa, hoạt động bảo vệ quyền lợi của Luật sư được nâng lên. Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử những năm qua cho thấy rằng hoạt động của Luật sư đã góp phần rất quan trọng vào việc thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ quyền lợi của đương sự; góp phần giải quyết đúng đắn, khách quan các vụ án hình sự. Đặc biệt, việc tham gia tố tụng của Luật sư đã thể hiện đượ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status