Tiểu luận Vai trò của hội đồng bảo an theo qui định của hiến chương liên hợp quốc và thực tiễn hoạt động của liên hiệp quốc - pdf 13

Download miễn phí Tiểu luận Vai trò của hội đồng bảo an theo qui định của hiến chương liên hợp quốc và thực tiễn hoạt động của liên hiệp quốc



Ngày 24/10/1945, hiến chương liên hợp quốc có hiệu lực và liên hợp quốc được thành lập. Những mục đích được nêu ra của Liên Hiệp Quốc là ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ nhân quyền, cung cấp một cơ cấu cho luật pháp quốc tế, và để tăng cường tiến bộ kinh tế, xã hội, cải thiện các điều kiện sống và chống lại bệnh tật. Trong hơn 60 năm hoạt động của mình thì liên hợp quốc đã đạt được có những đóng góp tích cực trên nhiều phương diện, để đánh giá về hoạt động của liên hợp quốc chúng ta sẽ tập trung chủ yếu ở một số lĩnh vực sau :
+ Hoạt động gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới : Trong thời gian chiến tranh lạnh, mâu thuẫn giữa hai phe đông tây thì hoạt động gìn giữ hòa bình ra đời như là biện pháp giúp các bên tránh xung đột vũ trang. Lính gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc được gửi tới nhiều vùng nơi các cuộc xung đột quân sự mới chấm dứt, nhằm buộc các bên tôn trọng các thỏa thuận hòa bình và ngăn chặn tình trạng thù địch tái diễn, ví dụ tại Đông Timor cho tới khi nước này giành độc lập năm 2001.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39133/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Lời mở đầu :
Việc ra đời của liên hợp quốc được coi là thành tựu lớn lao và có ý nghĩa chính trị quan trọng trong lĩnh vực quan hệ quốc tế liên quốc gia và hợp tác quốc tế. Liên hợp quốc là tổ chức quốc tế phổ cập được lập ra với nhiệm vụ chính là duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Trong số các cơ quan được thành lập theo qui định của hiến chương, Hội đồng bảo an liên hợp quốc có vai một vị trí và cai trò đặc biệt quan trọng xuất phát từ chính chức năng, thẩm quyền của mình. Theo điều 24 của hiến chương liên hợp quốc, Hội đồng bảo an chịu trách nhiệm chính trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
Nội dung :
I . Vai trò của hội đồng bảo an theo qui định của hiến chương liên hợp quốc :
Hội đồng Bảo an (HĐBA) Liên Hiệp Quốc là cơ quan chính trị quan trọng nhất và họat động thường xuyên của Liên Hiệp Quốc(LHQ), chịu trách nhiệm chính về việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. HĐBA có những chức năng và quyền hạn : Gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới phù hợp với các nguyên tắc và mục đích củaLHQ, đề ra các kế hoạch xây dựng hệ thống sử dụng các lực lượng vũ trang, kêu gọi các bên tham gia tranh chấp giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, điều tra mọi tranh chấp hay mọi tình thế có thể dẫn đến sự bất hòa quốc tế, và khuyến nghị các biện pháp điều chỉnh hay giải quyết các tranh chấp, xác định việc có một mối đe doạ đến hòa bình hay có một hành động xâm lược và khuyến nghị hành động cần tiến hành, kêu gọi các bên liên quan thi hành các biện pháp tạm thời cần hay nên làm để ngăn chặn tình thế trở nên trầm trọng hơn, kêu gọi các thành viên LHQ áp dụng các biện pháp không liên quan tới sử dụng vũ lực - chẳng hạn như các biện pháp trừng phạt - nhằm làm cho các quyết định của HĐBA có hiệu lực, sử dụng hay cho phép sử dụng vũ lực nhằm gìn giữ và khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế, khuyến khích giải quyết hòa bình các xung đột khu vực thông qua các cơ chế khu vực và sử dụng các cơ chế khu vực đó để hành động cưỡng chế theo thẩm quyền của mình, khuyến nghị Đại hội đồng việc bổ nhiệm Tổng Thư ký LHQ và cùng với Đại hội đồng, bầu các Thẩm phán Tòa án Quốc tế, yêu cầu Tòa án Quốc tế cho ý kiến tư vấn về bất kỳ vấn đề pháp lý nào, khuyến nghị Đại hội đồng việc chấp thuận thành viên mới của LHQ( Bài viết :Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc tại trang web : baomoi.com.vn
). Quyền hạn của hội đồng bảo an được ghi nhận trong Chương VI, VII và chương XII của hiến chương liên hợp quốc và tập trung chính vào 2 lĩnh vực, đó là giải quyết tranh chấp quốc tế và hành động khi hòa bình bị de dọa và có hành vi xâm lược.
Để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế Hội đồng bảo an có nghĩa vụ yêu cầu giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình. Nếu các bên tham gia vào tranh chấp quốc tế có thể đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế, không thể tự giải quyết bằng phương pháp hòa bình, vụ tranh chấp đã phát sinh thì Hội đồng bảo an khi xét thấy cần thiết : Yêu cầu các bên đương sự giải quyết việc tranh chấp của họ bằng phương pháp hòa bình theo sự lựa chọn của họ. ( Đ 33 khoản 2 ). Trước hết Hội đồng bảo an dành quyền chủ động, tích cực cho chính các bên tranh chấp bằng các phương pháp hòa bình như đàm phán, trung gian, hòa giải, trọng tài hay các biện pháp hòa bình khác theo sự lựa chọn của các bên liên quan. Vai trò ở đây của Hội đồng bảo an là dừng lại ở mức độ xác định mức độ ảnh hưởng của tranh chấp đối với hòa bình an ninh quốc tế, và kêu gọi giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Tuy nhiên khi mà các bên không thể giải quyết được được bằng biện pháp hòa bình thì Hội đồng bảo an có quyền áp dụng bất kì thủ tục hay cách giải quyết tranh chấp nào mà Hội đồng bảo an đánh giá là hợp lý ( điều 37 ). Do đó mà vai trò của Hội đồng bảo an trở lên rất quan trọng, các tranh chấp mà Hội đồng bảo an xem xét, giải quyết là các tranh chấp có khả năng đe dọa đến hòa bình, an ninh quốc tế thường là tranh chấp về chủ quyền quốc gia, lãnh thổ ( Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và vấn đề duy trì hoà bình và an ninh quốc tế _ tạp chí luật học năm 2005/ Đặc san 60 năm Liên hợp quốc.
)….
Theo hiến chương liên hợp quốc - hội đồng bảo an là một cơ quan duy nhất của LHQ có quyền hạn trong việc dùng hành động để giữ gìn nền hòa bình và an ninh quốc tế. Việc xác định tình hình thực tế là của Hội đồng bảo an là cơ sở quan trọng để liên hợp quốc triển khai các hoạt động tiếp theo về gìn giữ hòa bình. Do đó hội đồng bảo an có quyền :
+ Yêu cầu các nước phải thực hiện những biện pháp tạm thời ( như đình chiến, rút quân về vị trí ban đầu ), nhăm ngăn chặn không làm cho tình hình xấu đi. ( Điều 40 hiến chương ). Những biện pháp tạm thời này không được làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên liên quan.
+ Khi tình hình trở lên xấu đi Hội đồng bảo an có quyền áp dụng những biện pháp phi vũ trang như cắt đứt toàn phần hay toàn bộ quan hệ kinh tế, đường sắt, đường biển, kể cả việc cắt đứt quan hệ ngoại giao đối với quốc gia thực hiện hành vi đe dọa, phá hoại hòa bình hay hành vi xâm lược ( Điều 41 ) .
+ Nếu như hội đồng bảo an xem xét thấy những biện pháp phi vũ lực như trên là không thích hợp hay tỏ ra là không thích hợp thì Hội đồng bảo an có quyền áp dụng mọi hành động của hải, lục, không quân mà Hội đồng bảo an xét thấy cần thiết cho việc duy trì hay khôi phục hoà bình và an ninh quốc tế. Những hành động này có thể là những cuộc biểu dương lực lượng, phong toả và những cuộc hành quân khác, do các lực lượng hải, lục, không quân của các quốc gia thành viên Liên hợp quốc thực hiện. Hiến chương còn qui định khi hội đồng bảo an quyết định dùng hành động cưỡng chế các nước thành viên phải cung cấp một số quân đội cần thiết, viện trợ và giúp đỡ phương tiện phục vụ… để góp phần bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới ( điều 43 ). Các kế hoạch sử dụng lực lượng vũ trang đều do hội đồng bảo an lập ra với sự giúp đỡ của ban tham mưu quân sự.( Điều 46 hiến chương ).
Các biện pháp vũ trang hay phi vũ trang được hội đồng bảo an áp dụng với mục đích trừng phạt và hạn chế các hành vi vi phạm của các quốc gia đã thực hiện hành vi đe dọa, phá hoại hòa bình hay hành vi xâm lược. Các biện pháp này là các biện pháp cưỡng chế của hội đồng bảo an và nhân danh liên hợp quốc đối với các quốc gia thành viên và không cần sự chấp thuận của các bên tranh chấp. (khi làm những nghĩa vụ do trách nhiệm ấy đặt ra, thì Hội đồng bảo an hành động với tư cách thay mặt cho các thành viên của Liên hợp quốc”. ( khoản 1 điều 24 ) ). Các biện pháp mang tính cưỡng chế này chỉ được sử dụng trong những trường hợp đặc biệt, không ngoài mục đích chung và lợi ích của cả cộng đồng và các biện pháp khác đã không có tác dụng.( Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và vấn đề duy trì hoà bình và an ninh quốc tế _ tạp chí luật học năm 2005
)
II . Thực tiễn...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status