Bài giảng luật so sánh - pdf 13

Download miễn phí Bài giảng luật so sánh



Mối tương quan giữa luật công bằng và thông luật
Luật công bằng chỉ được xem là 1 bộ phận bổ sung cho thông luật
· Các thẩm phán của tòa công bằng tự nhìn nhận và đưa ra nguyên tắc “luật công bằng đi sau thông luật” luật công bằng ra đời chỉ đóng vai trò hỗ trợ giúp cho thông luật hoàn thiện hơn. Chỉ khi thông luật không điều chỉnh được hay không điều chỉnh hết thì luật công bằng mới giải quyết ( Ví dụ khi không có trát, khi phán quyết của thông luật không thỏa đáng do chỉ có chế tài phạt tiền ). Luật công bằng đưa ra nguyên tắc này nhằm tránh gây ra xung đột với các tòa án hoàng gia luôn tìm cách bảo vệ sự độc quyền của mình trong xét xử
· Các phán quyết của tòa công bằng không chỉ được áp dụng trong tòa công bằng mà còn được các thẩm phán của tòa thông luật tham khảo với tư cách là những lẽ phải, lẽ công bằng để bổ sung cho “luật”
Tuy nhiên khi giải quyết các vụ việc các thẩm phán của tòa công bằng luôn đặt công bằng và lẽ phải lên hàng đầu để xem xét vụ việc có xâm phạm đến công lý, đạo đức hay không. Nếu có thì đơn thỉnh cầu sẽ được chấp nhận. Chính vì thủ tục tố tụng đơn giản đã khiến cho người có lợi ích bị xâm phạm dễ dàng tiếp cận được với công lý hơn ở tòa thông luật nên uy tín của tòa công bằng ngày càng cao.
Về pháp lý, từ 1621, viện nguyên lão bắt đầu xem xét các phán quyết của tòa công bằng, đồng nghĩa với việc tòa công bằng đã có vị trí ngang với tòa thông luật.
Như vậy tính đến trước cuộc cải cách tòa án, nước Anh đã có 2 hê thống tòa án tồn tại độc lập với nhau. Trong đó mỗi tòa án áp dụng 1 thủ tục tố tụng riêng, qui phạm pháp luật riêng.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39148/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ẩm và phúc thẩm. Tuy nhiên đối với nhánh tòa hành chính, nguyên tắc này không được tuân thủ tuyệt đối. Trong 1 số trường hợp đặc biệt hội đồng nhà nước còn có chức năng xét xử sơ thẩm. Tòa phá án không có chức năng xét xử sơ thẩm. Tòa án tối cao trong 1 số trường hợp có thể tạo ra án lệ
Không có sự phân định giữa tòa dân sự và tòa hình sự 1 cách độc lập như ở Anh mà trong 1 tòa sẽ có các tiểu tòa là tiểu tòa dân sự và tiểu tòa hình sự
Chế định bồi thẩm đoàn được áp dụng duy nhất chỉ ở tòa án hình sự đặc biệt
3.2 Nhánh tòa thẩm quyền chung
3.2.1 Các tòa sơ thẩm
Tòa dân sự thẩm quyền hẹp
Được tổ chức theo nguyên tắc lãnh thổ mà không phụ thuộc vào đơn vị hành chính và ở mỗi huyện sẽ có ít nhất 1 tòa. Hiện tại Pháp có 455 tòa này.
Về tổ chức, tòa này không có biên chế thẩm phán độc lập mà chỉ có các thẩm phán được biệt phái từ tòa sơ thẩm dân sự thẩm quyền chung với nhiệm kỳ 3 năm
Về thẩm quyền : đối với các vụ việc dân sự có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp có giá trị dưới 10,000 EUR. Đối với các vụ việc hình sự thì có mức hình phạt cao nhất là 6 năm tù hay phạt tiền đến 3,000 EUR.
Về thủ tục xét xử : thường được xét xử bởi 3 thẩm phán. Đối với các vụ việc nhỏ gọn thì được giải quyết bởi 1 thẩm phán.
Cấp phúc thẩm : những bản án từ tòa này sẽ được giải quyết theo trình tự phúc thẩm tại các tòa phúc thẩm vùng
Giới hạn thẩm quyền phúc thẩm : những tranh chấp giá trị dưới 4,000 EUR thì sẽ không được xét xử phúc thẩm. Tuy nhiên có khả năng được xét xử theo trình tự phá án tại tòa phá án nước Pháp.
Tòa dân sự thẩm quyền chung
Toàn nước Pháp có 181 tòa loại này (6 tòa hải ngoại + 175 tòa quốc nội ) và ở mỗi tỉnh sẽ có ít nhất 1 tòa.
Về cơ cấu tổ chức, số lượng thẩm phán chuyên nghiệp tại các tòa này phụ thuộc vào khối lượng công việc mà nó đảm nhiệm
Trong tòa này sẽ có các tiểu tòa dân sự và các tiểu tòa hình sự. Phụ thuộc vào khối lượng công việc mà nó giải quyết thì số lượng tiểu tòa cũng khác nhau. Ví dụ : Pari có 30 tiểu tòa trong khi Nancy chỉ có 3 tiểu tòa
Thủ tục xét xử : được xét xử bởi 1 hay 3 thẩm phán chuyên nghiệp
Về thẩm quyền : đối với các vụ việc dân sự có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp có giá trị trên 10,000 EUR. Đối với các vụ việc hình sự thì có mức hình phạt là 6 năm tù trở lên hay phạt tiền từ 3,750 EUR trở lên
Cấp phúc thẩm ( tòa phúc thẩm vùng ) xét xử những bản án từ tòa sơ thẩm
Giới hạn thẩm quyền phúc thẩm : không đặt ra những giới hạn về thẩm quyền xét xử
Tòa vi cảnh :
được xét xử bởi 1 viên cảnh sát và hình thức phạt tiền tối đa là 1000 EUR đối với các hành vi vi phạm luật giao thông, hay các tội hình sự nhẹ
Tòa hình sự đặc biệt
Cơ cấu tổ chức : bao gồm 1 chánh án và 2 thẩm phán từ tòa phúc thẩm vùng hay tòa dân sự sơ thẩm thẩm quyền chung được biệt phái theo vụ việc mà không có biên chế riêng
Thẩm quyền : xét xử các vụ án hình sự nghiêm trọng như tội giết người, khủng bố, xâm phạm an ninh quốc gia với hình phạt tù từ 10 năm cho đến chung thân
Thủ tục xét xử : được xét xử bởi 3 thẩm phán và sử dụng chế định bồi thẩm đoàn. Bản án của tòa án này chỉ được xem xét lại ở tòa phá án
Các tòa đặc biệt khác : tòa thương mại, tòa lao động, tòa nông nghiệp
Sử dụng lực lượng là các thẩm phán hòa bình, là những người có chuyên môn trong lĩnh vực cụ thể, làm việc không hưởng lương
Cấp phúc thẩm : được giải quyết tại tòa phúc thẩm vùng
3.2.2 Các tòa phúc thẩm
Toàn nước Pháp có 35 tòa phúc thẩm vùng được tổ chức theo không gian lãnh thổ. Mỗi tòa phúc thẩm vùng sẽ có trách nhiệm xét xử phúc thẩm từ các bản án sơ thẩm của các tòa sơ thẩm trong phạm vi vùng mà nó phụ trách
Thẩm quyền xét xử : xét xử cả về tình tiết lẫn nội dung của pháp luật, các bản án dân sự và hình sự
Thủ tục xét xử : từ 3 đến 7 thẩm phán từ các ban liên quan đến bản chất của vụ việc
3.2.3 Các tòa phá án
Chức năng :
Đây là cấp cao nhất của nhánh tòa tư pháp có chức năng thống nhất việc áp dụng pháp luật trong phạm vi cả nước đối với nhánh tòa tư pháp ( giống Việt nam về áp dụng pháp luật )
Thẩm quyền :
chỉ xem xét việc áp dụng pháp luật của các bản án bị kháng cáo kháng nghị ( không bao giờ xem xét lại mặt tình tiết , nội dung của bán án )
Các bản án được phép kháng cáo kháng nghị lên tòa án tối cao bao gồm : bản án bị giới hạn thẩm quyền phúc thẩm, bản án của các tòa đặc biệt, bản án bị phúc thẩm
Kết quả của hoạt động xem xét sẽ cho ra 2 loại quyết định : giữ nguyên bản án ( có giá trị chung thẩm ) hủy bản án ( đây là tên gọi của tòa phá án ) bằng cách trả lại cho 1 tòa án cấp dưới khác cùng cấp với tòa đã ra bản án bị kháng cáo, kháng nghị hay trả lại cho chính tòa án đã ra bản án nhưng sẽ giao cho hội đồng xét xử khác hòa toàn.
Chú ý : Khi trả bản án lần 1 thì tòa phá án có quyền đưa ra ý kiến của mình nhưng các tòa án cấp dưới không bắt buộc tuân theo. Hệ quả là tòa án cấp dưới vẫn có thể xét xử khác đi, dẫn đến kháng cáo kháng nghị lần 2.Nhưng nếu tòa phá án tiếp tục trả lại bản án lần thứ 2 thì ý kiến của tòa phá án bắt buộc tòa án cấp dưới phải tuântheo.
Hội đồng xét xử của tòa phá án thường có từ 3-5 thành viên ở lần phá án thứ nhất, nhưng tất cả các thành viên của tòa phá án sẽ phải tham gia ở lần thứ hai,.
Chú ý
Tòa phá án Pháp chỉ xem xét lại việc áp dụng pháp luật của các tòa khác
Tòa tối cao Việt nam cũng có chức năng xét xử phúc thẩm
Tòa tối cao Mỹ có chức năng xét xử sơ thẩm và phúc thẩm
Tại sao việc thống nhất pháp luật là đặc điểm của các nước châu Âu lục địa, rất quan trọng đối với pháp luật thành văn ?
3.3 Nhánh tòa hành chính
Xét xử các vụ việc mang yếu tố công ( khác với nhánh tòa thẩm quyền chung xét xử các vụ việc mang yếu tố tư ).
Điều đặc biệt của nhánh tòa hành chính không chỉ có chức năng xét xử mà còn có chức năng tư vấn cho hành pháp ( trừ tòa phúc thẩm hành chính )
Về phân cấp, nhánh tòa hành chính cũng được chia ra 3 cấp tòa rõ ràng :
tòa hành chính sơ thẩm,
tòa hành chính phúc thẩm,
tối cao pháp viện ( hội đồng nhà nước, tham chính viện )
Khác với nhánh tòa tư pháp, nhánh tòa hành chính không có sự phân định rõ ràng về cấp xét xử. Hội đồng nhà nước vừa có chức năng xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét xử phá án ( xem xét lại việc áp dụng pháp luật )
Hội đồng nhà nước ( tham chính viện )
Chức năng tư vấn của hội đồng nhà nước:
Có 2 trường hợp bắt buộc phải có sự tham vấn của hội đồng nhà nước nhưng ý kiến tham vấn này không bắt buộc phải tuân theo
Khi chính phủ chuẩn bị trình 1 dự án luật lên nghị viện
Khi nghị viện qui định rõ ràng bằng văn bản rằng nghị định của chính phủ hướng dẫn thi hành 1 đạo luật nào đó bắt buộc phải có ý kiến của hội đồng nhà nước
Ngoài ra bắt đầu từ 1963, hội đồng nhà nước có thêm 1 chức năng là đề xuất các cải cách cần thiết đối với hệ th
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status