Tiểu luận Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam từ năm 1999 đến năm 2009 - Kiến nghị và giải pháp - pdf 13

Download miễn phí Tiểu luận Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam từ năm 1999 đến năm 2009 - Kiến nghị và giải pháp



Có thể nhận thấy 1 thực tế, trong từng năm 1999, 2000, 2001, tốc độ tăng CPI chỉ ở mức rất thấp chỉ dừng lại ở mức 1 con số. Thậm chí năm 2000 còn giảm phát khi tỷ lệ lạm phát giảm 0,6%.
Song hai năm sau đó chứng kiến sự tăng trở lại của lạm phát, mở đầu là năm 2002 với tỷ lệ lạm phát là 4%, năm 2003 là 3%. Ba năm sau đó, lạm phát đã tăng với 1 tốc độ nhanh chóng, duy trì ở mức dưới 10%, cụ thể là: năm 2004 tỷ lệ lạm phát là 9,5% (tăng 216,7 % so với 2003), năm 2005 là 8,4 và năm 2006 là 6,6%.
Ba năm trở lại đây, lạm phát tiếp tục tăng nhanh trong hai năm 2008, 2009 và giảm đi đáng kể vào năm 2009. Cụ thể là lạm phát đã đạt ngưỡng 2 con số lần lượt là 12,36% và 24,4% vào các năm 2007 và 2008. Tuy vậy, đến năm 2009, tỷ lệ lạm phát lại đột biến giảm xuống còn 7%.
=> Có thể thấy, theo từng năm, sự thay đổi mức lạm phát của Việt Nam rất biến động.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39114/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

A – LỜI MỞ ĐẦU.
Hiện nay, nền kinh tế của toàn thế giới có nhiều sự thay đổi, các quốc gia dần chuyển mình để hoà nhập với xu thế toàn cầu hoá. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế có nhiều vấn đề bất cập xảy ra. Một trong những vấn đề nổi cộm luôn song hành với nền kinh tế thị trường chính là lạm phát. Từ lâu, lạm phát đã trở thành một vấn đề vĩ mô mà hầu hết các quốc gia gặp phải.
Ở Việt Nam, vấn đề lạm phát cũng không phải là một ngoại lệ. Trong những năm đầu của thế kỉ 21, việc kiềm chế lạm phát, giữ vững sự phát triển ổn định của nền kinh tế là một mục tiêu quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân ở nước ta. Chính vì thế, bài tiểu luận sau đây của em xin đi sâu tìm hiểu về tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam từ năm 1999 đến năm 2009 cũng như những giải pháp để kiểm soát lạm phát trong thời gian tới.
B – NỘI DUNG CHÍNH.
I – Cơ sở lí luận:
1. Khái niệm “lạm phát”:
- Quan niệm của các nhà kinh tế học trước kia: Lạm phát là sự gia tăng của mức giá chung trong một khoảng thời gian nào đó. Nếu lạm phát xảy ra 1 lần, đơn lẻ thì không là căn bệnh đáng quan tâm. Chỉ khi lạm phát kéo dài và trở thành chu trình dai dẳng thì khi đó mới thật sự nguy hiểm tới tình hình kinh tế của 1 quốc gia.
- Quan niệm của các nhà kinh tế học hiện đại: Lạm phát là sự gia tăng liên tục và kéo dài của mức giá chung. Có các mức giá chung hay chỉ số giá cả để đánh giá lạm phát:
+ Chỉ số giảm phát: GNP danh nghĩa / GNP thực tế hay (GNPn)/(GNPr)
+ Chỉ số giá hàng tiêu dùng: CPI.
+ Chỉ số giá hàng tư liệu sản xuất: PPI
2. Thước đo lạm phát:
Tỷ lệ lạm phát là thước đo tình trạng lạm phát trong 1 thời kì:
CPIt – CPI(t-1) Tính theo CPI, trong đó:
i% = x 100% i%: tỷ lệ lạm phát.
CPI(t-1) t : thời điểm tính toán.
3. Quy mô lạm phát: (thể hiện ở 3 mức độ)
- Lạm phát vừa phải: i% < 10%, không có tác động đáng kể đến nền kinh tế.
- Lạm phát phi mã: 10% <= i% < 200%, có tác động mạnh đến nề kinh tế nếu kéo dài có thể gây biến dạng nghiêm trọng.
- Siêu lạm phát: i% >= 200%, tình trạng lạm phát đột biến với tốc độ cao, gây ra những hậu quả kinh tế nặng nề.
Ngoài ra, nếu kết hợp cả yếu tố thời gian và mức độ lạm phát, người ta có thể phân lạm phát thành 2 loại là kinh niên, nghiêm trọng và siêu lạm phát.
4. Tác hại của lạm phát:
Lạm phát thể hiện qua 2 kiểu tăng giá. Một là giá hàng hóa tăng đều đặn qua các thời kì (hầu như không xảy ra trong thực tế). Thứ 2 là Giá các hàng hóa tăng không đều nhau, tốc độ tăng giá và tăng lương khồn đồn thời. Trong trường hợp thứ 2, khi giá tương đối (tỷ giá giữa các hàng hóa) thay đổi dẫn đến các tác hại là:
Giá tương đối thay đổi => phân phối lại thu nhập và của cải giữa các cá nhân, tập đoàn, nhóm người trong xã hội => tiền lương giảm sút.
Giá tương đối thay đổi => có thể tạo ra những biến dạng cơ cấu sản xuất, việc làm mới không phù hợp, kém hiểu quạ so với cơ cấu cũ.
Tiền lương, thu nhập giảm => hậu quả tâm lý xã hội của người dân => gây hậu quả bất ổn trong đời sống chính trị.
Ngoài ra, để xem xét rõ hơn hậu quả lạm phát, người ta còn xem xét 2 dạng: lạm phát trù tính (gây phát sinh những chi phí xã hội như chi phí giày da, chi phí thực đơn, thuế cao, lợi tức cho vay giảm) và lạm phát bất ngờ (tái phân phối lại thu nhập, của cải của người đang nắm giữ các tài sản danh nghĩa và có lợi cho những người có các khoản nợ nần tính theo giá trị danh nghĩa, từ đó có thể gây phá sản cho nhiều người, làm thay đổi trạng thái hiệu quả của nền kinh tế, gây ảnh hưởng đến các cá nhân khác trong xã hội).
5. Nguyên nhân của lạm phát: (hay nguyên nhân mức giá chung tăng lên)
- Nguyên nhân thứ nhất: Tổng cầu tăng lên trong điều kiện cung ứng của nền klinh tế còn hạn chế. Khi sản lượng đã đạt hay vượt quá mức sản lượng tiểm năng thì gọi là lạm phát cầu kéo. Nó thường xảy ra khi đất nước có chiến tranh, thiên tai hay bệnh dịch.
- Nguyên nhân thứ hai: Tổng cung suy giảm mặc dù tổng cầu vẫn giữ nguyên trạng thái. Nếu sản lượng chưa đạt mức tiềm năng thì được gọi là lạm phát chi phí đẩy. Trường hợp này thường xảy ra khi giá các yếu tố đầu vào tăng lên.
- Ngoài ra, còn 1 số nguyên nhân khác như: bất ổn tình hinh chính trị, chính phủ phát hành thêm tiền khi ngân sách thâm hụt.
6. Một số giải pháp cho lạm phát:
Giải quyết triệt để lạm phát là 1 công việc khó khăn song vẫn có thể tìm cách kiềm chế lạm phát hay chủ động hạn chế tác hại của lạm phát. Có một số phương án chung là:
Duy trì chính sách tài khóa chặt chẽ sao cho thâm hụt ngân sách ở mức thấp.
Khi lạm phát ở mức cao, cần trải qua thời kì trung chuyển để hạ thấp mức lạm phát. Muốn thời kì trung chuyển rút ngắn, cần:
\ thay đổi trong chính sách thu nhập, xây dựng niềm tin ở nhân dân trong quá trình cải tổ chính sách.
\ cải cách trong thể chế, luật lệ.
\ học cách sống cùng lạm phát.
\ biết chủ động với lạm phát.
II – Phân tích tỷ lệ lạm phát của Việt Nam từ năm 1999 đến năm 2009:
Năm
Lạm phát
(Giá tiêu dùng - CPI)
Phần trăm
thay đổi
1999
0,1%
-98,9%
2000
-0,6%
-700%
2001
0,8%
233%
2002
4%
400%
2003
3%
-25%
2004
9,5%
216,7%
2005
8,4%
-11,5%
2006
6,6%
-18.37%
2007
12,36%
102,4%
2008
24,40%
97,4%
2009
7%
-71,3%
Bảng lạm phát theo CPI của Việt Nam giai đoạn 1999 – 2009.
Đánh giá sự thay đổi của mức lạm phát theo từng năm:
Có thể nhận thấy 1 thực tế, trong từng năm 1999, 2000, 2001, tốc độ tăng CPI chỉ ở mức rất thấp chỉ dừng lại ở mức 1 con số. Thậm chí năm 2000 còn giảm phát khi tỷ lệ lạm phát giảm 0,6%.
Song hai năm sau đó chứng kiến sự tăng trở lại của lạm phát, mở đầu là năm 2002 với tỷ lệ lạm phát là 4%, năm 2003 là 3%. Ba năm sau đó, lạm phát đã tăng với 1 tốc độ nhanh chóng, duy trì ở mức dưới 10%, cụ thể là: năm 2004 tỷ lệ lạm phát là 9,5% (tăng 216,7 % so với 2003), năm 2005 là 8,4 và năm 2006 là 6,6%.
Ba năm trở lại đây, lạm phát tiếp tục tăng nhanh trong hai năm 2008, 2009 và giảm đi đáng kể vào năm 2009. Cụ thể là lạm phát đã đạt ngưỡng 2 con số lần lượt là 12,36% và 24,4% vào các năm 2007 và 2008. Tuy vậy, đến năm 2009, tỷ lệ lạm phát lại đột biến giảm xuống còn 7%.
=> Có thể thấy, theo từng năm, sự thay đổi mức lạm phát của Việt Nam rất biến động.
2. Đánh giá sự thay đổi của lạm phát theo chu kì 5 năm:
Có thể chia gian đoạn 1999 – 2009 thành 2 giai đoạn là: giai đoạn 1999-2003 và 2004 – 2009 để thấy rõ sự thay đổi của mức lạm phát theo chu kì 5 năm.
\ Xét giai đoạn 1999 – 2003:
Như đã phân tích ở trên vào năm 1999 và 2 năm đầu thế kỉ 21, tỉ lệ lạm phát của nước ta rất thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do giá lương thực, thực phẩm và nhiều nông sản khác giảm mạnh trên thị trường thế giới như thóc, gạo, cà phê, cao su,… trong khi chính sách tiền tệ lại liên tục được nới lỏng. Hai năm, 2002 và 2003, lạm phát tăng trở lại nhưng không quá cao.
=> Có thể kết luận rằng, lạm phát giai đoạn 1999 – 2003 là gian đoạn lạm phát vừa phải, tỷ lệ lạm phát ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status