Tiểu luận Phân tích vai trò và cơ chế điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động môi giới bất động sản và một số giải pháp nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động mô giới bất động sản - pdf 13

Download miễn phí Tiểu luận Phân tích vai trò và cơ chế điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động môi giới bất động sản và một số giải pháp nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động mô giới bất động sản



MỤC LỤC
Mở bài
Nội dung
I - Một số vấn đề lý luận chung.
1. Kinh doanh dịch vụ bất động sản.
1.1. Khái niệm.
1.2. Đặc điểm.
2. Môi giới bất động sản.
2.1. Khái niệm.
2.2. Đặc điểm.
II - Điều kiện của hoạt động hành nghề môi giới bất động sản.
III - Ý nghĩa của việc quy định điều kiện hành nghề kinh doanh môi giới bất động sản.
IV - Một số giải pháp hoàn thiện các quy định về điều kiện hành nghề kinh doanh môi giới bất động sản.
Kết luận
 
 
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39570/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

lời Mở đầu
Việt Nam là một nước đang phát triển nên đẩy mạnh các lọai hình dịch vụ trong các lĩnh vực quan trọng, then chốt là một trong những chủ trương nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế của Đảng và Nhà nước ta. Đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản, một lĩnh vực khá năng động và nhạy cảm, có tác động trực tiếp đến nền kinh tế xã hội thì nhu cầu được cung cấp các dịch vụ về bất động sản lại càng trở nên cần thiết. Môi giới bất động sản là một trong những hình thức kinh doanh dịch vụ bất động sản được Luật kinh doanh bất động sản năm 2006 quy định. Đây là loại dịch vụ được sử dụng phổ biến trên thị trường và cố số lượng người hành nghề môi giới bất động sản rất lớn. Để điều chỉnh hoạt động hành nghề môi giới bất động sản, pháp luật đã có những quy định về điều kiện của hoạt động hành nghề môi giới bất động sản. Để hiểu rõ hơn về hoạt động này em xin chọn đề tài:
“Phân tích vai trò và cơ chế điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động môi giới bất động sản. Nêu một số giải pháp nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động mô giới BĐS”.
NỘi dung
I - MỘT sỐ vẤn đỀ lý luẬn chung.
Kinh doanh dịch vụ bất động sản.
Khái niệm.
Theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Dân sự năm 2005 của Việt Nam, thì bất động sản bao gồm:
- Đất đai.
- Những công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó.
- Các tài sản khác gắn liền với đất đai.
- Các tài sản khác do pháp luật quy định.
Tại Khoản 3 Điều 4 Luật kinh doanh bất động sản quy định: “Kinh doanh dịch vụ bất động sản và thị trường bất động sản là các hoạt động hỗ trợ kinh doanh bất động sản và thị trường bất động sản, bao gồm các dịch vụ môi giới bất động sản, định giá bất động sản, tư vấn bất động sản, đấu giá bất động sản, quảng cáo bất động sản, quản lý bất động sản”.
Như vậy có thể hiểu kinh doanh dịch vụ bất động sản là hoạt động của các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã trong việc cung cấp hay trung gian thực hiện các dịch vụ nhằm hỗ trợ cho các chủ thể kinh doanh bất động sản trên thị trường và hướng tới tìm kiếm lợi nhuận từ các hoạt động đó.
Đặc điểm.
Thứ nhất, không có sự tham gia của cơ quan nhà nước trong việc cung ứng các dịch vụ. Đây là đặc điểm cơ bản để phân biệt dịch vụ công với loại hình kinh doanh dịch vụ bất động sản. Dịch vụ công đối với thị trường bất động sản là dịch vụ hành chính công, là hoạt động của các cơ quan nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để thực thi các hoạt động. Còn các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ bất động sản trên cơ sở đăng ký kinh doanh đối với lĩnh vực dịch vụ mà mình có đủ khả năng, điều kiện theo quy định của pháp luật, tự chịu trách nhiệm về mọi lĩnh vực đã đăng ký.
Thứ hai, không thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Kinh doanh dịch vụ bất động sản thực hiện chức năng của mình trong khuôn khổ bất động sản cho phép và chịu trách nhiệm trước nhà nước đối với hoạt động của mình.
Thứ ba, không sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước. Các doanh nghiệp phát triển có hiệu quả hay không, tồn tại hay chấm dứt hoạt động phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn vật chất thu được từ việc cung ứng dịch vụ.
Thứ tư, kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận. Lợi nhuận là yếu tố được quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bất động sản. Nó không hoạt động vì mục tiêu công ích, không có màu sắc chính trị… mà quan trọng là hoạt động hiệu quả để thu lợi nhuận cao.
Môi giới bất động sản.
Khái niệm.
Như trên đã phân tích, dịch vụ môi giới bất động sản là một trong những hoạt động kinh doanh bất động sản của các chủ thể. Như vậy có thể hiểu môi giới bất động sản là việc thực hiện công việc cho những người khác mà kết quả của những hoạt động này là việc thực hiện những yêu cầu của khách hàng như bán, trao đổi, cho thuê với sự giúp đỡ của nhà môi giới. Nội dung bao gồm: Tìm kiếm đối tác đáp ứng các điều kiện của khách hàng để tham gia đàm pháp ký hợp đồng; Đại diện ủy quyền để thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản; Cung cấp thông tin, hỗ trợ cho các bên trong việc đàm phán, ký hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, thuê, thuê mua bất động sản.
2.2. Đặc điểm.
Thứ nhất, tổ chức, cá nhân môi giới bất động sản làm trung gian cho việc đàm phán, ký kết hợp đồng kinh doanh BĐS và được hưởng thù lao, hoa hồng theo hợp đồng môi giới bất động sản.
Thứ hai, hoạt động môi giới bất động sản công khai, trung thực và tuân thủ pháp luật.
Thứ ba, tổ chức – cá nhân môi giới bất động sản không được đồng thời là vừa là nhà môi giới vừa là một bên thực hiện hợp đồng trong một giao dịch kinh doanh BĐS.
II - ĐiỀu kiỆn cỦa hoẠt đỘng hành nghỀ môi giỚi bẤt đỘng sẢn.
Như chúng ta đã biết hoạt động kinh doanh môi giới bất động sản (BĐS) là một loại hình kinh doanh có điều kiện. Điều này có nghĩa là không phải bất kỳ tổ chức cá nhân nào cũng được phép kinh doanh môi giới bất động sản mà chỉ có những tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện do pháp luật kinh doanh BĐS quy định mới được hành nghề môi giới BĐS. Các điều kiện của hoạt động hành nghề môi giới bất động sản bao gồm các nội dung sau:
Trước hết, phải thành lập doanh nghiệp hay hợp tác xã, vốn, đăng ký kinh doanh. Cụ thể tại khoản 2 Điều 8 Luật kinh doanh BĐS năm 2006 quy định: “ Tổ chức, cá nhân khi kinh doanh dịch vụ bất động sản phải thành lập doanh nghiệp hay hợp tác xã, đăng ký kinh doanh dịch vụ bất động sản theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này”. Đây là một điều kiện chung được áp dụng với mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ bất động sản (trong đó có dịch vụ môi giới bất động sản). Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật hợp tác xã năm 2005, thì tổ chức, cá nhân phải đáp ứng những điều kiện nhất định về vốn, nhân sự, quản trị, cơ sở vật chất, điều lệ hoạt động mới được chấp nhận thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã. Quy định này nhằm đảm bảo chỉ những tổ chức, cá nhân có đủ năng lực mới được phép thành lập doanh nghiệp môi giới bất động sản. Quy định này tránh tình trạng các doanh nghiệp, hợp tác xã môi giới kinh doah BĐS không đủ năng lực và các điều kiện pháp luật mở tràn lan, và không đảm bảo chất lượng. Đây có thể coi là một biện pháp phòng ngừa rủi ro thiệt hại cho khách hàng. Vì giao dịch bất động sản liên quan đến tài sản có giá trị rất lớn do vậy mà khách hàng thường nhờ cậy đến sự giúp đỡ của các tổ chức môi giới BĐS chuyên nghiệp và nếu các hoạt động này không mang tính chuyên nghiệp và không nằm trong sự quản lý cho phép của nhà nước sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại rủi ro về vật chất cho khách hàng
Thứ hai, có ít nhất m...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status