Tiểu luận Bắt người trong tố tụng hình sự và việc hoàn thiện pl nhằm nâng cao hiệu quả nhằm áp dụng biện pháp này - pdf 13

Download miễn phí Tiểu luận Bắt người trong tố tụng hình sự và việc hoàn thiện pl nhằm nâng cao hiệu quả nhằm áp dụng biện pháp này



Mục lục
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1
I. Vấn đề chung về biện pháp ngăn chặn bắt người 1
1.Khái niệm 1
2.Mục đích và ý nghĩa của biện pháp bắt người trong tố tụng hình sự 1
2.1.Mục đích 1
2.2. Ý nghĩa của biện pháp bắt người 1
II. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về các trường hợp bắt người 2
1.Bắt bị can, bị cáo để tạm giam. 2
2.Bắt người trong trường hợp khẩn cấp. 4
3.Bắt người phạm tội quả tang hay đang bị truy nã 6
4.Bắt người trong một số trường hợp đặc biệt 7
4.1. Bắt Đại biểu quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân phạm tội 7
4.2.Bắt người chưa thành niên phạm tội 8
4.3.Bắt người nước ngoài phạm tội. 9
5.Những việc cần làm sau khi bắt hay nhận người bị bắt. 9
III. Thực trạng thực hiện biện pháp ngăn chặn bắt người 10
1.Những điểm đã đạt được. 10
2.Những điểm chưa đạt được: 11
IV. Một số ý kiến và vấn đề hoàn thiện biện pháp ngăn chặn bắt người trong LTTHS. 12
1. Hoàn thiện một số quy định của LTTHS. 12
2. Hoàn thiện các cơ quan có thẩm quyền bắt người. 14
3. Một số biện pháp khác 15
C.KẾT THÚC VẤN ĐỀ 15
Danh mục tài liệu tham khảo 17
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39529/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

. Như vậy, theo quy định của luật hiện hành, trường hợp một người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm nhưng không tận mắt chứng kiến hành vi phạm tội hay không có mặt tại nơi xảy ra tội phạm nhưng được người khác trực tiếp chứng kiến mô tả lại, kể lại cũng không được coi là có căn cứ để bắt khẩn cấp. Pháp luật cũng quy định nếu xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó bỏ trốn, tức là người đã thực hiện hành vi phạm tội đang có hành động trốn hay chuẩn bị trốn hay xét thấy có khả năng để cho rằng người đó có thể trốn, khó có thể triệu tập khi cần thiết thì có thể áp dụng biện pháp bắt người trong trường hợp khẩn cấp.
Căn cứ thứ ba, khi có dấu vết của tội phạm ở người hay tại chỗ chủ người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần thiết ngăn chặn ngay việc người đó trốn hay tiêu hủy chứng cứ: Trường hợp này cơ, cơ quan, người có thẩm quyền có những tài liệu, chứng cứ nghi một người thực hiện tội phạm và qua quá trình điều tra đã phát hiện những vật, những tài liệu có liên quan đến tội phạm hay những dấu vết khác do tội phạm để lại. Và xét thấy cần ngăn chặn việc người đó bỏ trốn hay tiêu hủy chứng cứ, cơ quan, người có thẩm quyền phải căn cứ và đánh giá một cách toàn diện các mặt như: nhân thân người bị bắt, tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội và loại tội phạm được thực hiện mà thực tiễn cho thấy người phạm tội thường trốn như tội trộm cắp tài sản, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cướp tài sản, tội giết người…
Thẩm quyền ra lệnh bắt: Theo quy định tại khoản 2 Điều 81 BLTTHS, những người sau đây có thẩm quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp:
- Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp;
- Người chỉ huy đơn vị bộ đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương, người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới;
- Người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.
Thủ tục bắt người trong trường hợp khẩn cấp: Khoản 3 Điều 81 BLTTHS quy định thủ tục bắt người trong trường hợp khẩn cấp cũng được tiến hành như trường hợp bắt bị can, bị cáo để tạm giam. Người thi hành lệnh bắt phải đọc, giải thích lệnh và phải lập biên bản về việc bắt. Khi tiến hành bắt người, phải có thay mặt chính quyền xã, phường, thị trấn hay thay mặt cơ quan, tổ chức nơi người bị bắt cư trú hay làm việc và người láng giềng chứng kiến. Tuy nhiên quy định như vậy nhiều khi rất khó thực hiện bởi vì trong một số trường hợp nhất định như quy định tại điểm C, khoản 2 Điều 81 chẳng hạn, trường hợp này không thể có đầy đủ thành phần tham giam khi thực hiện lệnh bắt được, vì vậy quy định này của pháp luật rất khó thực hiện và không khả thi.
Với tính chất và đặc điểm của việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp nên luật quy định việc bắt người trong trường hợp này không cần có sự phê chuẩn trước của VKS. Tuy nhiêm nhằm đảm bảo cho tính chính xác và tránh lạm dụng bắt khẩn cấp, luật quy định, trong mọi trường hợp việc bắt khẩn cấp phải báo ngay cho VKS cùng cấp bằng văn bản kèm theo tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp để xét phê chuẩn (Khoản 4 Điều 81 BLTTHS). Về tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp được quy định tại Điểm 3.3 Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-VKSTC-BCA-BQP. Trong trường hợp có nghi ngờ về tài liệu, chứng cứ hay còn thấy băn khoăn trong việc quyết định phê chuẩn như lý do bắt khẩn cấp không rõ ràng, người bị bắt không nhận tội, người bị bắt là người nước ngoài, người có chức sắc trong tôn giáo…thì VKS có thể trực tiếp tiến hành việc hỏi người bị bắt để làm rõ những nghi ngờ và củng cố những căn cứ ra lệnh bắt khẩn cấp. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn và tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp, VKS phải ra quyết định phê chuẩn hay không phê chuẩn. Nếu VKS quyết định không phê chuẩn thì người đã ra lệnh bắt phải trả tự do ngay cho người bị bắt. Việc bắt khẩn cấp được tiến hành bất kỳ lúc nào, không kể ban ngày hay ban đêm.
Tuy nhiên quy định về thẩm quyền xét phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp thuộc về VKS cùng cấp cũng có những bất cập, vướng mắc nhất định. Như trong trường hợp “Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng”. Đối với những trường hợp này việc xác đinh VKS cùng cấp là rất khó khăn khi tàu bay, tàu biển đang ở trên bầu trời, tàu biển đang ở ngoài biển cả. Vì vậy cần quy định rõ hơn về thẩm quyền của VKS trong trường hợp này.
3.Bắt người phạm tội quả tang hay đang bị truy nã
Bắt người phạm tội quả tang là “bắt người khi người đó đang thực hiện tội phạm hay ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hay bị đuổi bắt.” Trần Quang Tiệp, Về tự do cá nhân và biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự, Tr 95
Bắt người đang bị truy nã là “ bắt bị can, bị cáo hay người bị kết án trốn tránh việc điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đang bị lung bắt theo quyết định truy nã của cơ quan điều tra được thông báo trên các phương tiên truyền thông đại chúng, niêm yết công khai tại trụ sở chính quyền xã phường, thị trấn và các công cộng” Trần Quang Tiệp, Về tự do cá nhân và biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự, Tr 99
Đối tượng: Bất kể người nào đang thực hiện tội phạm hay sau khi thực hiện tội phạm bị phát hiện và đuổi bắt.
Bị can, bị cáo hay người bị kết án có hành vi trốn tránh việc điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và đối với họ có quyết đinh truy nã của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Căn cứ áp dụng:
Khoản 1 Điều 82 quy định: “ đối với người đang thực hiện tội phạm hay ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hay bị đuổi bắt, cũng như người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan công an, Viện kiểm sát hay Ủy ban nhân nhan nơi gần nhất. Cơ quan này phải lập biên bản và giải ngay người bị bắt đến cơ quan điều tra có thẩm quyền”. Theo đó căn cứ bắt người phạm tội quả tang hay đang bị truy nã bao gồm:
Đối với trường hợp bắt người phạm tội quả tang thì BLTTHS quy định những căn cứ sau:
Căn cứ thứ nhất, người đang thực hiện tội phạm thì bị phát hiện. Đây là trường hợp người phạm tội đang thực thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm. bị phát hiện và bắt quả tang. Đối với những hành vi phạm tội được thực hiện trong một thời gian dài, không bị gián đoạn như tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, tang trữ trái phép chất nổ, chất độc… thì trong suốt thời gian đó bị coi là đang thực hiện hành vi phạm tội. Chính vì vậy thời điểm nào phát giác thì cũng bị coi là bắt người phạm tội quả tang
Căn cứ thứ hai, ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện. Đây là trường hợp người thực hiện hành vi phạm tội xong, người phạm tội chưa kịp chạy trốn, hay đang cất giấu công c...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status