Tiểu luận Phân tích các yêu cầu về tính hợp pháp, hợp lý của quyết định hành chính và nhận xét về tính hợp pháp, hợp lý của quyết định hành chính do cơ quan hành chính nhà nước ban hành - pdf 13

Download miễn phí Tiểu luận Phân tích các yêu cầu về tính hợp pháp, hợp lý của quyết định hành chính và nhận xét về tính hợp pháp, hợp lý của quyết định hành chính do cơ quan hành chính nhà nước ban hành



Để bảo đảm tính hiệu quả, quyết định hành chính phải đáp ứng các yêu cầu về tính hợp lý vì có hợp lý thì mới có khả năng thực thi cao. Một quyết định hành chính được coi là có tính hợp lý khi nó đáp ứng được yêu cầu sau đây:
Thứ nhất, quyết định hành chính phải tính đến yêu cầu tổng thể bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước và nhân dân. Yêu cầu này đòi hỏi sự cân đối hợp lý giữa lợi ích Nhà nước và xã hội, coi lợi ích Nhà nước và lợi ích chung của công dân là tiêu chí để đánh giá sự hợp lý của quyết định hành chính.
Thứ hai, quyết định hành chính phải xuất phát từ yêu cầu khách quan của việc thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước, tuyết đối không được xuất phát từ ý muốn chủ quan của chủ thể ra quyết định. Theo đó, quyết định cần định cụ thể các nhiệm vụ, thời hạn, chủ thể, phương tiện để thực hiện.
Thứ ba, quyết định hành chính phải xem xét hiệu quả không chỉ về kinh tế mà cả về chính trị - xã hội, cả mục tiêu trước mắt và lâu dài, giữa hậu quả trực tiếp và gián tiếp, kết quả trước mắt và kết quả cuối cùng. Phải gắn mục tiêu, nhiệm vụ cần đạt với điều kiện thực hiện. Các biện pháp được đề ra trong quyết định phải phù hợp đồng bộ với biện pháp trong quyết định có liên quan.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39699/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

MỞ ĐẦU
Quyết định hành chính là loại quyết định được nhiều chủ thể thực hiện quyền hành pháp trong hệ thống cơ quan Nhà nước thực hiện trên cơ sở luật và để thi hành luật. Một quyết định hành chính khi ban hành có khả thi hay không hay nói cách khác có đảm bảo được tính hiệu quả cũng như hiệu lực của nó hay không thì bản thân quyết định đó phải đáp ứng được các yêu cầu về tính hợp pháp và hợp lý. Những yêu cầu này không chỉ là những đòi hỏi khách quan của thực tiễn mà còn là đòi hỏi mang tính nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền. Chính vì nhận biết được vai trò quan trọng của tính hợp lý và hợp pháp đối với quyết định hành chính mà nhóm em xin trọn đề tài “Phân tích các yêu cầu về tính hợp pháp, hợp lý của quyết định hành chính và nhận xét về tính hợp pháp, hợp lý của quyết định hành chính do cơ quan hành chính nhà nước ban hành”
NỘI DUNG
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH
Khái niệm về quyết định hành chính
Khái niệm quyết định hành chính
Quyết định hành chính là một dạng quyết định pháp luật, là kết quả sự thể hiện ý chí quyền lực Nhà nước thông qua những hành vi của chủ thể được thực hiện quyền hành pháp trong hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước, tiến hành theo trình tự dưới hình thức nhất định theo quy định pháp luật nhằm đưa ra những chủ trương, biện pháp, đặt ra các quy tắc xử sự hay áp dụng những quy tắc đó để giải quyết côgn việc cụ thể trong đời sống xã hội nhằm thực hiện chức năng quản lý hành chính của Nhà nước.
Đặc điểm của quyết định hành chính
Quyết định hành chính là một dạng của quyết định pháp luật. Do đó nó có những đặc điểm chung và đặc điểm riêng
Đặc điểm chung
Về tính quyền lực nhà nước: Tính quyền lực nhà nước được thể hiện ở việc quyết định hành chính được ban hành bởi các chủ thể có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước, được ban hành theo trình tự thủ tục luật định; ở nội dung và mục đích của quyết định hành chính. Về nguyên tắc, mọi quyết định hành chính đều phải được thi hành và được đảm bảo thi hành bằng những biện pháp cưỡng chế.
Về tính pháp lý: Tính pháp lý thể hiện ở việc thông qua cơ chế ttác động, điều chỉnh của pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Mặt khác, quyết định hành chính còn làm xuất hiện quy phạm pháp luật, thay thể hay hủy bỏ quy phạm pháp luật, làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt một quan hệ pháp luật cụ thể.
Đặc điểm riêng:
Quyết định hành chính có ba đặc điểm riêng:
Thứ nhất: quyết định hành chính mang tính dưới luật, nhằm cụ thể hóa luật.
Thứ hai: chủ thể có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính rất phong phú, đa dạng, bao gồm nhiều chủ thể trong các cơ quan nhà nước ở trung ương, địa phương, chủ thể có chuyên môn….
Thứ ba: nội dung và mục đích của quyết định hành chính rất phong phú, có nhiều tên gọi khác nhau theo quy định của pháp luật.
Vai trò của quyết định hành chính
Các quyết định hành chính đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước. Với tính chất là các mệnh lệnh điều hành, quyết định hành chính (hay gọi là quyết định quản lý Nhà nước) trực tiếp phản ánh ý chí của Nhà nước. Thông qua các quyết định được ban hành theo luật định, các cơ quan Nhà nước thực hiện thẩm quyền của mình trong việc điều hành, quản lý xã hội.
II. YÊU CẦU VỀ TÍNH HỢP PHÁP, HỢP LÝ CỦA QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH.
Yêu cầu về tính hợp pháp của quyết định hành chính
Theo yêu cầu đặt ra trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay, một quyết định quản lý Nhà nước chỉ có hiệu lực thi hành khi nó hợp pháp, tức là thoả mãn tất cả các yêu cầu sau:
Thứ nhất, quyết định hành chính phải được ban hành bởi những chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật thực hiện quyền hành pháp. Đó là những chủ thể (cá nhân, tổ chức) ở trung ương, địa phương, những chủ thể có thẩm quyền chung cũng như các chủ thể có quyền chuyên môn…Cụ thể là Chính phủ, Thủ Tướng chính phủ (ra quyết định dưới hình thức nghị quyết, nghị định, quyết định, chỉ thị); các Bộ và cơ quan ngang bộ (ra quyết định, chỉ thị, thông tư); Ủy ban nhân dân (được quyền ra quyết định, chỉ thị và kiểm tra việc thi hành những văn bản đó); các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân( bao gồm sở, phòng, ban) ra các quyết định hành chính dưới hình thức quyết định và chỉ thị (quyết định cá biệt).
Khi quyết định hành chính do chính các chủ thể này ban hành thì nó mới có hiệu lực và có giá tri về mặt pháp lý bởi vì đó là kết quả của sự thể hiện ý chí nhà nước.
Thứ hai, quyết định hành chính phải phù hợp với luật về nội dung cũng như mục đích bởi lẽ đây là những quyết định dưới luật. Điều đó có nghĩa là các quyết định hành chính không được trái với các quyết định của Quốc hội cũng như quyết định của Hội đồng nhân dân và các quyết định của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. Trên cơ sở luật và pháp lệnh, các chủ thể trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành những quyết định để quản lí xã hội trên từng lĩnh vực. Quyết định hành chính có những mục đích và nội dung rất phong phú, xuất phát từ những đặc điểm của hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Ngoài ra quyết định hành chính là những quyết định mà về mặt hình thức có những tên gọi khác nhau theo quy định của pháp luật như nghị quyết, nghị định, quyết định, chỉ thị, thông tư…
Thứ ba, quyết định hành chính phải được ban hành theo đúng trình tự, thủ tục và hình thức do pháp luật quy định. Quyết định hành chính được nhiều chủ thể ban hành với những mục đích và nội dung khác nhau vậy nên trình tự xây dựng và ban hành các loại quyết định cũng không giống nhau. Chính vì lẽ đó mà pháp luật quy định về nguyên tắc, thủ tục rất chặt chẽ, rõ ràng. Việc xây dựng và ban hành một quyết định hành chính thường phải trải qua các bước sau: sáng kiến ban hành quyết định, dự thảo quyết định, trình dự thảo và truyền đạt dự thảo.
2. Yêu cầu về tính hợp lý của quyết định hành chính
Để bảo đảm tính hiệu quả, quyết định hành chính phải đáp ứng các yêu cầu về tính hợp lý vì có hợp lý thì mới có khả năng thực thi cao. Một quyết định hành chính được coi là có tính hợp lý khi nó đáp ứng được yêu cầu sau đây:
Thứ nhất, quyết định hành chính phải tính đến yêu cầu tổng thể bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước và nhân dân. Yêu cầu này đòi hỏi sự cân đối hợp lý giữa lợi ích Nhà nước và xã hội, coi lợi ích Nhà nước và lợi ích chung của công dân là tiêu chí để đánh giá sự hợp lý của quyết định hành chính.
Thứ hai, quyết định hành chính phải xuất phát từ yêu cầu khách quan của việc thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước, tuyết đối không được xuất phát từ ý muốn chủ quan của chủ thể ra quyết định. Theo đó, quyết định cần định cụ thể các nhiệm vụ, thời hạn, chủ thể, phương tiện để thực hiện.
Thứ ba...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status