Tiểu luận Tư tưởng phân chia quyền lực - pdf 13

Download miễn phí Tiểu luận Tư tưởng phân chia quyền lực



Thứ nhất, quyền lực nhà nước được phân tách thành các loại: lập pháp, hành pháp, tư pháp và được trao cho các cơ quan nhà nước khác nhau thực hiện. Các cơ quan ấy có chức năng, nhiệm vụ quyền hạn khác nhau và có sự chuyên môn hoá trong hoạt động, mỗi cơ quan sẽ chuyên chú vào việc thực hiện chức năng, thẩm quyền riêng của mình. Cả 3 loại cơ quan ấy đều hoạt động trên cơ sở luật pháp. Sự phân bố quyền lực giữa các cơ quan đó sao cho không một cơ quan nào nắm trọn vẹn quyền lực nhà nước, không một cơ quan nào có thể tách khỏi chức năng của mình và cũng không một cơ quan nào được sai khiến hay chen lấn chức năng của cơ quan khác


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39506/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ
Tư tưởng phân chia quyền lực là một tư tưởng đã xuất hiện từ rất lâu nhưng cho đến nay nó vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Khi nghiên cứu về nhà nước và pháp luật, tư tưởng phân chia quyền lực đóng một vị trí đặc biệt giúp tui hiểu sâu hơn về lĩnh vực nghiên cứu này. Đó là lý do vì sao em chọn câu hỏi "Tư tưởng phân chia quyền lực" làm đề tài cho bài tập lần này.
I. Một số khái niệm
Trước khi đi vào làm rõ vấn đề ta phải hiểu được một số khái niệm sau:
* Tư tưởng (tiếng Hy lạp: I déa - hình tượng) theo triết học là một hình thái ý thức của con người phản ánh thế giới hiện thực. Bất cứ tư tưởng nào cũng do điều kiện sinh hoạt vật chất, do chế độ xã hội qui định và là sự phản ánh những điều kiện sinh hoạt vật chất của chế độ xã hội nhất định.
* Quyền lực được hiểu một cách chung nhất là sức mạnh mà nhờ đó một chủ thể (cá nhân, tổ chức, giai cấp hay toàn xã hội) có thể bắt chủ thể khác phục tùng ý chí của mình.
Theo cách hiểu trên thì quyền lực nhà nước là sức mạnh của nhà nước có thể bắt các chủ thể khác trong quốc gia (các tổ chức, cá nhân, giai cấp, tầng lớp) phải phục tùng ý chí của mình.
Như vậy tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước là tổng thể các quan điểm về việc chia tách quyền lực nhà nước thành các loại quyền lực khác nhau về cơ chế vận hành của từng loại quyền lực và mối quan hệ theo hướng ngăn cản, kiềm chế, kiểm soát hay đối trọng với nhau giữa các loại quyền lực ấy trong qua trình thực hiện quyền lực nhà nước.
Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước được hình thành và phát triển từ thời cổ đại cho tới tận ngày nay. Quá trình phát triển ấy sẽ được trình bày như sau:
II. Nguồn gốc.
1. Tư tưởng phân quyền trong tổ chức bộ máy nhà nước Hy lạp, La Mã.
Phải nói rằng tư tưởng phân chia quyền lực bắt nguồn từ ước mơ vươn tới sự tự do của con người. Người ta đã tìm kiếm các nguyên tắc, hình thức, cơ cấu tổ chức nhà nước để thiết lập mối quan hệ qua lại tác động lẫn nhau giữa pháp luật và quyền lực, giữa cá nhân và xã hội, giữa công dân với nhà nước.
Ở Hy lạp, mầm mống của tư tưởng phân chia quyền lực được thể hiện giữa những cải cách bộ máy nhà nước Athen của Ephialta (TK V TrCN) và Pericles (495 - 429 trCN).
* Quyền lực pháp thuộc về hội nghị nhân dân Hội nghị được họp ít nhất mười lần mỗi năm và tất cả công dân phải tham gia. Hội nghị sẽ ban hành tất cả các đạo luật, nghị định. Trong hội nghị, mọi công dân đều có quyền đề nghị thông qua bất kỳ một số dự án luật, nghị định nào hay bãi bỏ một vài văn bản pháp luật hiện hành nào. Song nội dung của văn bản được đề nghị phải phù hợp với pháp luật hiện hành.
* Quyền hành pháp thuộc về Hội đồng nhân dân được tổ chức theo cách bầu cử hay bốc thăm và được bầu lại mỗi năm một lần, không ai có quyền tham gia hội đồng quá hai năm.
* Quyền tư pháp thuộc về toà án nhân dân gồm 6000 người do tất cả các bộ lạc bầu ra hàng năm để vừa làm thẩm phán, vừa làm bồi thẩm.
Ở La Mã, đã thiết lập một hiến pháp, trong đó quyền hành được phân chia một cách khéo léo.
* Hội nghị công dân được chia thành 3 hội nghị với chức năng và quyền lực khác nhau Hội nghị bào tộc, hội nghị Xăng - tu - Ai, hội nghị nhân dân.
* Viện nguyên lão là cơ quan có quyền lực quyết định.
* Các chức quan cai trị với chức vị cao nhất là 2 viên quan chấp chính (thay vì một thượng phán quan trước đây).
2. Tư tưởng phân quyền của Aristote (314 - 322 trCN)
Aristote là "nhà tư tưởng vĩ đại nhất thời cổ đại" (Macx), là "khối óc toàn diện nhất trong số những nhà triết học" (Gouperz).
* Lập pháp theo Aristote, quyền lập pháp thuộc về Hội nghị nhân dân, ông viết: "Công việcu thích hợp của Hội nghị nhân dân là quyết định về vấn đề chiến tranh và hoà bình, lập ra hay phá vỡ những liên minh, ban hành các đạo luật những án tử hình, đi đầy hay tịch thu tài sản và yêu cầu những pháp quan phải giải thích về cách xử sự của họ trong thời gian giữ chức vụ.
* Hành pháp phải bao gồm nhiêu chức vụ có vị trí, chức năng, thẩm quyền khác nhau. Những người có chức vụ ấy có quyền lực riêng, tức là có quyền quản lý một lĩnh vực hoạt động nào đó và họ cũng có quyền theo dõi, kiểm tra, giám sát lẫn nhau.
* Tư pháp thuộc về toà án: là cơ quan có quyền kiểm tra tư cách các pháp quan khi họ bỏ việc trừng phạt những người gây hại cho công chúng, phân xử các tranh chấp.
3. Tư tưởng phân quyền ở Tây Âu thời kỳ cách mạng tư sản.
3.1. Tư tưởng phân quyền của I. Locke (1632 - 1700).
J. Locke là một trong những người có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các nhà lập quốc ở Hoa Kỳ, phác thảo ra thuyết phân quyền: cổ phần, hiến pháp, liên minh.
Lập pháp: Theo J. Locke cơ quan lập pháp có quyền lực tối cao vì thế thành lập có quan lập pháp là đạo luật đầu tiên và cao nhất của xã hội, là tiền đề cho tất các đạo luật thực định của nó. Thuộc về nghị viện.
Hành pháp: nằm trong tay nhà vua, vua chỉ đạo việc thực hiện pháp luật, bổ nhiệm các bộ trưởng, thẩm phán... Vua còn nắm cả quyền quyết định chiến tranh, hoà bình (còn gọi là quyền liên minh).
3.2. Tư tưởng phân quyền của Montesquieu (1698 - 1755)
Montesquieu được coi là tác giả của thuyết "tam quyền phân lập" là người phát triển một cách toàn diện thuyết phân quyền. Ông chia bộ máy nhà nước thành 3 cơ quan: lập pháp hoàn toàn thuộc nghị viện - là cơ quan thay mặt cho nhân dân được lập ra qua phổ thông bầu phiếu, hành pháp thuộc về chính phủ (cũng có thể là vua trong chính thể quân chủ lập hiến); tư pháp thuộc về toà án. Ba cơ quan này hạn chế lẫn nhau, đối trọng lẫn nhau.
IV. Nội dung của tư tưởng phân chia quyền lực.
Thứ nhất, quyền lực nhà nước được phân tách thành các loại: lập pháp, hành pháp, tư pháp và được trao cho các cơ quan nhà nước khác nhau thực hiện. Các cơ quan ấy có chức năng, nhiệm vụ quyền hạn khác nhau và có sự chuyên môn hoá trong hoạt động, mỗi cơ quan sẽ chuyên chú vào việc thực hiện chức năng, thẩm quyền riêng của mình. Cả 3 loại cơ quan ấy đều hoạt động trên cơ sở luật pháp. Sự phân bố quyền lực giữa các cơ quan đó sao cho không một cơ quan nào nắm trọn vẹn quyền lực nhà nước, không một cơ quan nào có thể tách khỏi chức năng của mình và cũng không một cơ quan nào được sai khiến hay chen lấn chức năng của cơ quan khác.
Thứ hai, các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp không chỉ độc lập với nhau khi thực hiện chức năng, thẩm quyền của mình mà còn có thể kiềm chế, ngăn cản hay đối trọng với nhau trong hoạt động, không có cơ quan nào nằm ngoài sự giam sát, kiểm tra từ phía cơ quan khác. Điều đó sẽ giúp cho mỗi cơ quan có thể ngăn cản được sự lấn quyền, vượt quyền của cơ quan khác, đồng thời có thể tránh được sự chuyên quyền độc đoán lạm quyền trong việc thực hiện quyền lực nhà nước, nhờ đó mà bảo đảm tự do cho công dân mà tránh được những lỗi nguy hại khác của sự lạm quyền. Bởi l...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status