Hoàn thiện pháp luật về thanh tra chuyên ngành trong quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay - pdf 13

Download miễn phí Luận văn Hoàn thiện pháp luật về thanh tra chuyên ngành trong quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay



MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG: 4
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH TRA CHUYÊN NGÀNH TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 4
1.1 Khái niệm chung về thanh tra trong quản lý hành chính nhà nước 4
1.2 Thanh tra chuyên ngành trong quản lý hành chính nhà nước 8
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm của thanh tra chuyên ngành trong quản lý hành chính nhà nước 8
1.2.2 Vai trò thanh tra chuyên ngành trong quản lý hành chính nhà nước 13
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA CHUYÊN NGÀNH TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC. 18
2.1 Các cơ quan thanh tra được thành lập theo ngành, lĩnh vực 18
2.1.1 Thanh tra bộ: 18
2.1.2 Thanh tra sở: 20
2.2 Những nội dung cơ bản của hoạt động thanh tra chuyên ngành 22
2.2.1 Chuẩn bị tiến hành thanh tra: 22
2.2.2 Tiến hành hoạt động thanh tra 24
2.2.3 Báo cáo kết quả thanh tra, kết luận thanh tra và quyết định xử lý vụ việc thanh tra. 25
2.3 Đánh giá về thực trạng tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành trong quản lý hành chính nhà nước theo pháp luật hiện hành 27
2.3.1 Về tổ chức cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực: 27
2.3.2 Về hoạt động thanh tra chuyên ngành. 33
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THANH TRA CHUYÊN NGÀNH TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC. 40
3.1 `Phương hướng hoàn thiện pháp luật về thanh tra chuyên ngành trong quản lý hành chính nhà nước. 40
3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thanh tra chuyên ngành trong quản lý hành chính nhà nước. 41
KẾT BÀI 50
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39466/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

cán bộ, công chức của cơ quan, đơn vị có liên quan tham gia Đoàn thanh tra.
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Về vấn đề cơ cấu tổ chức của Thanh tra bộ:
Thanh tra bộ có Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra và Thanh tra viên. Chánh thanh tra bộ do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức sau khi thống nhất với Tổng thanh tra (khoản 2 Điều 24 Luật Thanh tra).
Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 41/2005 Bộ trưởng sẽ quyết định cơ cấu tổ chức của bộ mình. Quy định này của pháp luật là hoàn toàn hợp lý, bởi tính chất của mỗi ngành, lĩnh vực trong quản lý hành chính nhà nước là không giống nhau vì vậy cần quy định cho mỗi Bộ quyền quyết định trong việc đưa ra một cơ cấu tổ chức phù hợp với ngành, lĩnh vực quản lý đảm bảo thực hiện hiệu quả hoạt động thanh tra nhà nước.
2.1.2 Thanh tra sở:
Theo khoản 1 Điều 27 Luật Thanh tra năm 2004 và khoản 1 Điều 16 Nghị định 41/2006/NĐ-CP thì: “Thanh tra sở là cơ quan của sở, có trách nhiệm giúp Giám đốc sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc sở”.
Về vị trí, chức năng của thanh tra sở:
Trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước thì thanh tra sở được pháp luật xác định cụ thể là cơ quan của Sở, thực hiện công tác thanh tra bao gồm cả thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.
Về nhiệm vụ, quyền hạn:
Để thực hiện công tác thanh tra của mình trong đó có hoạt động thanh tra chuyên ngành, theo quy định tại Điều 28 Luật Thanh tra và Điều 17 Nghị định 41/2005/NĐ-CP Thanh tra sở có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:
Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực quản lý do sở phụ trách.
Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Thanh tra vụ việc khác do Giám đốc sở giao.
Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc sở thực hiện các quy định của pháp luật về công tác thanh tra.
Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của sở.
Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hay huỷ bỏ những quy định trái với văn bản pháp luật của Nhà nước được phát hiện qua công tác thanh tra.
Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Thanh tra sở.
Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc Sở thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra; phối hợp với Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Sở chỉ đạo, hướng dẫn về tổ chức, hoạt động thanh tra nội bộ trong các cơ quan, đơn vị đó.
Yêu cầu cơ quan, đơn vị có liên quan cử cán bộ, công chức tham gia các Đoàn thanh tra.
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Về cơ cấu tổ chức:
Thanh tra sở có Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra và Thanh tra viên.
Chánh thanh tra sở do Giám đốc sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh thanh tra tỉnh.
Theo khoản 3 Điều 16 Nghi định 41/2005/NĐ-CP thì việc thành lập Thanh tra sở do Giám đốc sở thống nhất với Chánh thanh tra tỉnh trình Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
2.2 Những nội dung cơ bản của hoạt động thanh tra chuyên ngành
2.2.1 Chuẩn bị tiến hành thanh tra:
a) Ra quyết định thanh tra:
Đây là công việc bắt đầu mở đầu cho bất kỳ một hoạt động thanh tra. Hoạt động thanh tra chuyên ngành cũng chỉ được tiến hành trên cơ sở có quyết định thanh tra của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật Thanh tra thì Chánh thanh tra bộ, Chánh thanh tra sở hay trong trường hợp xét thấy cần thiết Bộ trưởng, Giám đốc sở là người có thẩm quyền ra quyết định thanh tra chuyên ngành. Ngoài những người có thẩm quyền ra quyết định thanh tra ở trên thì Chính phủ sẽ quy định người có thẩm quyền ra quyết định thanh tra trong một số ngành, lĩnh vực (khoản 2 Điều 47 Luật Thanh tra). Khi ra quyết định thanh tra, người có thẩm quyền phải dựa vào một trong những căn cứ tại dưới đây:
Chương trình, kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt;
Yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước;
Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Trên cơ sở của những căn cứ này, người có thẩm quyền sẽ ban hành quyết định thanh tra. Quyết định thanh tra là văn bản pháp lý, phải có các nội dung theo quy định tại Điều 37 của Luật Thanh tra. Quyết định thanh tra chuyên ngành sẽ do Đoàn thanh tra hay do Thanh tra viên chuyên ngành tiến hành hoạt động thanh tra độc lập thực hiện.
Khi ban hành quyết định thanh tra, điểm cần lưu ý là việc xác định thời hạn thực hiện thanh tra chuyên ngành. Thời hạn này được tính từ ngày công bố quyết định thanh tra đến khi kết thúc vụ việc thanh tra tại nơi được thanh tra và phải được ghi rõ trong quyết định thanh tra. Phù hợp với nguyên tắc kịp thời của hoạt động thanh tra, tránh những biểu hiện của sự tùy tiện có thể xảy ra, đảm bảo quyền lợi của đối tượng thanh tra, hạn chế những ảnh hưởng đối với sản xuất, công tác của cơ sở nơi tiến hành thanh tra, pháp luật về thanh tra có quy định cụ thể thời hạn một cuộc thanh tra chuyên ngành tổ chức theo Đoàn thanh tra không kéo dài quá 30 ngày và trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn một lần không quá 30 ngày. Đối với cuộc thanh tra chuyên ngành do Thanh tra viên chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập thì thời hạn tiến hành thanh tra do người có thẩm quyền ra quyết định thanh tra xác định.
b) Lập kế hoạch thanh tra chuyên ngành và chuẩn bị một số nội dung khác cho hoạt động thanh tra chuyên ngành:
Kế hoạch thanh tra là cơ sở trực tiếp đế tiến hành hoạt động thanh tra. Đồng thời nó là cơ căn cứ để người ra quyết định thanh tra kiểm tra, theo dõi tiến độ thực hiện hoạt động thanh tra nói chung. Trưởng Đoàn thanh tra tổ chức cho Đoàn thanh tra họp để xây dựng kế hoạch. Nếu hoạt động thanh tra chuyên ngành do Thanh tra viên độc lập thực hiện thì Thanh tra viên đó phải xây dựng đề cương thanh tra làm cơ sở tổ chức thực hiện hoạt động thanh tra. Kế hoạch thanh tra phải có những nội dung sau đây:
Nội dung chủ yếu cần thanh tra;
Nhiệm vụ cụ thể của từng cán bộ thanh tra;
Phân bổ thời gian chuẩn bị, thời gian tiến hành và thời gian kết thúc đúng thời hạn được quy định trong quyết định thanh tra.
Nhằm đảm bảo cho hoạt động thanh tra chuyên ngành đạt được hiệu quả thực tế, Đoàn thanh tra hay thanh tra viên chuyên ngành cần tổ chức tốt công việc chuẩn bị cho hoạt động thanh tra chuyên ngành. Công việc chuẩn bị càng cụ thể, chu đáo thì hiệu quả thực hiện hoạt động thanh tra càng cao. Công việc này bao gồm một số nội dung cụ thể sau:
Kiểm tra việc hoàn tất các thủ tục hành chính để chuẩn bị tiến hành hoạt động thanh tra chuyên ngành;
Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, phương tiện đảm bảo cho hoạt động thanh tra;
Chuẩn bị các văn bản, tài liệu cần thiết khác cho hoạt động thanh tra;
Tập huấn nghiệp vụ thanh tra cho các cán bộ tham gia thanh tra trong tr...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status