Một số vấn đề về pháp luật điều chỉnh quyền sở hữu tài sản của vợ chồng ở Việt Nam hiện nay - pdf 13

Download miễn phí Khóa luận Một số vấn đề về pháp luật điều chỉnh quyền sở hữu tài sản của vợ chồng ở Việt Nam hiện nay



MỤC LỤC
 
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG 4
1.1. Khái niệm tài sản và quyền sở hữu tài sản của vợ chồng 4
1.1.1. Khái niệm tài sản 4
1.1.2. Khái niệm quyền sở hữu tài sản của vợ chồng 5
1.2. Đăng ký tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng 7
1.3. Khái quát về quyền sở hữu tài sản của vợ chồng trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 và Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 10
1.3.1. Quyền sở hữu tài sản của vợ chồng theo quy định của Luật HN&GĐ năm 1959 10
1.3.2. Quyền sở hữu tài sản của vợ chồng theo quy định của Luật HN&GĐ năm 1986 11
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 13
2.1. Quyền sở hữu tài sản chung của vợ chồng 13
2.1.1. Căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng 13
2.1.2. Quyền của vợ chồng đối với tài sản chung 21
2.1.3. Các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng 24
2.1.4. Nghĩa vụ tài sản chung của vợ chồng 32
2.2. Quyền sở hữu tài sản riêng của vợ, chồng 34
2.2.1. Căn cứ xác lập tài sản riêng của vợ chồng 34
2.2.2. Quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản riêng 37
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VƯỚNG MẮC VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 42
3.1. Một số vướng mắc 42
3.2. Kiến nghị hoàn thiện 47
3.2.1. Tài sản chung của vợ chồng 47
3.2.2. Tài sản riêng của vợ, chồng 54
KẾT LUẬN 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39472/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

cùng ký tên vay hay khi vay phải hỏi ý kiến người kia, và khi hậu quả xảy ra, thì cả vợ và chồng đều phải liên đới trách nhiệm trong việc trả nợ, đó là nợ chung của vợ và chồng. Trường hợp có tranh chấp, chẳng hạn như một bên vay để tiêu xài chung mà bên kia không đồng ý liên đới trả nợ, thì người vay mượn có nghĩa vụ phải chứng minh việc vay mượn là để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu trong gia đình.
Như vậy, quy định tại Điều 25, Điều 28 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và Nghị định số 70/2001/NĐ-CP đã tạo cơ sở pháp lý trong thực tiễn áp dụng Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 liên quan đến các quy định về các giao dịch dân sự trong BLDS.
2.1.3. Các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng
- Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (Điều 29 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000)
Theo nguyên tắc chung, chế độ tài sản chung của vợ chồng chỉ tồn tại trong thời kỳ hôn nhân. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều cặp vợ chồng vì những lý do khác nhau muốn được chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân (có thể xuất phát từ việc quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung hay do có mâu thuẫn về mặt tình cảm... nhưng không muốn ly hôn mà muốn độc lập về tài sản).
Xuất phát từ thực tế trên, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (Điều 29, Điều 30) trên cơ sở kế thừa và phát triển Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 (Điều 18) tiếp tục quy định chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân: Khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hay có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thỏa thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Theo đó, trong trường hợp có lý do chính đáng, việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có thể được thực hiện thông qua thỏa thuận bằng văn bản giữa vợ chồng hay bằng bản án, quyết định của tòa án. Khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân quan hệ nhân thân giữa vợ chồng không thay đổi. Đây chính là điểm khác biệt nhất của chế định này so với chế định ly thân được quy định trong pháp luật của một số nước phương tây. Việc quy định theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 là hoàn toàn phù hợp bản chất hôn nhân được xác lập dưới chế độ xã hội chủ nghĩa.
Theo quy định trên, các trường hợp vợ chồng yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là:
+ Chia tài sản chung khi vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng: Đây là trường hợp khi một bên vợ hay chồng muốn tự mình kinh doanh hay hợp tác với người thứ ba nhưng không muốn ảnh hưởng đến khối tài sản chung của vợ chồng khi thua lỗ, hay không đủ vốn, hay do một bên muốn đầu tư kinh doanh vào một lĩnh vực nào đó nhưng người còn lại không đồng ý.... Do đó, để thuận tiện cho việc đầu tư kinh doanh riêng của mình vợ, chồng có thể yêu cầu được chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.
+ Chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng: Nghĩa vụ phát sinh từ khoản nợ mà vợ, chồng vay của người khác trước khi kết hôn hay trong thời kỳ hôn nhân nhưng sử dụng vào mục đích cá nhân, mà không vì lợi ích chung của gia đình; nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của vợ, chồng; nghĩa vụ cấp dưỡng cho con riêng; nghĩa vụ cấp dưỡng cho vợ hay chồng cũ (rơi vào cảnh khó khăn túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng)...
+ Chia tài sản chung của vợ chồng khi có lý do chính đáng khác.
Pháp luật không có quy định cụ thể lý do chính đáng khác ở đây là bao gồm những gì? Xuất phát từ thực tiễn, có thể hiểu: Lý do chính đáng khác trong trường hợp này là những mâu thuẫn sâu sắc về tình cảm giữa vợ chồng, song do tuổi cao, địa vị xã hội, nghề nghiệp, danh dự, uy tín trách nhiệm đối với các con... mà họ không muốn ly hôn.
Về phương diện chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, trên cơ sở kế thừa và phát triển Điều 18 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 : “Các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân đang tồn tại đều do Toà án quyết định”, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cho phép hai vợ chồng thỏa thuận chia tài sản chung bằng văn hay yêu cầu tòa án giải quyết. Tuy nhiên, Luật Hôn nhân và gia đình không quy định nguyên tắc chia.
Xuất phát từ đặc điểm hình thức sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng, trong đó tỷ lệ tài sản của mỗi bên vợ chồng trong khối tài sản chung là ngang nhau. Pháp luật cần quy định cụ thể nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng theo nguyên tắc chia đôi tài sản chung của vợ chồng, trong đó có xem xét công sức đóng góp của mỗi bên vợ chồng để tạo cơ sở pháp lý thống nhất áp dụng trong thực tiễn.
Về hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân:
+ Hậu quả pháp lý về nhân thân: không làm chấm dứt quan hệ hôn nhân trước pháp luật, các quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng vẫn phải được đảm bảo
+ Hậu quả pháp lý về tài sản:
Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thuộc sở hữu riêng của mỗi người, phần tài sản không chia vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng (Điều 30 Luật hôn nhân và gia đình 2000). Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản chung còn lại vẫn thuộc tài sản chung của vợ chồng.
Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh, và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng trừ trường hợp có thỏa thuận khác (Điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP).
Việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản không được pháp luật công nhận (khoản 2 Điều 29 Luật hôn nhân và gia đình 2000), được hướng dẫn cụ thể tại Điều 11 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP. Đây là quy định mới của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
Bên cạnh đó, trong trường hợp sau khi chia tài sản chung mà vợ chồng muốn khôi phục lại chế độ tài sản chung thì theo Điều 9 và Điều 10 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP, trong trường hợp vợ chồng có thoả thuận bằng văn bản về khôi phục chế độ tài sản chung, thì kể từ ngày văn bản thoả thuận khôi phục chế độ tài sản chung có hiệu lực, việc xác định phần tài sản thuộc sở hữu riêng của mỗi bên, phần tài sản thuộc sở hữu chung căn cứ vào sự thoả thuận của vợ chồng. Như vậy, vợ chồng có quyền chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đồng thời có quyền khôi phục chế độ tài sản chung mà không cần có sự xem xét của Tòa án. Đây là một quyền hạn khá rộng mà pháp luật trao cho vợ chồng, đảm bảo quyền tự do định đoạt tài sản của công dân.
- Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Khi phán quyết ly hôn của tòa án có hiệu lực pháp luật, quan hệ vợ chồng được chấm dứt cả về mặt nhân thân và tài sản. Về tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia theo yêu cầu của vợ chồng. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quy
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status