Tác động của sự thất bại vòng đàm phán Đô ha dến nền nông nghiệp Việt Nam - pdf 13

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối


LỜI MỞ ĐẦU
Ngày 11-1-2007, Việt Nam trở thành thành viên 150 của tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Việc này đã đánh dấu một bước ngoặt lớn lao đối với nền kinh tế Việt Nam. Là một thành viên WTO, bên cạnh việc thực thi các nghĩa vụ cam kết, Việt Nam sẽ cùng các thành viên thực hiện nghĩa vụ của mình mà cụ thể là tham gia và đề xuất các ý kiến tại các vòng đàm phán tự do thương mại của WTO. Vòng đàm phán đầu tiên Việt Nam tham gia với tư cách thành viên WTO là Vòng đàm phán Doha.Hiện nay thì vòng đàm phán này đang rơi vào tình trạng bế tắc do một số xung đột giữa các nước, Và hầu như đó là những vấn đề liên quan đến nông nghiệp.
Việt Nam là một thành viên trong WTO, cùng các nước tham gia vòng đàm phán Doha, do vậy dĩ nhiên sự thất bại hay thành công của vòng đàm phán này sẽ có những tác động và ảnh hưởng nhất định đến Việt Nam. Trong những lĩnh vực được đưa ra để đàm phán có thể nói nông nghiệp và trợ cấp nông nghiệp đang là những vấn đề chưa thể đi đến một kết quả chung.
Hiện nay, Việt Nam vẫn được thế giới biết đến là một nước nông nghiệp, đây là ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Năm 2009, giá trị sản lượng của nông nghiệp đạt 71,473 nghìn tỷ đồng (giá so sánh với năm 1994), tăng 1,32% so với năm 2008 và chiếm 13,85% tổng sản phẩm trong nước. Lực lượng lao động, hoạt động sản xuất trong nghề này là rất lớn (69% lực lượng lao động Việt Nam nằm trong lĩnh vực nông nghiệp). Chính vì thế việc đàm phán những vấn đề liên quan đến lĩnh vực này sẽ có những ảnh hưởng không nhỏ đến ngành nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.
Việt Nam cần có sự đánh giá đúng mức, từ đó có thể định hướng, xác định những hướng phát triển hợp lý. Bên cạnh đó việc xây dựng các hành lang pháp lý phù hợp cũng có ý nghĩa rất quan trọng.







Chương 1: Tổng quan về vòng đàm phán Doha
1. Sự ra đời và ý nghĩa của vòng đàm phán:
Vòng đàm phán Doha (hay còn được gọi là Chương trình nghị sự Đô-ha về Phát triển DDA) được khởi động tại Hội nghị Bộ trưởng WTO (MC) lần thứ 4, tổ chức tại Đô-ha, Quatar tháng 11 năm 2001. Mục tiêu ban đầu mà các Bộ trưởng đề ra là kết thúc Vòng Đô-ha vào năm 2005 nhưng cho đến nay vẫn chưa thực hiện được.
Các lĩnh vực được đưa ra đàm phán : tiếp cận thị trường hàng phi nông nghiệp (NAMA), nông nghiệp, dịch vụ, các vấn đề về quy tắc, sở hữu trí tuệ, thuận lợi hóa thương mại, thương mại – môi trường và thương mại phát triển. Mục tiêu đàm phán là gói cam kết tổng thể tất cả các lĩnh vực trên.Trong đó, NAMA và nông nghiệp được xem là hai lĩnh vực mang tính quyết định, đóng vai trò quan trọng trong việc mở đường cho đàm phán trong các lĩnh vực khác thành công. Tuy nhiên, gần đây dịch vụ đang dần trở nên quan trọng hơn với sự quan tâm của một số thành viên lớn của WTO như Hoa Kỳ, EU.
Vòng Doha thường nhắc tới khía cạnh phát triển. Điều này được thể hiện khá rõ nét ngay ở tiêu đề của Vòng đàm phán: "Chương trình Nghị sự Phát triển Đô-ha” (Doha Development Agenda).Khía cạnh "phát triển" của hệ thống thương mại đa biên thường được gắn với khái niệm về “đối xử đặc biệt và khác biệt" (S&D). Khái niệm này ghi nhận rằng các nước đang phát triển, đặc biệt nếu so sánh với các nước phát triển, đang ở vào các giai đoạn phát triển kinh tế rất khác nhau. Do vậy, mục đích cơ bản của các điều khoản S&D nhắm tới là thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các thành viên đang và kém phát triển của WTO, giúp các thành viên này nâng cao khả năng hội nhập kinh tế và được hưởng lợi ích trọn vẹn hơn từ hệ thống thương mại đa biên vốn đang thay đổi nhanh chóng.
Về cơ bản, các điều khoản S&D được phân loại thành 3 hình thức: các điều khoản tạo điều kiện gia tăng cơ hội thương mại cho các nước đang và kém phát triển; các điều khoản cho phép linh hoạt trong quá trình thực hiện những quy tắc và cam kết hiện hành của WTO và các điều khoản về hỗ trợ kỹ thuật do các nước phát triển dành cho các nước đang phát triển trên cơ sở song hay đa phương. Với tinh thần đó, mối quan tâm rất lớn từ phía các thành viên đang phát triển đã được giành cho S&D và khía cạnh phát triển trong quá trình đàm phán vòng Doha. Chính vì thế, vấn đề S&D có vai trò rất quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế, thương mại của Việt Nam.
Như vậy đối với những nước đang phát triển, đây là một vòng đàm phán rất có ý nghĩa, vì nếu Doha kết thúc thì hàng hóa của các nước đang phát triển, chủ yếu là hàng nông sản, sẽ có cơ hội thâm nhập thị trường các nước phát triển do hàng rào thuế quan sẽ được giảm rất lớn.



SDq61O40c0byaoT
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status