Tiểu luận Diễn đàn khu vực ASEAN – ARF (ASEAN Regional Forum) - pdf 13

Download miễn phí Tiểu luận Diễn đàn khu vực ASEAN – ARF (ASEAN Regional Forum)



Trong gần 20 năm tồn tại và phát triển, mặc dù những gì đã đạt được của diễn đàn ARF không được như sự mong đợi của các nước khi thành lập nhưng diễn đàn này cũng đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng kể, trên một mặt nào đó, góp phần duy trì hoà bình, an ninh và hợp tác trong khu vực". Cụ thể là:
Tính hiệu quả của ARF với tư cách là một cầu nối cho các cuộc đối thoại và tư vấn song phương cũng như đa phương cùng với việc thiết lập những quy tắc đối thoại và hợp tác, ra quyết định dựa trên sự đồng thuận, không can thiệp lẫn nhau, sự tiến bộ không ngừng và phát triển với tốc độ cân đối, hợp lý cho mọi thành viên;
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39990/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Nhóm 11: CT35H
Diễn đàn khu vực ASEAN – ARF (ASEAN Regional Forum)
Mở Đầu
Từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, đứng trước rất nhiều nguy cơ truyền thống và phi truyền thống, các nhà lãnh đạo của các quốc gia trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương đã có sự thay đổi lớn trong tư duy an ninh. An ninh toàn diện và an ninh hợp tác dần chiếm ưu thế trong quá trình định hình chính sách an ninh trong khu vực. “ASEAN tích cực nêu ra các sáng kiến an ninh một phần nhằm tìm kiếm vai trò an ninh mới của mình sau Chiến tranh lạnh mặt khác để cho phương Tây thấy rằng sự cố kết của họ sẽ buộc phương Tây phải quan tâm đến” ARF và vai trò của ASEAN trong diễn đàn, Luận Thùy Dương
. Kết quả cuối cùng là sự ra đời của một số cơ chế đa phương, và Diễn đàn hợp tác an ninh Thái Bình Dương (ARF) là một trong cơ chế đa phương duy nhất chuyên trách về an ninh trong khu vực.
Sự hình thành và phát triển của ARF
Tiền đề của ARF bắt nguồn từ những nền móng sau:
Thứ nhất, có thể nói ý tưởng khởi đầu cho việc thành lập ARF bắt đầu từ cuộc họp cấp cao ASEAN IV tại Singapore vào tháng 1 năm 1992, khi đó Thủ Tướng Singapore Goh Chok Tong đề cập đến hợp tác an ninh thông qua đối thoại với các nước ngoài khu vực.
Thứ hai, tại cuộc họp được tổ chức lần đầu tiên giữa các quan chức cấp cao ASEAN và các nước thành viên đối thoại với ASEAN (ASEAN – PMC) tại Singapore vào tháng 5 năm 1993 đã nêu rõ việc mở rộng cơ chế PMC để bàn về an ninh.
Thứ ba, tại cuộc họp ASEAN PMC vào tháng 7 năm 1993: 18 nước thành viên thống nhất sẽ tổ chức một cuộc họp riêng của tất cả các ngoại trưởng tham gia ASEAN và Hội nghị sau Hội nghị Ngoại trưởng PMC. Cuộc họp này sẽ được gọi là ARF đầu tiên sẽ diễn ra ở Bangkok vào tháng 7 năm 1994.
Như vậy, có thể nói Hội nghị thành lập ARF là do các nước ASEAN đưa ra và cơ cấu của ARF được sử dụng theo cơ cấu của ASEAN – PMC. Các Ngoại trưởng ASEAN đã tuyên bố “ARF có thể trở thành Diễn đàn tham khảo ý kiến có hiệu quả ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương để thúc đẩy đối thoại mở về hợp tác an ninh và chính trị trong khu vực” Thông báo chung của hội nghị Ngoại trưởng lần 27 (1994)
.
Sáng kiến ARF sở dĩ được các nước tham gia ASEAN – PMC dễ dàng chấp nhận vì trước hết ARF đáp ứng được lợi ích và nhu cầu của các bên liên quan.
Thứ nhất, sáng kiến thành lập ARF đã được đưa ra có sự thay đổi nhận thức của các nước. Các nước trong khu vực đều mong muốn có một diễn đàn hay một cơ chế để giải quyết các vấn đề thách thưc mới về an ninh trong khu vực.
Thứ hai, sự thay đổi lập trường của Mỹ về hợp tác an ninh đa phương là một trong những yếu tố quan trọng làm cho sáng kiến thành lập ARF trở thành hiện thực. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh Mỹ luôn cho rằng không cần lập thêm cơ chế mới để xử lý vấn đề an ninh vì Mỹ đã có các liên minh an ninh song phương giữa Mỹ và các đồng minh làm chỗ dựa. Nhưng sau khi Clinton lên cầm quyền thì chính quyền Mỹ đã thay đổi cách tiếp cận vầ an ninh. Mỹ thiên sang vẫn duy trì an ninh song phương nhưng vẫn tán thành việc thành lập các cơ chế đa phương. Còn về phần Trung Quốc do ARF là diễn đàn có sự tham gia của hầu hết các nước Đông Á và các nước trong khu vực Châu Á Thái Binh Dương nên Trung Quốc cũng muốn tham gia để kiềm chế Mỹ và một số nước phương Tây và tìm cách phát huy vai trò ảnh hưởng của mình trong các vấn đề về an ninh của khu vực.
Thứ ba, sáng kiến thành lập ARF do các nước vừa và nhỏ trong ASEAN đưa ra nên dễ dàng được các nước trong khu vực chấp thuận. Theo giáo sư Leifer “ARF đặc biệt ở chỗ sáng kiến chính thức và trách nhiệm tổ chức diễn đàn này lại do các quốc gia vừa và nhỏ (ASEAN) đảm nhận chứ không phải các nước lớn”. Leifer, Michael Leifer, the ASEAN Regional Forum, the International Institute for Strategic Studies.
Hơn nữa, ARF đã thu hút sự aun tâm của tất cả các nước lớn trong khu vực như trung Quốc, Nhật Bản, Nga và Mỹ, đây chính là thành công của ARF, là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự ủng hộ của các nước trong và ngoài khu vực. Do vậy việc sáng kiến thành lập ARF có tính khả thi cao và phù hợp với lợi ích của mỗi thành viên.
Mục tiêu và tiến trình hoạt động của ARF
Mục tiêu
Ta có thể nói, đề nghị thành lập ARF là sáng kiến của các nước ASEAN. Nguyên tắc hoạt động hiện nay của ARF dựa trên nguyên tắc hoạt động của ASEAN trong đó bao gồm cả nguyên tắc nhất trí.
Mục tiêu của ARF đã được ghi rõ trong tuyên bố đầu tiên của chủ tịch ARF tại cuộc họp năm 1994 gồm hai mục tiêu sau:
Thứ nhất, thúc đấy đối thoại và tham khảo các ý kiến tích cực về an ninh và chính trị mà các bên cùng quan tâm.
Thứ hai, đóng góp tích cực vào các cố gắng xây dựng lòng tin và ngoại giao phòng ngừa trong khu cực Châu Á Thái Bình Dương.
Tiến trình hoạt động
Theo Bản khái niệm về ARF được đưa ra năm 1995, các nước thành viên ARF đã nhất trí về 3 giai đoạn phát triển của ARF là:
- Giai đoạn 1: tiến hành các biện pháp xây dựng lòng tin (CBM);
- Giai đoạn 2: thực hiện ngoại giao phòng ngừa (PD);
- Giai đoạn 3: giải quyết các xung đột.
Hiện nay theo đánh giá của một số nước thì ARF đang ở giai đoạn thứ nhất tức là đang tiến hành các biện pháp xây dựng lòng tin (CBM) giữa các thành viên. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng ARF đã thực hiện xong giai đoạn thứ nhất và đã đến lúc ARF bước vào giai đoạn thứ hai – tiến hành bước ngoại giao phòng ngừa (PD). Như vậy, có thể thấy hiện ARF đang trong quá trình giao thoa giữa giai đoạn 1 và giai đoạn 2 và khó khăn lớn là sự lựa chọn nên tiếp tục tập trung vào CBM hay bước sang PD. Mỹ và các phương Tây muốn nhanh chóng chuyển sang giai đoạn 2, trong khi Trung Quốc và các nước ASEAN muốn tiếp tục củng cố giai đoạn 1.
ARF hoạt động ở hai cấp độ, cấp độ thứ nhất gọi là Kênh 1 để tiến hành xây dựng lòng tin, ở cấp độ này gồm các cuộc họp chính thức và không chính thức ở cấp Ngoại trưởng các nước thành viên. Tại các phiên họp này, Ngoại trưởng các nước thành viên trình bày về những vấn đề bức xúc trong khu vực, ngoài ra để tăng cường quan hệ cá nhân giữa các Ngoại trưởng họ còn tham gia các hoạt động khác như chơi golf, hát karaoke, mô hình hoạt động này có thể được xem như việc đưa “Phương cách ASEAN” vào hoạt động của ARF. Theo đó, các nước cho rằng bước đầu tiên cần tiến hành xây dựng lòng tin ở mọi cấp độ, điều đó sẽ giúp cho các nước dễ dàng thảo luận và giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả. Cấp độ thứ hai, hay gọi là Kênh II tiến hành ngoại giao phòng ngừa, ARF đã tổ chức một số hội thảo về PD để trao đổi khái niệm, nguyên tắc chỉ đạo, phạm vi thực hiện và các biện pháp cụ thể và tài trợ cho các cuộc họp ở cấp chuyên gia, học giả để thỏa luận một cách không chính thức các đề mục cụ thể trong chương trình nghị sự tiếp theo của ARF.
3. Thành viên
Cuộc họp đầu tiên có sự tham gia của Ngoại trưởng 18 nước: Brunei, Australia, Canada, Trung Quốc, Chủ tịch Liên minh Châu Âu, Indonesia, Nhật Bản, Lào, Malaysia, New Zealand, Papua New Guinea, Philippines, Hàn Quốc, Nga, Si...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status