Đặc điểm định danh từ vựng trong phương ngữ Nam Bộ - pdf 13

Download miễn phí Luận văn Đặc điểm định danh từ vựng trong phương ngữ Nam Bộ



MỤC LỤC

Trang
Lơì mở đầu
Quy ước trình bày
Mục lục 1
Dẫn nhập 5
0.1. Lí do chọn đề tài 5
0.2. Phạm vi nghiên cứu 6
0.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
0.3.1. Mục đích nghiên cứu 6
0.1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 6
0.4. Lịch sử vấn đề 7
0.4.1. Nghiên cứu về phương ngữ Nam Bộ 7
0.4.2. Nghiên cứu định danh trong tiếng Việt và trong PNNB 8
0.5. Phương pháp nghiên cứu 10
0.6. Bố cục luận văn: 11
Chương một: Một số vấn đề về Nam Bộ và định danh 13
1.1. Một số vấn đề chung về Nam Bộ 13
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên 14
1.1.1.1. Địa hình, đất đai 14
1.1.1.2. Khí hậu, thuỷ văn 14
1.1.1.3. Sông rạch 15
1.1.1.4. Đảo, bờ biển và rừng 16
1.1.1.5. Hệ quả 16
1.1.2. Đặc điểm xã hội 18
1.1.2.1. Nguồn gốc dân cư 18
1.1.2.2. Đời sống và tổ chức xã hội 20
1.1.3. Đặc trưng văn hoá Nam Bộ 23
1.1.3.1. Văn hoá và các thành tố văn hoá 23
1.1.3.2. Đặc trưng văn hoá Nam Bộ 23
1.1.3.3. Sự biến đổi và giao thoa văn hoá ở Nam Bộ 28
1.1.4. Phương ngữ và phương ngữ Nam Bộ 29
1.1.4.1. Kh.niệm PN; từ đ.phương,phân vùng,xác định vùng PNNB 29
1.1.4.2. Đặc điểm phương ngữ Nam Bộ 32
1.1.4.3. Sự tiếp xúc ngôn ngữ ở Nam Bộ 37
1.2. Định danh từ vựng 38
1.2.1. Khái niệm định danh 38
1.2.2. Định danh từ vựng 40
1.2.3. Đặc trưng văn hoá trong định danh 46
1.3. Tiểu kết 50
Chương hai: Hệ thống từ ngữ gọi tên riêng 51
2.1. Địa danh 51
2.1.1. Nguồn gốc 51
2.1.2. Cấu tạo 54
2.1.3. cách biểu thị 61
2.1.4. Ngữ nghĩa 67
2.2. Nhân danh 70
2.2.1. Nguồn gốc 71
2.2.2. Cấu tạo 72
2.2.3. cách biểu thị 79
2.2.4. Ngữ nghĩa 81
2.3. Tiểu kết 84
Chương ba: Hệ thống từ ngữ gọi tên chung 86
3.1. Định danh động vật 86
3.1.1. Nguồn gốc 88
3.1.2. Cấu tạo 88
3.1.3. cách biểu thị 90
3.1.4. Ngữ nghĩa 92
3.2. Định danh thực vật 93
3.2.1. Nguồn gốc 95
3.2.2. Cấu tạo 95
3.2.3. cách biểu thị 96
3.2.4. Ngữ nghĩa 98
3.3. Định danh công cụ, phương tiện sản xuất và sinh hoạt 99
3.3.1. Nguồn gốc 100
3.3.2. Cấu tạo 101
3.3.3. cách biểu thị 102
3.3.4. Ngữ nghĩa 104 000
3.4. Định danh đơn vị đo lường dân gian .106
3.4.1. Nguồn gốc 107
3.4.2. Cấu tạo 107
3.4.3. cách biểu thị 107
3.4.4. Ngữ nghĩa 108
3.5. Định danh về sông nước và hoạt động trên sông nước 113 3.5.1. Nguồn gốc 0
3.5.1. Nguồn gốc 113
3.5.2. Cấu tạo 114
3.5.3. cách biểu thị 115
3.5.4. Ngữ nghĩa 116
3.6. Định danh những sản phẩm được chế biến từ nông sản, thuỷ sản 117
3.6.1. Nguồn gốc 118
3.6.2. Cấu tạo 118
3.6.3. cách biểu thị 119
3.6.4. Ngữ nghĩa 121
3.7. Tiểu kết 122
Kết luận 124
Tài liệu tham khảo 128
Phụ lục
LỜI MỞ ĐẦU
Định danh là một vấn đề khá mới mẻ đối với ngành ngôn ngữ học Việt Nam. Mối quan hệ văn hoá, ngôn ngữ và tư duy thể hiện rất rõ trong định danh ngôn ngữ, đặc biệt là ở cấp độ từ vựng. Vấn đề định danh trong PNNB chưa được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm một cách toàn diện. Vì vậy, nghiên cứu về đặc điểm định danh từ vựng trong PNNB có những trở ngại, khó khăn nhất định. Tuy nhiên, đây là một đề tài lí thú và vô cùng quan trọng đối với công cuộc tìm hiểu, phát triển tiếng nói dân tộc. Thực hiện đề tài này, chúng tui chỉ mong góp thêm một thử nghiệm trong việc tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ vùng đất phương Nam của Tổ quốc.
Như đã nói, vấn đề còn khá mới mẻ, tài liệu ít ỏi, năng lực và thời gian có hạn, luận văn chỉ thực hiện được một phần nhất định. Mặc dù rất cố gắng nhưng chắc chắn công trình của chúng tui không tránh khỏi những sai sót. Kính mong được sự góp ý quý báu của các Thầy, Cô.
Chúng tui xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS Trịnh Sâm – người Thầy đã dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn chúng tui hoàn thành luận văn. Chúng tui cũng xin chân thành Thank đến quý Thầy Cô trong Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, Viện Ngôn ngữ học… đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ chúng tui có được những tri thức cần thiết trong thời gian học tập để hoàn thành luận văn này.
DẪN NHẬP

0.1. Lí do chọn đề tài
0.1.1. Nam Bộ là một vùng đất mới của người Việt ở phương nam. Do có thuận lợi về điều kiện tự nhiên nên Nam Bộ có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế. Tính cách, tâm hồn, nếp sinh hoạt của con người ở đây cũng có những nét rất riêng so với cội nguồn. Đó là những con người bộc trực, thẳng thắn, yêu ghét hết mình và vẫn giữ được đức cần cù, chịu khó, lòng yêu nước, thương nòi vốn có của dân tộc. Một miền đất giàu có, trù phú với mênh mang sông nước và những con người nhân hậu là sức lôi cuốn những ai yêu quý và quan tâm đến cuộc sống con người nơi đây.
0.1.2. Phương ngữ Nam Bộ (PNNB), từ địa phương Nam Bộ không những phản ánh cách phân cắt hiện thực của người Nam Bộ mà nó còn mang những nét văn hoá rất đặc trưng của vùng đất mới. Đây là nguồn đề tài hấp dẫn cho các nhà văn hoá học, ngôn ngữ học… Nghiên cứu định danh trong ngôn ngữ chính là nghiên cứu mối quan hệ giữa văn hoá, ngôn ngữ và tư duy. Mối quan hệ này thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau trong ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Trong đó, cấp độ từ vựng là rõ ràng nhất.
Định danh có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc sống con người. Nếu đối tượng xung quanh con người không có tên gọi thì con người sẽ mất phương hướng, ảnh hưởng đến giao tiếp và tư duy. “Mất cái tên gọi con người sẽ mất một trong những khả năng định hướng trong thế giới quanh mình” [9; 167]. Định danh từ vựïng trong PNNB là một vấn đề khá thú vị và chưa được các nhà Việt ngữ học quan tâm. Qua việc nghiên cứu về đặc điểm định danh từ vựng, đề tài thử góp phần lí giải một phần đặc điểm của PNNB. Đồng thời, qua đó hiểu thêm về môi trường tự nhiên, xã hội, thấy được nét độc đáo về văn hoá của miền đất tận cùng Tổ quốc này.
0.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về định danh từ vựng, luận văn tập trung nghiên cứu về hệ thống từ ngữ gọi tên riêng (như: địa danh, nhân danh), hệ thống từ ngữ gọi tên chung (như: những sản phẩm được chế biến từ nông sản, thuỷ sản; các loại động thực vật; những công cụ, phương tiện lao động và sinh hoạt của con người; những đơn vị đo lường dân gian và nhóm từ liên quan đến sông nước) sau khi tìm hiểu về những vấn đề chung về Nam Bộ và về định danh. Như vậy, đối tượng khảo sát của chúng tui bao gồm từ và ngữ định danh. Luận văn cũng chỉ nghiên cứu cách định danh trực tiếp, không có điều kiện nghiên cứu cách gián tiếp.
Sở dĩ chúng tui giới hạn như vậy vì một mặt, bản thân không đủ năng lực, khuôn khổ luận văn không cho phép; mặt khác, chỉ khảo sát hệ thống từ ngữ nói trên bởi vì những từ ngữ này được sử dụng nhiều trong đời sống cộng đồng người dân Nam Bộ, gắn bó với môi trường tự nhiên, thể hiện được đặc trưng văn hoá Nam Bộ.
0.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
0.3.1. Mục đích nghiên cứu: Từ kết quả nghiên cứu tiếng nói của người Nam Bộ thông qua các tài liệu có được của các tác giả đi trước, qua thực tiễn lời ăn tiếng nói hằng ngày của người dân địa phương, luận văn nhằm tìm hiểu về định danh từ vựng của PNNB, đưa ra những nhận xét bước đầu về những đặc điểm có tính quy luật trong việc định danh hiện thực của tiếng nói Nam Bộ. Đó cũng chính là đặc điểm ngôn ngữ – văn hoá của vùng đất này.
0.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn đặt ra những nhiệm vụ sau:

DBWnMKO38Z2q1Lc
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status