Tiểu luận Quan niệm về tứ đức Công – Dung – Ngôn – Hạnh của người phụ nữ Việt Nam xưa và nay - pdf 13

Download miễn phí Tiểu luận Quan niệm về tứ đức Công – Dung – Ngôn – Hạnh của người phụ nữ Việt Nam xưa và nay



MỤC LỤC
 
I - MỞ ĐẦU 0
II - NỘI DUNG 1
III- QUAN NIỆM VỀ “CÔNG - DUNG - NGÔN - HẠNH” XƯA VÀ NAY 2
IV- KẾT LUẬN 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39893/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

nh mới ngọt”người phụ nữ phải thực hiện đúng thiên chức của mình thì gia đình mới đầm ấm và hạnh phúc. Người chồng là trụ cột trong gia đình, hang ngày họ phải làm việc rất vất vả và sau mỗi ngày làm việc mệt mỏi ấy khi về đén nhà đựoc nghỉ ngơi trong một không khí gia đình thoải mái, vui vẻ, ấm cúng, được đoàn tụ cùng người thân tron mâm cơm gia đình thì mọi mỏi mệt sẽ được xoá tan. Cách chăm sóc chồng của ngươi phụ nữ “con đường ngắn nhất là con đường xuyên qua dạ dầy của người đàn ông”(thành ngữ). Ngày nay nhờ có khoa học tiến bộ, đã giảm rất nhiều việc bếp núc cho người phụ nữ.
Như chúng ta đã biết, xã hội tồn tại dựa trên hai cơ sở là tái sản xuất ra của cải vật chất và tái sản xuất ra con người. Làm mẹ là một thiên chức đặc biệt của người phụ nữ và chỉ họ mới có thiên chức ấy. Lênin đã đưa ra một nhận định triết lý “Người phụ nữ nào cũng biết rằng đẻ ra là rất đau nhưng không bất cứ một người phụ nữ binh thường nào lại khước từ việc sinh đẻ”. Trong xã hội xưa, người phụ nữ có vị trí không hơn một nô lệ, là một thứ tài sản có thể chuyển nhượng, cầm cố, chức năng cơ bản nhất của ngưòi phụ nữ là phải sinh cho nhà chồng những đứa con trai để nối dõi tông đường bởi vì “một trai mới coi là có, mười con gái có cũng như không”. Vì quan niệm “trọng nam khinh nữ” ấy mà trước kia không ít người phụ nữ phải chịu cảnh “chồng năm thê bảy thiếp”. Ngày nay, măc dù quan niệm vẫn còn ảnh hưởng nhưng không còn khăc nghiệt như ngày xưa nữa, đã có rất nhiều gia đình không có con trai nhưnng gia đình vẫn hạnh phúc, con cá trưởng thành ngoan ngoãn. Sinh con ra đã khó nhưng để nuôi dạy con trưởng thành,sống tốt ngoan ngoãn lại càng khó hơn. Ngưòi mẹ có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục con cái. Là người mẹ, phụ nữ luôn dành tình cảm cho con mình bằng sức hấp dẫn lạ thường. Sự cảm hoá của người mẹ đối với con bằng tình mẫu tử luôn chắp cánh cho con cái vươn tới, bay xa vào sự tốt đẹp củ cuộc đời. Người phụ nữ sống cho con vì con hơn là đòi hỏi vì với họ “chỗ ướt mẹ nằm,chỗ ráo nhường con”. Vì vậy mà mỗi người mẹ luôn luôn phải hoàn thiện mình để luôn là tấm gương sáng cho con cái noi theo.
Ngoài những công việc gia đình,chăm sóc con cái những người phụ nữ luôn có nghĩa phải chăm sóc bố mẹ chồng. Trong xã hội xưa con dâu luôn phải cung phụng bố mẹ chồng một cách tuyệt đối, bố mẹ có nói sai thế nào thì vẫn phải nghe. Ngày nay quan hệ mẹ chồng nàng dâu không còn như xưa nưa, cuộc sống độc lập của bố mẹ chồng với con cái đã làm cho địa vị của người phụ nữ không phải chịu nhiều quy tắc của bố mẹ chồng nữa mà người phụ nữ có thể là chủ mọi công việc trong gia đinh.Song nghĩa vụ chăm sóc bố mẹ chồng thì người phụ nữ luôn phải thực hiện một cách đầy đủ, đặc biệt đó không chỉ là nghĩa vụ mà đó còn là tình cảm cũng như lòng biết ơn đối với bố mẹ.
Như vậy, có thể nói rằng trong gia đình người phụ nữ có vai trò rất quan trọng “người phụ nữ được ví như chiếc điều hoà trong gai đình” làm cho không khí gia đình trở lên ấm cúng trong mùa đông và mát dịu về mùa hè. Như Vonte đã từng nói “dù là vua chúa hay người dân cày, kẻ nào sống yên ổn dưới mái ấm của mình là hạnh phúc”. Mỗi chúng ta không thể coi những công việc gia đình là vụn vặt bởi chính từ những việc lam đó nếu người phụ nữ hoàn thành được trách nhiệm của mình thì sẽ tạo dựng được một gia đình hạnh phúc còn không thì sẽ ngược lại. Gia đình là một tế bào của xã hội, gia đình đầm ấm không chỉ đem lại niềm vui cho mỗi thành viên trong gia đình mà còn góp phần làm cho xã hội ổn định và văn minh hơn. Chính vì vậy mà trong mỗi công việc của gia đình không thể thiếu bàn tay của người phụ nữ và vai trò của người phụ nữ đã được nhà thơ Thế Hùng khẳng định qua bài thơ “Vợ ơi”:
“Em đi vắng
Nhà hoang tàn giá lạnh
Con mải chơi quên bố bữa cơm chiều
Mở tủ lạnh thấy toàn là đá
Bếp chỏng trơ toàn những nồi niêu”.
Phụ nữ Việt Nam từ xưa đến nay không chỉ “đảm việc nhà” mà còn “giỏi việc nước”, trải qua rất nhiều những năm tháng khổ cực của chiến tranh, chính từ trong những đau khổ đó người phụ nữ đã xây dựng được hình tượng người phụ nữ Việt Nam thật cao đẹp. Các lễ giáo phong kiến cố thắt chặt họ vào cỗ xe “ tam tòng, tứ đức” nhưng vẫn không ngăn cản được phụ nữ Việt Nam “ghé vai gánh vác sơn hà”. Trong chiến tranh người phụ nữ cũng không thua kém gì người đàn ông, họ cũng ra mặt trận, cũng cầm súng chiến đấu với một khí phách bất khuất yêu đời ngay trong cả khó khăn:
“Em đứng hiên ngang giữa đất trời
Giữa vòng gươm súng ,nụ cười tươi
Giữa thành phố Bác thương yêu ấy
Rạng cả quê hương,một nụ cười”
(Rạng cả quê hương một nụ cười
Nguyễn Thi Lý)
Rồi nhân dân Việt Nam đầu thế kỉ 3 đã suy tôn mẹ tổ vùng Dâu - bà Man Nương làm phật mẫu vì Man Nương đã có công chống hạn, đem nươc vào ruộng đồng cho dân cày cấy … Tất cả những người phụ nữ Việt Nam ấy đã đem sức minh vào công cuộc giải phong và xây dựng đất nước.
Trong bm đạn những người phụ nữ việt nam đã có khả năng viết lên những trang sử vàng chói lọi về truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc. Ngày nay xã hội càng phat triển người phụ nữ càng được giải phóng thoát ra khỏi bức tường gia đình để hoà nhập vào xã hội. Họ có thể làm mọi việc, học nhiều thứ để góp phần vào phát triển xã hội, làm rạng rỡ đất nước ta. Văn kiện Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ 9 đã nêu lên mục tiêu phấn đấu đạt chuẩn mực “Người phụ nữ việt Nam yêu nước, có tri thức, có sức khoẻ, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hoá,có lòng nhân hậu,quan tâm đến lợi ích xã hội vàcộng đồng”.
Như vậy nếu như ngày xưa những công việc ngoại (bên ngoài xã hội) do đàn ông đảm nhiệm, người phụ nữ chỉ đảm nhận những công việc nội (trong nhà) không được tham gia những công việc của đất nước thì đén nay người phụ nữ đã thật sự được giải phóng trong cả gia đình và cả gia đình và xã hội. Ngoài những công việc của một người vợ, một người mẹ,một người con dâu mà người phụ nữ phải làm thì họ còn có nhiệm vụ,trách nhiệm của một người công dân. Ngày nay phụ nữ học rộng biết nhiều không khác gì nam giới cả, ngoài công việc gia đình thì có thể nói công việc chính của họ là tham gia vào hoạt động sản xuất của xã hội, người ta thống kê số liệu là phụ nữ chiếm 48% trong tổng số hơn 37 triệu lực lượng lao động xã hội.
Gần 20 năm đổi mới đất nước, với quan điểm đặt con người vào vị trí trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, mọi tiềm năng trong mỗi cá nhân và cả cộng đồng trong đó có phụ nữ được khơi dậy. Trên các lĩnh vực hoạt động xã hội phụ nữ đã phay huy cao độ khả năng của mình với xu hướng ngày càng có nhứng đóng góp quan tọng vào sự phát triển của đất nước. Phụ nữ tham gia đông đảo ở nhiều ngành sản xuất ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status