Tiểu luận Bí mật đời tư – một số vấn đề lý luận và thực tiễn - pdf 13

Download miễn phí Tiểu luận Bí mật đời tư – một số vấn đề lý luận và thực tiễn



MỤC LỤC
A. Lời Nói Đầu. 1
B. Nội Dung. 2
I. Bí mật đời tư và quyền bí mật đời tư trong pháp luật. 2
1. Quyền bí mật đời tư trong pháp luật. 2
2. Khái niệm bí mật đời tư. 4
II. Một số ví dụ thực tế về vấn đề bảo vệ quyền bí mật đời tư. 10
1. Vụ thứ nhất: việc xâm phạm bí mật đời tư của cá nhân. 10
2. Vụ việc xâm phạm an toàn bí mật thư tín. 14
III. Giải pháp hoàn thiện những quy định của pháp luật hiện hành về quyền bí mật đời tư. 18
C. Kết Luận. 19
Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo 20
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39795/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ấn đề này.
BLDS năm 2005 cũng không đưa ra khái niệm “bí mật đời tư” mà chỉ ghi nhận quyền bí mật đời tư. Đây chính là một trong những khó khăn khi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến “bí mật đời tư”. Vậy, bí mật đời tư là gì ?. Có rất nhiều quan điểm khác nhau khi đề cập đến khái niệm bí mật đời tư. Trước khi đưa ra quan điểm trong việc xác định thế nào là bí mật đời tư, xin trích dẫn một số quan điểm xung quanh vấn đề này.
Theo cuốn Đại từ điển Tiếng Việt thì bí mật được giải thích là “giữ kín, không để lộ ra, không công khai”.
Một cách giải thích khác thì cho rằng: Bí mật “là thông tin cần che giấu, chỉ để một số nhất định những người có liên quan được biết. Những thông tin được xác định là bí mật chỉ mang ý nghĩa tương đối. Dưới góc độ này hay đối với một bên thì nó có thể cần che đậy, giữ kín, nhưng dưới góc độ khác, đối với bên khác nó có thể không cần che giấu. Tính bí mật có được do những gì chứa đựng trong thông tin đó có liên quan đến một điều gì đó mà nếu để người không có nhiệm vụ biết thì có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu, gây thiệt hại cho bên cần che giấu.
Bí mật thông thường được chia làm ba cấp độ, từ thấp đến cao là: Mật; Tối mật; Tuyệt mật.”
Như vậy, theo sự giải thích này thì bí mật được xác định bởi các yếu tố sau:
Bí mật là những “thông tin”;
Những “thông tin” này được che giấu bằng những biện pháp, cách thức khác nhau;
Những “thông tin” được coi là bí mật này nếu để người không có nhiệm vụ biết thì có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu, gây thiệt hại cho bên cần che giấu thông tin.
Tuy nhiên, quan điểm này cũng cho rằng những “thông tin” được coi là bí mật cũng chỉ mang tính tương đối. Mặt khác, ngoài những thông tin liên quan đến cá nhân, theo BLDS 2005 thì còn có những tư liệu. Nếu đặt trong mối liên hệ đối với quyền bí mật đời tư, thì thông tin có thể được hiểu bao hàm cả yếu tố tư liệu.
Luật sư Hồ Hữu Tỷ ( đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng: “bí mật đời tư có thể được hiểu là những gì gắn với nhân thân con người, là quyền cơ bản. Đó có thể là những thông tin về hình ảnh, cuộc sống gia đình, tên gọi, con cái, các mối quan hệ… gắn liền với một cá nhân mà người này không muốn cho người khác biết. Những bí mật đời tư này chỉ có bản thân người đó biết hay những người thân thích, người có mối liên hệ với người đó biết và họ chưa từng công bố ra ngoài cho bất kỳ ai.“Bí mật đời tư”có thể hiểu là “chuyện trong nhà” của cá nhân nào đó. Ví dụ: con ngoài giá thú, di chúc, hình ảnh cá nhân, tình trạng sức khỏe, bệnh tật, các loại thư tín, điện thoại, điện tín, v.v…”
Như vậy, quan điểm này cũng chỉ ra rằng bí mật đời tư là những thông tin gắn liền với cá nhân, chỉ có thể mình họ hay một số người hạn chế biết được. Tuy nhiên, nếu hiểu như vậy thì cũng chưa bao quát được nội hàm của khái niệm bí mật đời tư, bởi lẽ nếu hiểu bí mật đời tư là những thông tin “chưa từng công bố cho bất kỳ ai” thì cũng không đúng. Có trường hợp thông tin này đã được công bố nhưng bản thân người tiếp nhận thông tin phải có nghĩa vụ bảo mật thông tin thì thông tin đó vẫn được coi là “bí mật đời tư”.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Luật thì:
“…bí mật đời tư của cá nhân được hiểu trên hai phương diện:
1. Bí mật về đời sống tình cảm,tinh thần: Bí mật về đời sống tình cảm của cá nhân thể hiện tính chất đặc biệt riêng tư của cá nhân đó. Điều luật cấm công khai cho mọi người biết các mối quan hệ thực tại hay mang tính chất hình tượng mà cá nhân đó vốn có.
2. Bí mật về đời sống nghề nghiệp, vật chất của cá nhân thể hiện là những bí mật về hoạt động nghề nghiệp; tình trạng vật chất gắn liền với hoạt động đó.”
Nếu theo như Tiến sĩ Nguyễn Văn Luật thì khái niệm bí mật đời tư được bao quát trên các phương diện: “tình cảm, tinh thần” và “nghề nghiệp, vật chất”. Tuy nhiên, theo cách diễn giải này thì cũng không có một giới hạn cụ thể cho khái niệm bí mật đời tư, điều đó có nghĩa là khái niệm bí mật đời tư có thể được khái quát theo hướng liệt kê mà không được khái quát theo hướng bao quát. Nếu đưa ra khái niệm bí mật đời tư theo hướng liệt kê thì có những trường hợp việc liệt kê sẽ không đầy đủ. Mặt khác, khái niệm “bí mật đời tư” chỉ có ý nghĩa tương đối. Bởi vì, cùng một loại thông tin liên quan đến cá nhân nhưng với người này họ cho rằng đó là “bí mật đời tư” của họ nhưng với người khác thì lại cho rằng đó không phải là bí mật đời tư mà ai cũng có thể biết và việc biết những thông tin đó không có gì là xâm phạm bí mật đời tư. Đối với mỗi người thì việc xác định như thế nào là “bí mật đời tư” chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố.
Ví dụ, có người từ thuở nhỏ đã bị một cú sốc lớn về tinh thần (từng bị xâm hại tình dục, người thân bị rơi vào vòng lao lí,…), họ không muốn ai nhắc lại chuyện đó nữa, họ muốn quên kỷ niệm không tốt đẹp đó. Cái mà họ không muốn ai nhắc lại hay mang ra nói cho người khác biết đó chính là “bí mật đời tư” của họ, nếu ai tiết lộ những thông tin này của họ thì hành vi đó sẽ bị coi là xâm phạm bí mật đời tư. Nhưng cũng có người chỉ đơn thuần coi việc đó là một tai nạn, đôi khi chính họ cũng nhắc lại, họ muốn chia sẻ nó để nhận được sự cảm thông từ mọi người, họ cho rằng khi mình sống chân thành thẳng thắn thì mọi người cũng sẽ tôn trọng mình không phân biệt hay có những hành động kì thị đối với mình. Họ không coi nó là “bí mật” thì nếu người khác tiết lộ thông tin gì về việc đó cũng sẽ không bị coi là xâm phạm bí mật đời tư.
Thói quen sống, làm việc, phong tục tập quán…cũng là những yếu tố ảnh hưởng tới quan niệm bí mật đời tư. Mặt khác các qui định của pháp luật có liên quan cũng cần được chú ý khi chúng ta xem xét đến khái niệm bí mật đời tư. Chẳng hạn: trong điều kiện hiện nay, việc minh bạch tài sản của cá nhân là một yếu tố mà chúng ta không thể làm được, mặc dù điều này chúng ta có thể tiến hành trong một số trường hợp cụ thể (cán bộ lãnh đạo, những người giữ những trọng trách vị trí nhất định trong xã hội…).
Quyền nhân thân nói chung, quyền bí mật đời tư nói riêng liên quan mật thiết đến sự tự do của mỗi con người. Con người có sự tự do của mình, sự tự do đó không chỉ trong suy nghĩ mà còn trong cả các công việc mà họ làm. Tuy nhiên, nếu như chúng ta hiểu bản chất của con người là tự do, bản chất của pháp luật là hạn chế thì sự tự do của cá nhân luôn bị giới hạn bởi sự tự do của người khác. Mỗi người cần tạo ra cho mình một thói quen “ sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật”. Chúng ta được tự do, đấy là quyền của chúng ta nhưng sự tự do ấy cần là sự “tự do trong khuôn khổ”. Điều đó có nghĩa rằng để thoả mãn quyền nhân thân nói chung, qu...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status