Tiểu luận Hướng hoàn thiện những quy định của pháp luật về địa vị pháp lý của bị can bị cáo trong tố tụng hình sự - pdf 13

Download miễn phí Tiểu luận Hướng hoàn thiện những quy định của pháp luật về địa vị pháp lý của bị can bị cáo trong tố tụng hình sự



Hiện nay, có không ít các quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 vì chưa quy định cụ thể nên dẫn tới những cách hiểu khác nhau và sự không thống nhất khi áp dụng các quy định đó trong thực tiễn. Thí dụ khi quy định về biện pháp ngăn chặn là tạm giam, Điều 88 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 đã quy định như sau:
“1. Tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo trong những trường hợp sau đây:
a) Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng;
b) Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật Hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hay cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hay có thể tiếp tục phạm tội.
2. Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hay đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác trừ những trường hợp sau đây:
a) Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã;
b) Bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hay cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử;
c) Bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia”.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39802/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

“Bị can là người đã bị khởi tố về hình sự” (Điều 49 BLTTHS năm 2003 ) và tham gia tố tụng từ khi có quyết định khởi tố bị can đối với họ. Bị can tham gia vào giai đoạn điều tra, truy tố và một phần giai đoạn xét cử sơ thẩm.
“Bị cáo là người bị toà án tuyên quyết định đưa ra xét xử” (Điều 50 BLTTHS năm 2003 ). Bị cáo tham gia tố tụng từ khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử đến khi bản án hay quyết định của toà án có hiệu lực pháp luật.
1) Những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành về địa vị pháp lý của bị can.
Những quy định về quyền và nghĩa vụ của bị can.
Theo khoản 2 Điều 9 BLTTHS : “ Bị can có quyền: a) Được biết mình bị khởi tố về tội gì; b) Được giải thích về quyền và nghĩa vụ; c) Trình bày lời khai; d) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; đ) Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này; e) Tự bào chữa hay nhờ người khác bào chữa; g) Được nhận quyết định khởi tố; quyết định áp dụng, thay đổi hay huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm định chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố; các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này; h) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.”
Theo Khoản 3 Điều 49 BLTTHS “Bị can phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát; trong trường hợp vắng mặt không có lý do chính đáng thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã.”
2) Những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành về địa vị pháp lý của bị cáo.
2.1Những quy định về quyền và nghĩa vụ của bị cáo.
Khoản 2 Điều 50 BLTTHS năm 2003 “ Bị cáo có quyền: a) Được nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi hay huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn; quyết định đình chỉ vụ án; bản án , quyết định của Tòa án; các quyết định tố tụng khác nhau theo quy định của Bộ luật này; b) Tham gia phiên tòa; c) Được giải thích về quyền và nghĩa vụ; d) Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này; đ) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; e) Tự bào chữa hay nhờ người bào chữa; g) Trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa; h) Nói lời sau cùng trước khi nghị án; i) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án; k) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.”
Theo quy định tại khoản 3 Điều 50 BLTTHS quy định: “ Bị cáo phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án; trong trường hợp vắng mặt không có lý do chính đáng thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã.”
HƯỚNG HOÀN THIỆN NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA BỊ CAN BỊ CÁO TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ.
1) Luật tố tụng hình sự được coi là luật hình thức (quy định về những trình tự, thủ tục giải quyết một vụ án hình sự) nên về nguyên tắc các quy định càng chi tiết, cụ thể càng tạo điều kiện thuận lợi cho người áp dụng cũng như người tuân thủ và chấp hành pháp luật.
Có thể phân chia các quy định hiện hành về bị can, bị cáo trong Bộ luật Tố tụng Hình sự thành các nhóm sau đây:
- Các quy định về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng hình sự của bị can, bị cáo;
- Các quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng liên quan tới bị can, bị cáo;
- Các quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm của người bào chữa;
- Các quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm của những người tham gia tố tụng khác liên quan tới bị can, bị cáo.
Để tố tụng hình sự đạt hiệu quả cao, theo em, Việc sửa đổi, bổ sung các quy định về bị can, bị cáo cần được tiến hành theo hướng các quy định đó phải cụ thể và chi tiết hơn nữa để bất kỳ ai kể cả người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và những người khác đều hiểu đúng và thực hiện đúng các quy định của pháp luật.
Hiện nay, có không ít các quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 vì chưa quy định cụ thể nên dẫn tới những cách hiểu khác nhau và sự không thống nhất khi áp dụng các quy định đó trong thực tiễn. Thí dụ khi quy định về biện pháp ngăn chặn là tạm giam, Điều 88 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 đã quy định như sau:
“1. Tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo trong những trường hợp sau đây:
a) Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng;
b) Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật Hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hay cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hay có thể tiếp tục phạm tội.
2. Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hay đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác trừ những trường hợp sau đây:
a) Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã;
b) Bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hay cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử;
c) Bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia”.
Quy định trên đây thực chất vẫn là một quy định tuỳ nghi, việc quyết định áp dụng hay không áp dụng biện pháp tạm giam hoàn toàn phụ thuộc vào sự đánh giá của người tiến hành tố tụng hay cơ quan tiến hành tố tụng trong khi sự đánh giá đó nhiều khi mang tính chủ quan áp đặt. Thí dụ, khi một người phạm tội ít nghiêm trọng hay một tội nghiêm trọng trước khi người này có hành vi cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hay phạm tội mới thì căn cứ vào đâu để cho rằng người này sẽ thực hiện các hành vi đó để ngay lập tức phải áp dụng biện pháp tạm giam với họ. Thông thường trong những trường hợp này, Điều tra viên hay Cơ quan điều tra, để công việc điều tra được thuận lợi đều xin Viện kiểm sát phê chuẩn lệnh tạm giam trong khi không đưa ra được những căn cứ bị can sẽ bỏ trốn, sẽ gây khó khăn cho hoạt động tố tụng hay sẽ tiếp tục phạm tội. Có không ít trường hợp khi Viện kiểm sát không phê chuẩn lệnh tạm giam thì Cơ quan điều tra “mặc cả” với Viện kiểm sát rằng, nếu Viện kiểm sát không phê chuẩn mà bị can bỏ trốn thì Viện kiểm sát phải chịu trách nhiệm?. Đưa ra tình huống trên đây em muốn khẳng định một điều là để tránh tình trạng hiểu và áp dụng không thống nhất các quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự về nghĩa vụ, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và cơ quan tiến hành tố tụng liên quan tới bị can, bị cáo thì các quy định đó cần được quy định tỉ mỉ, chi tiết, dễ hiểu hơn. Nghiên cứu các điều luậ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status