Biện pháp bảo lãnh trong các giao dịch dân sự - pdf 13

Link tải luận văn miễn phí cho ae

A. MỞ ĐẦU
Trong thực tế có rất hiều các giao dịch có các yếu tố của một quan hệ nghĩa vụ dân sự, mà thông thường trong giao dịch đó sẽ đặt ra các biện pháp bảo đảm thực hiên nghĩa vụ dân sự nhằm mục đích nâng cao trách nhiệm của các bên trong quan hệ nghĩa vụ dân sự và trong giao kết hợp đồng của cả hai bên. Có bảy biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự (cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, bảo lãnh, ký cược, ký quỹ, tín chấp), mỗi một biện pháp lại có một tính chất, đặc điểm riêng biệt và áp dụng đối với từng tình huống khác nhau trong các giao dịch dân sự khác nhau song tất cả các biện pháp bảo đảm đều mang tính chất bổ sung cho nghĩa vụ chính.
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng em sẽ đề cập tới biện pháp bảo lãnh trong các giao dịch dân sự. Trên thực tế có rất nhiều các giao dịch hay hợp đồng xảy ra tranh chấp liên quan đến bảo lãnh trong đó có bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ vay tiền.
B. NỘI DUNG
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BIỆN PHÁP BẢO LÃNH:
Bảo lãnh là biện pháp bảo đảm đối nhân duy nhất trong hệ thống các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định trong Luật Dân sự Việt Nam. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay, biện pháp bảo đảm này đang ngày càng phát huy những ưu thế của mình trong việc xác lập các giao dịch dân sự.
1. Khái niệm bảo lãnh
Bảo lãnh là việc người thứ ba cam kết với người có quyền sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho người có nghĩa vụ nếu đến thời hạn mà người đó không thực hiện, hay không có khả năng thực hiện.
2. Chủ thể của bảo lãnh
Quan hệ bảo lãnh thực chất là một quan hệ tay ba giữa người có quyền, người có nghĩa vụ và người thứ ba. Vì vậy, chủ thể của bảo lãnh không chỉ là các bên trong quan hệ nghĩa vụ chính. Thông qua việc cam kết giữa người thứ ba trên cơ sở sự đồng ý của người có quyền hình thành một quan hệ, trong đó người thứ ba được gọi là người bảo lãnh, người có quyền là người nhận bảo lãnh và người có nghĩa vụ được gọi là người được bảo lãnh. Người bảo lãnh phải là người có đầy đủ năng lực hành vi, có khả năng tài sản (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác).
3. Đối tượng và phạm vi bảo lãnh
- Nếu đối tượng của nghĩa vụ chính là việc thực hiện một công việc mà chỉ thông qua việc thực hiện công việc đó, quyền lợi của bên có quyền mới được thỏa mãn, thì đối tượng của bảo lãnh phải là việc thực hiện một công việc (người bảo lãnh phải là người có khả năng thực hiện công việc đó).
- Nếu đối tượng của nghĩa vụ chính là một khoản tiền hay một tài sản có giá trị khác, thì đối tượng của bảo lãnh phải là một tài sản thuộc sở hữu của người bảo lãnh.
- Phạm vi bảo lãnh có thể là một phần hay toàn bộ nghĩa vụ, tùy thuộc vào sự cam kết, xác định của người bảo lãnh.
4. Nội dung của bảo lãnh
- Bên bảo lãnh phải dùng tài sản thuộc sở hữu của mình hay tự mình thực hiện một công việc để chịu trách nhiệm thay cho người được bảo lãnh nếu người này không thực hiện nghĩa vụ hay gây ra thiệt hại cho bên nhận bảo lãnh. Khi bên bảo lãnh thực hiện xong những cam kết trước bên nhận bảo lãnh, thì quan hệ nghĩa vụ chính cũng như việc bảo lãnh được coi là chấm dứt. Khi đó bên bảo lãnh có quyền yêu cầu người được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi đã bảo lãnh; bên bảo lãnh được hưởng thù lao nếu có thỏa thuận giữa họ với người được bảo lãnh hay pháp luật có quy định.
- Trong trường hợp nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ, thì họ phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh.
- Nếu người bảo lãnh được người nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ, thì người được bảo lãnh vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đó đối với người có quyền. Trong trường hợp người nhận bảo lãnh chỉ miễn cho một người trong số những người bảo lãnh liên đới việc thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của người đó, thì những người bảo lãnh khác vẫn phải thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi mà họ đã bảo lãnh.
- Nếu nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ nhưng họ đã thỏa thuận và cam kết trước người có quyền về việc mỗi người chỉ bảo lãnh một phần nghĩa vụ độc lập hay pháp luật đã quy định từng phần nghĩa vụ độc lập, thì mỗi người bảo lãnh chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ trong phạm vi mà mình đã cam kết bảo lãnh.
II. CÁC VỤ VIỆC CÓ TRANH CHẤP VỀ BẢO LÃNH ĐỂ BẢO ĐẢM NGHĨA VỤ VAY TIỀN:
1.Vụ việc thứ nhất:
1.1 Tóm tắt vụ việc:
– Nguyên đơn: Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long
Trụ sở: số 17 Bến Chương Dương, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
– Bị đơn: Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại sản xuất Lam Giang
Trụ sở: số 171 Trần Hưng Đạo, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
1. Ông Nguyễn Đắc Cường, địa chỉ: số 197/6 Nguyễn Đình Chiểu, phường 11, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh.
2. Bà Trần Thị Thanh Mỹ, địa chỉ: số 531 Hoà Hảo, phường 7, quận 11, thành phố Hồ Chí Minh.
Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long (gọi tắt là bên A) và Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại sản xuất Lam Giang (gọi tắt là bên B) có ký hợp đồng tín dụng số 101.01.99- HĐTD ngày 23-11-1999 với số tiền vay là 800.000.000đ. Thời hạn vay 06 tháng kể từ ngày 24-11-1999 đến ngày 24-05-2000 gia hạn đến 24-11-2000. Lãi suất cho vay là 0,85%/tháng, lãi suất quá hạn 125%/tháng. Lãi phạt chậm trả là 5% tính trên số lãi chậm trả.


jQ4201a3jL5RY1e
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status