Tiểu luận Nguyên nhân, thực trạng và giải pháp khắc phục tình trạng ban hành văn bản pháp luật trái thẩm quyền - pdf 13

Download miễn phí Tiểu luận Nguyên nhân, thực trạng và giải pháp khắc phục tình trạng ban hành văn bản pháp luật trái thẩm quyền



MỤC LỤC
 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Chương I. Những vấn đề lý luận về văn bản trái thẩm quyền
1.1 Khái niệm văn bản pháp luật
1.2 Khái quát về văn bản pháp luật trái thẩm quyền
Chương II. Thực trạng ban hành văn bản pháp luật trái thẩm quyền
2.1 Trái thẩm quyền về nội dung
2.2 Trái thẩm quyền về hình thức
Chương III. Nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình trạng ban hành văn bản
Pháp luật trái thẩm quyền
3.1 Nguyên nhân
3.2 Giải pháp khắc phục
 
III. KẾT LUẬN
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39732/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ĐẶT VẤN ĐỀ
Xây dựng văn bản pháp luật (VBPL) là hoạt động mang tính chuyên môn, do nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện bằng việc xác lập những hình thức văn bản khác nhau. Để bảo đảm chất lượng, hiệu quả cao, hoạt động xây dựng VBPL phải tuân thủ một số nguyên tắc nhất định, đặc biệt là xây dựng VBPL phải đúng thẩm quyền nhưng hiện nay tình trạng ban hành VBPL trái thẩm quyền diễn ra khá phổ biến ở nhiều địa phương và ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội. Vì vậy yêu cầu đặt ra lúc này là cần có những giải pháp để hạn chế và khắc phục tình trạng trên.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VBPL TRÁI THẨM QUYỀN.
Khái niệm văn bản pháp luật sai trái.
Pháp luật hiện hành không quy định thế nào là VBPL sai trái mà chỉ quy định về văn bản hợp pháp. Theo Điều 3 nghị định 135/2003/NĐ – CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý VBQPPL, văn bản hợp pháp là văn bản được ban hành đúng căn cứ pháp lý, đúng thẩm quyền, đúng thể thức, kỹ thuật trình bày, có nội dung phù hợp với quy định của pháp luật và đúng về thủ tục xây dựng, ban hành văn bản. Có thể hiểu VBPL sai trái là những văn bản không đúng không phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành, vi phạm một trong các điều kiện đã kể trên.
1.2. Khái quát về văn bản pháp luật trái thẩm quyền
Thẩm quyền ban hành VBPL là giới hạn quyền lực mà pháp luật cho phép các chủ thể được ban hành các văn bản nhằm điều chỉnh các vấn đề phát sinh trong quá trình quản lý thuộc phạm vi, lĩnh vực mà mình phụ trách. Mục đích của nhà nước khi quyết định thẩm quyền quản lý nói chung và thẩm quyền ban hành VBPL nói riêng là nhằm đảm bảo cho hoạt động quản lý của nhà nước điều hòa một cách nhịp nhàng, thống nhất và không bị chồng chéo, mâu thuẫn nhau, cũng như không bỏ sót những lĩnh vực cần điều chỉnh. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì thẩm quyền ban hành VBPL gồm thẩm quyền hình thức và thầm quyền nội dung, các chủ thể chỉ được phép ban hành những VBPL thuộc phạm vi thẩm quyền mà nhà nước trao cho.
Về thầm quyền hình thức: là thẩm quyền của chủ thể trong việc ban hành về hình thức VBPL do pháp luật quy định. Thẩm quyền này được quy định trong luật ban hành quy phạm pháp luật năm 2008 và luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004 và trong Hiến pháp và các đạo luật về tổ chức bộ máy nhà nước các Luật, pháp lệnh về quản lý nhiều trong từng lĩnh vực cụ thể.
VBPL vi phạm thẩm quyền về hình thức là văn bản có tên gọi không theo đúng quy định pháp luật hiện hành.
Thứ nhất, đó là việc cơ quan ban hành văn bản sử dụng hình thức VBPL thuộc thẩm quyền ban hành của chủ thể khác, tức là chủ thể ban hành một hình thức VBPL mà pháp luật không quy định thuộc thẩm quyền của mình. Ví dụ: HĐND ban hành quyết định; UBND ban hành Nghị quyết.
Thứ hai, là việc cơ quan ban hành văn bản sử dụng không đúng vai trò của văn bản đối với công việc được giao quyền. Mỗi loại VBPL đều có vai trò sử dụng riêng, phù hợp với tính chất của từng loại công việc cần giải quyết do đó trường hợp vi phạm này tức là các chủ thể sử dụng không đúng hình thức văn bản cho từng trường hợp công việc mà mình đang giải quyết. Chẳng hạn, để điều động công tác thì Chủ tich UBND tỉnh ra thông báo; để xử lý kỷ luật người lao động thì thủ trưởng đơn vị ra công văn…
Thứ ba, là việc cơ quan ban hành văn bản sử dụng hình thức văn bản không do pháp luật quy định như thông tri, mệnh lệnh.
Về thẩm quyền nội dung: là “giới hạn của việc sử dụng quyền lực nhà nước mà pháp luật thực định đã đặt ra đối với từng cơ quan trong bộ máy nhà nước về mỗi loại công việc nhất định”. Thẩm quyền nội dung thể hiện ở việc các chủ thể ban hành VBPL giải quyết những vấn đề do pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của chủ thể đó. Vấn đề này được pháp luật quy định trong nhiều văn bản khác nhau, dựa trên sự phân công về quyền lực, về vị trí, chức năng của các chủ thể trong việc giải quyết những công việc do pháp luật quy định. Trên cơ sở đó các chủ thể chỉ được phép ban hành VBPL để giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của mình mà không được giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của chủ thể khác. Biểu hiện của những VBPL trái thẩm quyền về nội dung có thể là:
Thứ nhất, cơ quan ban hành VBPL đã giải quyết một công việc không thuộc thẩm quyền của mình tức là pháp luật không quy định cho chủ thể thẩm quyền giải quyết một công việc nào đó nhưng chủ thể này lại vẫn ban hành VBPL để giải quyết công việc đó. Ví dụ: Bộ Tài nguyên và môi trường ban hành VBPL nghiêm cấm khai thác các tour du lịch sinh thái hay Bộ xây dựng ban hành VBPL về quản lý đất đai.
Thứ hai, Cơ quan ban hành VBPL giải quyết một công việc vượt giới hạn thẩm quyền cho phép tức là pháp luật chỉ cho phép các chủ thể thực hiện công việc trong phạm vi nhất định nhưng họ lại vượt quá và lấn sang giới hạn công việc của chủ thể khác.
Thứ ba, cơ quan ban hành văn bản không sử dụng hết quyền năng mà pháp luật trao cho, điều này thể hiện sự thiếu trách nhiệm trong công việc của các chủ thể có thẩm quyền.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG BAN HÀNH VBPL TRÁI THẨM QUYỀN.
Ban hành văn bản là một trong những hoạt động quan trọng của nhà nước. Cùng với nhu cầu quản lý ngày càng tăng lên như hiện nay thì số lượng VBPL được ban hành cũng ngày càng nhiều lên. Số lượng văn bản sai trái xuất hiện nhiều, theo số liệu mới nhất của Bộ tư pháp tổng kết trong báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện nghị định 135/2003/NĐ – CP ngày 14/11/2003 của Chính Phủ về kiểm tra xử lý VBQPPL qua công tác tự kiểm tra của cán bộ, ngành địa phương đã phát hiện 3460 văn bản có dấu hiệu sai trái. Còn theo công tác kiểm tra theo thẩm quyền qua kiểm tra các văn bản thuộc thẩm quyền toàn ngành đã phát hiện 6879 văn bản có dấu hiệu trái pháp luật. Từ năm 2004 đến năm 2008 đã kiểm tra, phát hiện 2174 văn bản có dấu hiệu trái pháp luật. Những năm gần đây số lượng các văn bản có dấu hiệu sai trái tồn tại rất nhiều.
3.1 Thực trạng ban hành văn bản pháp luật trái thẩm quyền nội dung.
Việc ban hành VBPL trái thẩm quyền, vượt quyền đang trở nên khá phổ biến trong thời gian gần đây. Nghiêm trọng nhất là thực trạng ban hành VBPL trái thẩm quyền về nội dung. Pháp luật quy định các chủ thể có thẩm quyền chỉ được ban hành các VBPL phù hợp với thẩm quyền của mình được pháp luật cho phép hay theo sự phân công phân cấp quản lý. Tuy nhiên, trên thực tế, tình trạng các chủ thể ban hành VBPL để giải quyết những vấn đề không thuộc thẩm quyền hay vượt quá quyền hạn diễn ra khá phổ biến ở các cơ quan từ Trung ương đến địa phương có thể đưa ra một vài ví dụ:
Gần đây, dư luận cả nước đã xôn xao về Quyết định số 33/2008/QĐ- BYT về việc ban hành tiêu chuẩn sức khỏe người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và Quyết định số 34/2008/QĐ- BYT về việc ban hành tiêu chuẩn s

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status