Tiểu luận Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam hiện nay - pdf 13

Download miễn phí Tiểu luận Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam hiện nay



Trên lĩnh vực sở hữu: Sự tồn tại của ba chế độ sở hữu (sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân), ba hình thức sở hữu (hình thức sở hữu nhà nước, hình thức sở hữu tập thể, hình thức sở hữu tư nhân) là một đòi hỏi khách quan của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. Nhà nước thông qua hệ thống chính sách, nhiều điều luật (chương II, Hiến pháp 1992; Luật kinh doanh, Luật ngân hàng và các tổ chức tín dụng, ) làm đòn bẩy kinh tế để định hướng đã góp phần làm cho kinh tế nhà nước từng bước vươn lên nắm vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng kinh tế tập thể tạo thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân (Luật đầu tư nước ngoài trực tiếp, Luật khiến khích đầu tư trong nước).
Trên lĩnh vực quản lý: Bằng những nội dung của pháp luật mà Nhà nước xây dựng các cơ chế, chính sách. tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động trực tiếp hay thông qua các khâu trung gian nhất định tham gia quá trình hoạch định, tổ chức, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch phát triển của doanh nghiệp ( Luật Doanh nghiệp, Luật sở hữu, Luật kinh doanh bảo hiểm ).
Trên lĩnh vực phân phối và điều tiết: Pháp luật cụ thể hóa hệ thống chính sách kinh tế do nhà nước hoạch định, nhằm sử dụng các nguồn lực - trực tiếp là bộ phận kinh tế nhà nước - để định hướng, can thiệp vào lĩnh vực phân phối và phân phối lại theo hướng ưu tiên phân phối theo lao động và qua phúc lợi xã hội; kết hợp tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội; hoạch định các chính sách xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa (Luật kinh doanh bảo hiểm.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39755/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

LỜI NÓI ĐẦU
Từ khi nhà nước ra đời thì pháp luật đã trở thành một công cụ, một phương tiện hữu hiệu để nhà nước xây dựng bộ máy chính quyền, cũng như quản lí mọi lĩnh vực của đời sống xã hội từ chính trị - kinh tế, văn hóa – xã hội… Trong đó có thể nói, vai trò của pháp luật trong lĩnh vực kinh tế là vô cùng cần thiết.
Ở Việt Nam, trong thời kì đi lên xã hội chủ nghĩa thì việc Nhà nước định hướng phát triển kinh tế theo hướng kinh tế thị trường, tích cực hội nhập và mở rộng thị trường. Để làm được điều đó, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã xây dựng một hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa với nhiều nội dung tác động tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Việc nghiên cứu, tìm hiểu vai trò của pháp luật đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam sẽ giúp chúng ta nhìn nhận đánh giá những thành tựu, những hạn chế còn tồn tại trong vai trò của pháp luật đối với nền kinh tế Việt Nam. Từ đó, Nhà nước sẽ tiếp tục phát huy sự quản lí, điều tiết kinh tế có hiệu quả nhất.
Trong phạm vi bài tiểu luận cá nhân này, em xin được chỉ ra một số vai trò của pháp luật đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Vì đây là bài tiểu luận cá nhân đầu tiên nên chắc chắn em không tránh khỏi những thiếu sót trong kiến thức và cách trình bày. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
PHẦN NỘI DUNG
Cơ sở lý luận.
Pháp luật, bản chất và đặc điểm của pháp luật.
Pháp luật là gì?
Nhắc đến pháp luật, chúng ta có nhiều định nghĩa khái niệm khác nhau. Nhưng nhìn chung, pháp luật được hiểu là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.
Trong bài tiểu luận này, ta tìm hiểu về vai trò của pháp luật đối với sự phát triển của nền kinh tế nước ta. Vì vậy, ta cần hiểu, pháp luật ở đây chính là pháp luật xã hội chủ nghĩa. Là hệ thống các quy tắc xử sự, thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng, do Nhà nước xã hội chủ nghĩa ban hành và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước trên cơ sở giáo dục và thuyết phục mọi người tôn trọng và thực hiện. Đây là kiểu pháp luật mới có bản chất khác với các kiểu pháp luật trước nó và có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội chủ nghĩa.
Bản chất của pháp luật.
Bản chất của pháp luật luôn phụ thuộc vào bản chất của giai cấp thống trị (giai cấp lãnh đạo). Đối với bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa, cũng giống với các kiểu pháp luật khác, nó vừa thể hiện tính giai cấp vừa thể hiện tính xã hội và cũng có những đặc trưng cơ bản của pháp luật nói riêng. Tuy nhiên, vì xuất phát từ cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa và hệ tư tưởng trong chủ xã hội chủ nghĩa nên pháp luật xa hội chủ nghĩa cũng có những đặc điểm riêng. Bản chất đó được thể hiện ở những điểm cơ bản sau:
- Pháp luật xã hội chủ nghĩa là một hệ thống quy tắc xử sự có tính thống nhất nội tại cao.
- Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và đông đảo nhân dân lao động.
- Pháp luật xã hội chủ nghĩa là do nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước dân chủ, thể hiện quyền lực của đông đảo nhân dân lao động ban hành và bảo đảm thực hiện.
- Pháp luật xã hội chủ nghĩa có quan hệ chặt chẽ với chế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa.
- Pháp luật có quan hệ mật thiết với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng cộng sản.
- Pháp luật xã hội chủ nghĩa có quan hệ chặt chẽ quy phạm xã hội khác trong chủ nghĩa xã hội.
2. Vai trò của pháp luật.
Pháp luật là một công cụ quản lý giúp nhà nước thực hiện ý chí của giai cấp lãnh đạo. Vì thế pháp luật chiếm một vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong mọi lĩnh vực. Xét trên bình diện chung nhất, pháp luật là phương tiện để thể chế hóa đường lối chính sách của Đảng, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng được thực hiện có hiệu quả trên quy mô toàn xã hội; là phương tiện để nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội; là phương tiện để nhân dân phát huy dân chủ và quyền làm chủ, thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Có thể nhận thấy vai trò của pháp luật được thể hiện ở những mặt sau đây:
- Pháp luật là cơ sở xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa.
- Pháp luật bảo đảm cho việc thực hiện có hiệu qủa chức năng tổ chức và quản lý kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.
- Pháp luật bảo đảm thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền lực nhân dân, bảo đảm công bằng xã hội.
- Pháp luật là cơ sở để giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- Pháp luật có vai trò giáo dục mạnh mẽ.
- Pháp luật xã hội chủ nghĩa góp phần tạo dựng những mối quan hệ mới.
- Pháp luật tạo ra môi trường ổn định chi việc thiết lập các mối quan hệ hợp tác và phát triển.
II. Vai trò của pháp luật đối với việc phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay.
1.Vì sao pháp luật có vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế VIệt Nam.
- Đầu tiên, ta có thể khẳng định vai trò của pháp luật đối với sự phát triển của nền kinh tế là xuất phát từ chính bản chất và những đặc điểm vai trò của pháp luật xã hội chủ nghĩa, cũng như bản chất của Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
- Thứ hai, có thể thấy sự tác động ngược lại của nền kinh tế đối với chính trị là vô cùng lớn. Bên cạnh đó, thị trường - kinh tế thị trường là một kiểu quan hệ giữa người với người trong sản xuất, trao đổi và tiêu dùng, nên mang đậm dấu ấn của quan hệ xã hội, của thể chế chính trị mà nền kinh tế đó tồn tại. Với mức độ đáng kể, sự phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay bị chi phối và nhằm phục vụ cho định hướng xã hội chủ nghĩa. Đương nhiên, nhân tố sâu xa bảo đảm định hướng chính trị đối với kinh tế là đường lối, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng Cộng sản cầm quyền. Song, để đường lối, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng biến thành hiện thực vận động của nền kinh tế, chúng phải được thể chế hóa thành hệ thống pháp luật, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dưới sự quản lý của Nhà nước do Đảng lãnh đạo. Xét từ góc độ đó, Nhà nước có tác động trực tiếp nhất tới việc định hướng sự vận động của kinh tế thị trường. Pháp luật, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước chỉ đúng, khi chúng phản ánh chính xác yêu cầu phát triển khách quan của thị trường, lấy quy luật thị trường làm cơ sở. Xét ở mặt này, chúng mang tính khách quan. Nhưng chúng lại là sự thể chế hóa, cụ thể hóa mục tiêu chính trị của Đảng, nên cũng có mặt chủ quan. Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, định hướng chủ quan (ý chí của Đảng, của Nhà nước và nhân dân ta...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status