Đề cương ôn tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh - pdf 13

Download miễn phí Đề cương ôn tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh



Vấn đề 6: Những nội dung của tư tưởng HCM về đại đoàn kết dân tộc.
1. Vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng:
a. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược quyết định sự thành công của cách mạng:
- Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, nhất quán, xuyên suốt lâu dài chứ không phải khẩu hiệu hay một thủ đoạn chính trị, nó quyết định sự thành bại của cách mạng.
+ Để cách mạng thắng lợi nếu chỉ có tinh thần yêu nước thì chưa đủ mà phải có lực lượng cách mạng cơ bản để thực hiện các hành động cách mạng. Vì vậy phải tập hợp đoàn kết dân tộc.
+ Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã khẳng định đại đoàn kết dân tộc là vấn đề sống còn đối với sự thành bại của cách mạng.
- HCM đã có nhiều câu nói thể hiện tầm quan trọng của đại đoàn kết dân tộc.
b. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc:
- Xuất phát từ vai trò của Đại đoàn kết dân tộc mà đại đoàn kết dân tộc trở thành mục tiêu, thành nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc.
* Là mục tiêu, là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng:
+ Nó phải được quán triệt trong mọi chủ trương, đường lối của Đảng.
+ Phải được quán triệt trong mọi hoạt động thực tiễn của Đảng.
+ Phải được quán triệt trong mọi thời lỳ, mọi giai đoạn cách mạng.


Vấn đề 5: Quan điểm cúa HCM về sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam. Vai trò, bản chất của Đảng cộng sản Việt Nam, Đảng CSVN cầm quyền, xây dựng Đảng VN trong sạch, vững mạnh.
1.Quan niệm về sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam:
* Quan niệm của chủ nghĩa M-L:
Đảng ra đời là sự kết hợp giữa chủ nghĩa M-L và phong trào công nhân.
* Quan niệm của HCM:
- 1953: Trong tác phẩm “Thường thức chính trị”, HCM cho rằng sự kết hợp giữa phong trào cách mạng Việt Nam với chủ nghĩa M-L đã dẫn tới sự ra đời của Đảng cộng sản Đông Dương.
- 1960: Trong tác phẩm “ 30 năm hoạt động của Đảng” thì HCM chỉ rõ chủ nghĩa M-L kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước dẫn tới việc thành lập Đảng cộng sản Đông Dương đầu năm 1930. Đây là một luận điểm mà HCM đã vận dụng chủ nghĩa M-L một cách sáng tạo phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
+ Chủ nghĩa M-L:
Hồ Chí Minh đã tiếp thu chủ nghĩa M-L và truyền bá vào Việt Nam
Qua các tài liệu, báo chí của Quốc tế cộng sản, của HCM và qua lớp huấn luyện chính trị ở Quảng Châu, trên thực tế chủ nghĩa M-L đã được truyền bá vào Việt Nam làm cho phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ.
+ Phong trào công nhân:
Giai cấp công nhân ra đời muộn vào đầu thế kỷ 20 trong công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất và lần thứ hai của thực dân Pháp.
Giai cấp công nhân Việt Nam số lượng ít- Năm 1914 có 10 vạn, 1929 có 20 vạn.
Họ sớm có các phong trào đấu tranh.
Giai cấp công nhân Việt Nam là giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam
Đặc điểm riêng: Ra đời ở một nước thuộc địa nửa phong kiến bị 3 tầng áp bức, có tin thần yêu nước và bất khuất chống giặc ngoại xâm.
+ Phong trào yêu nước:
Có vị trí đặc biệt trong quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam ( có lịch sử phát triển lâu đời, là nguồn sức mạnh để chúng ta chiến đấu và chiến thắng, có giá trị trường tồn)
Đây là phong trào rộng lớn ( thu hút, tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân). Phong trào công nhân và phong trào yêu nước có thể kết hợp được với nhau vì cả 2 đều có mục tiêu chung: giải phóng dân tộc, làm cho dân tộc hoàn toàn giải phóng và phát triển.
2. Vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam:
- Các nhà yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 đã ý thức được tầm quan trọng của tổ chức cách mạng.
- HCM đã ý thức được một cách sâu sắc về tầm quan trọng của Đảng cách mạng:
+ HCM cho rằng cách mạng muốn thành công trước hết phải có Đảng cách mạng để trong thì vận động tổ chức quần chúng, ngoài thì liên lạc với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản khắp nơi.
+ HCM cho rằng Đảng có vững thì cách mạng mới thành công cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy.
- Đảng ra đời là để tổ chức tập hợp quần chúng trong nước, liên hệ với các nước bạn tiến hành cách mạng.
- Đảng đề ra đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn cho cách mạng.
- Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã khẳng định vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam.
3. Bản chất của Đảng cộng sản Việt Nam:
- Mang bản chất của giai cấp công nhân.
- HCM cho rằng Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân, của người dân lao động và của dân tộc Việt Nam.
* Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân vì:
+ Đảng lấy chủ nghĩa M-L làm nền tảng tư tưởng , kim chỉ nam cho hành động.
+ Mục tiêu lý tưởng của Đảng là đạt tới chủ nghĩa cộng sản còn hiện tại là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
+ Đảng cộng sản Việt Nam được xây dựng theo những nguyên tắc Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản.
* Là Đảng của nhân dân lao động và của toàn dân tộc vì:
- Lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của toàn dân tộc thống nhất với nhau cho nên Đảng thay mặt cho lợi ích của toàn dân tộc Việt Nam.
+ Đảng cộng sản Việt Nam tận tâm, tận lực phụng sự tổ quốc, phụng sự dân tộc.
+ Tuyệt đối trung thành với lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc.
+ Ngoài lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân, của dân tộc thì Đảng không có lợi ích nào khác.
- Sức mạnh và lực lượng của Đảng không chỉ trong giai cấp công nhân mà còn trong nhân dân lao động và cả dân tộc Việt Nam.
4. Quan niệm của HCM về Đảng cầm quyền:
a. Đảng CSVN lãnh đạo nhân dân giành chính quyền, trở thành Đảng cầm quyền:
- Đảng CSVN đã lựa chọn con đường giải phóng dân tộc: con đường cách mạng vô sản.
+ Lựa chọn học thuyết lý luận để chỉ đường: chủ nghĩa M-L.
- Đảng đã giác ngộ quần chúng tổ chức đưa quần chúng ra đấu tranh.
- Khi thời cơ đến, Đảng lãnh đạo người dân giành chính quyền trở thành Đảng cầm quyền.
b. Quan niệm của HCM về Đảng cầm quyền:
- “ Đảng cầm quyền” là Đảng chính trị nằm giữ và lãnh đạo chính quyền.
+ Nó có thể là kết quả của một cuộc cách mạng xã hội.
+ Nó có thể là kết quả của một cuộc bầu cử.
- HCM cho rằng Đảng cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo đất nước ta, cải tạo xã hội cũ tiếp tục sự nghiệp độc lập dân tộc xây dựng chế độ xã hội mới: xã hội xã hội chủ nghĩa.
- Mục tiêu lý tưởng của Đảng cầm quyền đó là độc lập cho dân tộc và cuộc sống hạnh phúc cho nhân dân.
+ Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là đầy tớ trung thành của nhân dân:
Đảng lãnh đạo: Đảng xác lập quyền lãnh đạo duy nhất của mình với chính quyền nhân dân và với toàn xã hội. Đảng lãnh đạo bằng đường lối, bằng công tác tổ chức cán bộ, bằng kiểm tra, bằng tuyên truyền vận động tổ chức. Muốn vậy thì Đảng phải có liên hệ gắn bó mật thiết với dân, lắng nghe ý kiến của dân khiêm tốn học hỏi dân và chịu sự kiểm soát của nhân dân.
Đảng là người đầy tớ: Phải phục vụ dân và đem lại lợi ích cho dân, muốn vậy Đảng viên vừa phải có đức, vừa phải có tài.
=> Phải có sự thống nhất giữa lãnh đạo và đầy tớ.
5. Tư tưởng HCM về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
a. Xây dựng Đảng – quy luật tồn tại và phát triển của Đảng:
- HCM xác định đây là nhiệm vụ mang tính chất thường xuyên.
+ Nó không phải là một giải pháp tình thế, không phải chỉ khi có gì đột biến hay có vấn đề nổi cộm thì mới sử dụng.
+ Có xây dựng Đảng một cách thường xuyên thì Đảng mới giữ được vai trò tiên phong của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc.
+ Có như vậy thì khi gặp khó khăn, cán bộ Đảng viên mới bình tĩnh, sáng suốt, không lúng túng, bị động, bi quan, khi thắng lợi không kiêu ngạo, chủ quan, tự mãn.
=> Như vậy việc xây dựng Đảng gắn liền với sự tồn tại của Đảng
- Tính tất yếu của việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng:
+ Sự nghiệp cách mạng là một quá trình liên tục, nó trải qua nhiều giai đoạn, nhiều thời kì khác nhau, có những nhiệm vụ khác nhau, xây dựng và chỉnh đốn Đảng để đáp ứng được tình hình mới.
+ Mỗi cán bộ Đảng viên đều chịu sự tác động của xã hội, có cả mặt tốt – mặt tích cực và mặt xấu – mặt tiêu cực. Xây dựng và chỉnh đốn Đảng để khắc phục mặt xấu- mặt tiêu cực.
+...


P7YDB4mVG1771d3
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status