Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng lên tính đa dạng sinh học và xu thế di dân vùng bán đảo Cà Mau, đồng bằng sông Cửu Long - pdf 13

Download miễn phí Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng lên tính đa dạng sinh học và xu thế di dân vùng bán đảo Cà Mau, đồng bằng sông Cửu Long



Nghiên cứu của Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam (SIWRP, 2008) đã có
một nghiên cứu tác tác động của biến đổi khí hậu lên Cà Mau qua nhiều kịch
bản khác nhau. Với các tác động mang tính tiêu cực của hiện tượng biến đổi
khí hậu và nước biển dâng, vùng Bán đảo Cà Mau sẽlà một trong những nơi
nhạy cảm và chịu nhiều tổn thương. Dải rừng ngập mặn ven biển sẽbị đẩy
lùi vào đất liền và giảm bớt diện tích do vậy càng trởnên mong manh hơn
khi gặp các yếu tốthời tiết cực đoan khác nhưgió lốc và bão tốtấn công. Sự
gia tăng nhiệt độmùa khô, lượng nước giảm sút có thểgây thêm sốvụcháy
rừng làm giảm sút sốlượng và sốloài cây con hoang dã. Hệsinh thái nước
lợcó thểbịxáo trộn do diện tích biên lũmởrộng vềphía nam. Hệquảnày
còn nặng nềhơn nếu xem xét thêm các tác động xuyên biên giới do các hoạt
động khai thác nước ởcác quốc gia thượng nguồn, đặc biệt là các dựán liên
quan các đập thủy điện. Biến đổi khí hậu và các đập ởthượng nguồn trong
tương lai sẽlà mối đe dọa kép liên quan đến mực nước và dòng chảy của hạ
lưu sông Mekong và các hệquả



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

Hội thảo khoa học “Bảo tồn các giá trị dự trữ sinh quyển và hỗ trợ cư dân vùng ven biển
tỉnh Cà Mau trước biến đổi khí hậu”, Thành phố Cà Mau, 25/4/2010
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
“Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng lên tính đa dạng sinh học và xu thế di
dân vùng ven biển bán đảo Cà Mau”
TS. Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu – Đại học Cần Thơ
1
TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG LÊN
TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ XU THẾ DI DÂN
VÙNG BÁN ĐẢO CÀ MAU, ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
(Impacts of climate change and sea level rise on the bio-diversity and
human migration trend of Ca Mau Peninsula, the Mekong River Delta)
TS. Lê Anh Tuấn
Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên
Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hâu - Đại học Cần Thơ
E-mail: [email protected]
--- oOo ---
TÓM TẮT
Bán đảo Cà Mau là vùng đất cực nam của tổ quốc Việt Nam và nơi tồn tại
một hệ thái rừng ngập mặn quý giá nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long. Các
nghiên cứu khoa học cho thấy nơi đây là khu vực chịu tác động cao do hiện
tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Các tác động này thể hiện ở sự
thay đổi bất thường về nhiệt độ tăng cao, hạn hán kéo dài, sự xâm nhập mặn
sâu hơn, mùa mưa đến trễ dầu vụ và lớn hơn vào cuối vụ, bão tố bất thường,
nước biển dâng,...
Báo cáo này lược khảo các sự phỏng đoán về biến đổi khí hậu ở bán đảo Cà
Mau và đánh giá các tổn thương liên quan đến tính đa dạng sinh học và các
giá trị dự trữ sinh quyển. Nghiên cứu này đoán các xu thế di dân ở các
vùng ven biển bán đảo Cà Mau và các hệ luỵ. Cuối cùng là một số đề xuất
tìm đối sách thích ứng cho khu vực trong tương lai.
Từ khoá: Biến đổi khí hậu, Tổn thương, Đa dạng sinh học, Di dân, Bán đảo
Cà Mau.
Hội thảo khoa học “Bảo tồn các giá trị dự trữ sinh quyển và hỗ trợ cư dân vùng ven biển
tỉnh Cà Mau trước biến đổi khí hậu”, Thành phố Cà Mau, 25/4/2010
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
“Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng lên tính đa dạng sinh học và xu thế di
dân vùng ven biển bán đảo Cà Mau”
TS. Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu – Đại học Cần Thơ
2
1. DẪN NHẬP
Hiện trạng phát thải quá nhiều chất khí như CO2, CH4, N2O, CFCs, ... vào
bầu khí quyển gây nên hiệu ứng nhà kính, tạo nên hiện tượng nóng lên toàn
cầu qua các biểu hiện như: sự gia tăng băng tan ở hai cực trái đất và ở các
vùng núi cao; sự chuyển dịch bất thường các khối không khí toàn cầu gây
nên các thay đổi thời tiết khác thường và làm xáo trộn cán cân tuần hoàn
nước. Nước biển và đại dương đang mở rộng và dâng cao. Hệ quả là toàn bộ
hệ sinh thái hiện hữu bị đe doạ theo một chuỗi dây chuyền sinh học và vật lý.
Các vùng đất thấp, vùng đất ngập nước và vùng ven biển là các khu vực
nhạy cảm đặc biệt dưới các tác động tiêu cực của các hiện tượng thời tiết cực
đoan. Các cộng đồng dân cư các vùng này sẽ là nhóm chịu nhiều tổn thương.
Xu thế dịch chuyển dân số cơ học sẽ xảy ra nhanh hơn và khó phán đoán.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ở Việt Nam chịu ảnh hưởng của
gió mùa, khí hậu nóng và ẩm rất đặc trưng. Bán đảo Cà Mau nằm ở vùng
cực nam của Việt Nam (Hình 1), là nơi có cao độ bình quân thấp nhất nước.
Đặc biệt tỉnh Cà Mau có cao độ trung bình xấp xỉ 1 mét trên mực nước biển
(cao độ trung bình biến động trong khoảng + 0,75 đến + 1,35 m). Bán đảo
Cà Mau là một vùng rộng lớn chiếm 1,6 trên ha (chưa kể phần diện tích
biển) trong tổng diện tích 4 triệu ha của ĐBSCL, bao gồm một phần thành
phố Cần Thơ, một phần tỉnh Kiên Giang và gần trọn vẹn tỉnh Hậu Giang,
tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau. Đây là một vùng kinh tế rất
năng động, đóng góp nhiều cho an ninh lương thực chung, xuất khẩu thủy
hải sản và là nơi còn lưu giữ nhiều thảm thực vật phong phú, mang tính đa
dạng sinh học cao. Bán đảo Cà Mau có hai mặt giáp với biển Đông và Vịnh
Thái Lan với tổng chiều dài đường ven biển là 270 km. Đây là nơi duy nhất
ở Việt Nam chịu đồng thời hai loại thủy triều khác nhau: bờ biển phía Động
chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều bán nhật triều không đều và bờ biển
phía Tây chịu tác động của chế độ thủy triều nhật triều không đều. Bán đảo
Cà Mau có đủ các vùng đất có nước ngọt, đất nước lợ, đất than bùn, đất
nhiễm mặn và đất nhiễm phèn. Mũi Cà Mau là vùng đất được kéo dài của
bán đảo nhờ sự bồi tích các chất trầm tích của sông Cửu Long khi đổ ra biển.
Từ ven biển trở ra khoảng 15 km, nước biển chỉ sâu khoảng vài mét đến tối
đa 20 m. Đặc điểm vùng ven biển thấp, nóng ẩm, mưa nhiều, hệ thống kênh
rạch nội đồng chằng chịt và chế độ thủy triều – dòng chảy pha trộn phức tạp
tạo cho Bán đảo Cà Mau có một hệ sinh thái ngập mặn độc đáo, quy tụ nhiều
sinh vật đặc thù và mang tính đa dạng sinh học cao. Rừng ngập mặn của Cà
Mau có tổng diện tích gần 150.000 ha, được xem là lớn nhất nước. Địa thế
Hội thảo khoa học “Bảo tồn các giá trị dự trữ sinh quyển và hỗ trợ cư dân vùng ven biển
tỉnh Cà Mau trước biến đổi khí hậu”, Thành phố Cà Mau, 25/4/2010
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
“Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng lên tính đa dạng sinh học và xu thế di
dân vùng ven biển bán đảo Cà Mau”
TS. Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu – Đại học Cần Thơ
3
của Cà Mau làm vùng đất này chịu nhiều bất lợi khi có hiện tượng thời tiết
bất thường và nước biển dâng tác động. Trong hầu hết các cơn bão đổ bộ
vào vùng ĐBSCL thì Bán đảo Cà Mau là nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất, ví
dụ như cơn bão Linda tháng 11/1997.
Hình 1: Bản đồ vị trí tự nhiên vùng Bán đảo Cà Mau
Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC, 2007) và các nghiên
cứu khác (Peter and Greet, 2008; Hạnh và Furukawa, 2007; Wassmann et.
al., 2004; MONRE, 2003) đã cho một báo cáo nhận định ĐBSCL là một
trong ba châu thổ trên thế giới có nguy cơ ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng
của biến đổi khí hậu trong 30-50 năm nữa. Các tác động của biến đổi khí hậu
và nước biển dâng lên vùng Bán đảo Cà Mau cần được đánh giá trên
Hội thảo khoa học “Bảo tồn các giá trị dự trữ sinh quyển và hỗ trợ cư dân vùng ven biển
tỉnh Cà Mau trước biến đổi khí hậu”, Thành phố Cà Mau, 25/4/2010
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
“Tác đ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status