Hệ thống hưu trí Việt Nam: Hiện trạng và những thách thức trong điều kiện dân số già hoá - pdf 13

Download miễn phí Đề tài Hệ thống hưu trí Việt Nam: Hiện trạng và những thách thức trong điều kiện dân số già hoá



Việc dựbáo tài chính của hệthống hưu trí phụthuộc vào các chỉsốnhưsốngười
đóng góp cho hệthống (sốngười thực sựtham gia hệthống) và mức đóng trung bình
của những người này. Tương tựnhưvậy, quyết định đến dựbáo tài chính còn có các chỉ
sốnhưsốlượng người hưởng, mức hưởng, các chỉsốthu nhập và cách thức chỉsốhoá
(theo lạm phát hay theo mức lương cơbản). Cuối cùng, mức lãi đầu tưcủa khoản dựtrữ
từhệthống, các khoản thu nhập và chi phí khác.



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

g góp hiện tại thấp hơn so với tỷ lệ đóng góp bền vững – hay
còn gọi là tỷ lệ chi phí PAYG – và vì thế mà quỹ có thể bị cạn kiệt. Thứ ba, tỷ lệ thực
hiện có xu hướng giảm xuống do (i) sự thu hẹp của khu vực nhà nước, đặc biệt là các
doanh nghiệp nhà nước; (ii) sự dịch chuyển của các đối tượng lao động giãn thải từ khu
vực nhà nước sang khu vực tư nhân nhưng lại không đăng ký tham gia vào hệ thống
bảo hiểm xã hội, và (iii) tỷ lệ tham gia của khu vực tư nhân còn quá thấp. Thứ tư, mức
hưởng được chỉ số hoá theo mức lương tối thiểu vẫn còn lớn, gắn liền với thời gian
hưởng dài do người hưởng lợi nghỉ hưu sớm và tuổi thọ có xu hướng tăng lên.
Các thách thức trong dài hạn còn có thể nghiêm trọng hơn nữa khi ta xét đến sự
công bằng giữa các thế hệ. Như đã đề cập trong rất nhiều nghiên cứu, hệ thống hưu trí
PAYG với mức hưởng được xác định trước trong điều kiện dân số già hoá cũng đồng
nghĩa với việc các thế hệ trẻ hiện nay và tương lai sẽ phải chịu gánh nặng lớn hơn mới
có thể trang trải được chi phí cho hệ thống. Gánh nặng lớn hơn này có thể được thể hiện
dưới nhiều dạng khác nhau, ví dụ như tỷ lệ đóng góp tăng lên liên tục, và vì thế mà
những người tham gia đóng góp cho hệ thống sẽ tìm cách trốn đóng hay nghỉ hưu sớm.
Tất cả những nhân tố kể trên khiến cho hệ thống hưu trí đối mặt với nhiều vấn đề,
và có thể làm cho hệ thống hưu trí rơi vào khủng hoảng trong tương lai, thể hiện bằng
sự bất ổn về mặt tài chính và sự bất công bằng giữa các thế hệ. Việc ổn định tài chính
và duy trì sự công bằng giữa các thế hệ trong hệ thống hưu trí PAYG với mức hưởng
được xác định trước với dân số già hoá nhanh chóng là những câu hỏi chính sách hóc
búa nhất đối với bất kỳ nền kinh tế nào. Do vậy, tìm ra những chính sách có thể áp dụng
phù hợp với những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định nhằm hạn chế những vấn đề này
và ổn định hệ thống là điều cần làm ngay.
10
III. PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO TÀI CHÍNH CHO HỆ THỐNG HƯU TRÍ
Phần này sẽ sử dụng các phương pháp dự báo thống kê do Tổ chức Lao động quốc
tế xây dựng để đánh giá sự bền vững tài chính của hệ thống hưu trí. Tất nhiên, các
phương pháp này được điều chỉnh nhằm thích ứng với những điều kiện kinh tế - xã hội
nhất định của Việt nam nói chung, và hệ thống hưu trí Việt nam nói riêng. Để dự báo
tài chính của hệ thống, chúng ta cần ba mô hình, đó là tổng dân số, nền kinh tế vĩ mô và
các chỉ số tài chính của hệ thống hưu trí.
Có ba bước để đánh giá thực trạng tài chính của hệ thống hưu trí, đó là bước đánh
giá nguyên trạng, bước đánh giá độ nhạy của các biến số và bước đề xuất các chính
sách cải cách. Bước đầu tiên được thực hiện trong điều kiện giả định rằng việc quản lý
và khung pháp lý của hệ thống hưu trí không thay đổi trong bối cảnh nền kinh tế xã hội
và dân số thay đổi. Bước thứ hai được thực hiện nhằm kiểm định dự báo nguyên trạng
nêu trên với những giả định khác nhau cho các chỉ số, ví dụ như tỷ lệ thực hiện, tỷ lệ
đóng góp và thay thế, để xem kết quả thu được có khác hay không và khác như thế nào
so với dự báo ban đầu. Bước thứ ba là đưa ra một số đề xuất chính sách nhằm ổn định
tài chính cho hệ thống và đảm bảo sự công bằng cho các thế hệ tham gia.
1. Dự báo dân số
Dự báo dân số của Việt nam được lấy từ dự báo dân số do Liên hợp quốc thực
hiện năm 2002 với giả định tỷ lệ sinh ở mức trung bình. Giả định này được sử dụng vì
tổng tỷ suất sinh trung bình của Việt nam đang có xu hướng giảm, nhưng vẫn giữ ở
mức 2,1 trẻ em/1 phụ nữ - tỷ lệ đảm bảo sự tái sinh của dân số.
2. Dự báo thị trường lao động
Từ tổng dân số ban đầu và các chỉ số dân số khác, ví dụ như tỷ lệ sinh, tỷ lệ chết,
tỷ lệ di cư, tổng dân số trong tương lai, bao gồm cả dân số trong độ tuổi lao động (tức là
từ 15 đến 59 tuổi), sẽ được dự báo. Bên cạnh đó, ta coi số lượng lao động là một tỷ lệ
nào đó của dân số trong độ tuổi lao động và dựa vào những biến đổi của tỷ lệ này trong
quá khứ, ta có thể đoán được số lượng lao động trong tương lai. Số lượng lao động
không có việc làm được tính bằng cách lấy dân số trong độ tuổi lao động trừ đi số lượng
lao động có việc làm (Hình 5).
11
Hình 5: Phương pháp dự báo thị trường lao động
Nguồn:Tổ chức Lao động quốc tế (1998)
Thông thường, số người đang làm việc bao gồm cả những người ngoài độ tuổi lao
động, nhưng sự tham gia lực lượng lao động của họ không đáng kể hay không được
thống kê đầy đủ nên trong dự báo, ta có thể bỏ qua số lượng người lao động này. Bên
cạnh đó, số người lao động cũng có thể được dự báo bằng cách chia kết quả dự báo
GDP thực tế cho kết quả dự báo tương ứng về năng suất lao động. Tuy nhiên, năng suất
lao động thường không được thống kê chính xác hay đầy đủ nên ta không sử dụng
phương pháp này.
3. Dự báo kinh tế vĩ mô
Tăng trưởng kinh tế và lạm phát
Trong ngắn hạn, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm có thể tính toán dựa trên
những dự báo trong ngắn hạn về chiến lược kinh tế quốc gia. Trong dài hạn, tốc độ tăng
trưởng GDP được coi là một nhân tố ngoại sinh. Các giả định khi dự báo GDP trong cả
ngắn hạn và dài hạn được liên kết với nhau bằng phương pháp nội suy. GDP danh nghĩa
được tính bằng cách nhân GDP thực tế với chỉ số điều chỉnh GDP của từng năm. Chỉ số
điều chỉnh GDP trong quá khứ được tính bằng cách lấy GDP danh nghĩa chia cho GDP
thực tế. Sự thay đổi của chỉ số điều chỉnh GDP thường được đoán dựa trên những
giả định nào đó về lạm phát trong tương lai.
Tỷ lệ lạm phát thể hiện sự gia tăng của mức giá chung trong nền kinh tế và thường
được thể hiện bằng Chỉ số giá hàng tiêu dùng (CPI). Giả định về sự thay đổi của lạm
phát trong tương lai hết sức quan trọng đối với hoạt động dự báo thống kê của hệ thống
hưu trí nếu như tất cả mức hưởng của hệ thống này được chỉ số hoá theo giá cả của nền
kinh tế. Dự báo về lạm phát có thể dựa trên chiến lược kinh tế mà quốc gia đang theo
Tổng dân số
ban đầu
Tổng dân số
dự báo
Dân số trong tuổi
lao động ban đầu
Số lượng người làm việc (tính bằng % của dân số
trong độ tuổi lao động)
Tỷ lệ tham
gia lực lượng
lao động
Số thất nghiệp
(dự báo)
Số lao động có
việc làm (dự báo)
Dân số trong độ
tuổi lao động dự
báo
Tỷ lệ sinh, chết, di
cư...
12
đuổi cùng với các chính sách điều chỉnh của nó. Tuy nhiên, một điều cũng nên lưu ý là,
trong đánh giá thống kê, tỷ lệ lạm phát cũng là một nhân tố ngoại sinh của mô hình.
Lương và Lãi suất
Trong dự báo nguyên trạng, mức lương dự báo được dựa trên chính sách của chính
phủ, tức là dựa trên tín hiệu của mức lương cơ bản (hay mức lương tối thiểu). Do đó,
tiền lương được d...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status