Nhu cầu thông tin thư viện của sinh viên trường Đại học sư phạm nghệ thuật TW - pdf 13

Download miễn phí Đề tài Nhu cầu thông tin thư viện của sinh viên trường Đại học sư phạm nghệ thuật TW



Các cấp học, hệ đào tạo khác nhau thì lượng kiến thức cung cấp cũng khác nhau, do vậy mà lượng thông tin phục vụ cho học tập cũng không giống nhau. Kết quả khảo sát sinh viên hệ ĐH và CĐ của trường cho thấy.
Nhu cầu thông tin thư viện hệ ĐH cao hơn so với hệ CĐ, tại sao lại có kết quả như vậy? Có thể do yêu cầu đào tạo hệ CĐ không quá gắt gao như hệ đào tạo ĐH chính quy. Phân môn học tập cũng có sự chênh lệch, sinh viên hệ ĐH phải tìm kiếm nhiều thông tin nên nhu cầu thông tin thường xuyên chiếm 25%, bình thường chiếm 52,5% còn lại tỉ lệ ít có 17,5%. Trong khi đó số sinh viên thuộc hệ CĐ lên thư viện chỉ chiếm tỉ lệ thấp, họ chủ yếu tìm kiếm thông tin trên internet, sách vở giáo trình phôtô nhằm hoàn thành môn học, sinh viên không mấy hứng thú với nhu cầu thông tin trên thư viện.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-40569/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

vụ thư viện còn thấp...
* Thư viện - thông tin trường ĐH Sư phạm nghệ thuật TW
Trường ĐH Sư phạm nghệ thuật TW với tiền thân là trường Trung cấp Nhạc hoạ, sau một thời gian phát triển lên cao đẳng và giờ đã khẳng định vị thế của mình khi trở thành một trường đại học đầu tiên đào tạo ra các giáo viên thuộc lĩnh vực nghệ thuật.
Hệ thống thông tin thư viện cũng được ra đời từ sớm để phục vụ được nhu cầu học tập của sinh viên trong trường. Ban đầu ứng với xu thế chung của xã hội, thư viện còn gặp phải rất nhiều khó khăn. Cho đến những năm gần đây, đã có những biến đổi rõ rệt về chất lượng thông tin lẫn cơ sở vật chất trang thiết bị. Theo thống kê gần đây nhất cho thấy(2009) số lượng sinh viên tăng 2 đến 3 lần do phục vụ tận tình, chuyên nghiệp, đồng thời việc học tập đòi hỏi sinh viên phải ra sức tìm kiếm thông tin. Trong thư viện có nhiều sách tham khảo ứng với từng chuyên ngành và một số giáo trình học chính quy sinh viên có thể được mượn về( trừ giáo trình tham khảo chuyên ngành hay dự án). Thư viện làm việc từ thứ 2 đến chủ nhật, nghỉ phục vụ chiều thứ 6 do phải vệ sinh kho sách. Giờ mở cửa: sáng từ 8 đến 11h, chiều từ 1 đến 4h30. Bao gồm 1 phòng đọc và 33 chỗ ngồi, có tủ tra sách, 5 máy tính nối mạng internet. Hiện nay, hệ thống thư viện trường đang dần mã hoá số đăng ký, chuyển từ thư viện truyền thống sang thư viện hiện đại. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế song thư viện và nhà trường đang tiến hành xem xét và đưa ra phương án giải quyết sao cho phù hợp.
( Theo cán bộ phụ trách kho giáo trình thư viện trường ĐH Sư phạm nghệ thuật TW cô Vũ Thị Phương cung cấp).
3, Vai trò của thư viện.
Với những chức năng và nhiệm vụ của mình, hoạt động thông tin thư viện đã phục vụ đắc lực cho các nhiệm vụ chính trị, sản xuất, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu văn hoá - xã hội ở mọi cấp ngành khác nhau. Việc đảm bảo lượng thông tin cần thiết cho các đề tài nghiên cứu khoa học, tuyên truyền phổ biến các tài liệu, thông tin đa ngành đã giúp cho cơ quan thông tin thư viện tự thành đồng minh thân cận của Đảng, chính quyền...
Đặc biệt đối với giáo dục đại học trong những năm gần đây, yêu cầu cấp thiết được đặt ra là phải đổi mới phương pháp dạy và học của giảng viên và sinh viên. Giờ đây, trung tâm của hoạt động dạy và học không còn phụ thuộc hoàn toàn vào người thầy mà chính mỗi sinh viên phải tự đặt ra nhiệm vụ cho mình. Với phương pháp học này thì người học luôn chủ động trong việc chiếm lĩnh các tri thức một cách toàn diện, hứng thú nhất. Trong thư viện bao gồm cả hệ thống tri thức tổng hợp và chuyên ngành được thể hiện qua sách vở, đĩa CD, giáo trình, tư liệu điện tử. Như đã nói ở phần trên, thư viện không chỉ đóng vai trò là nơi lưu giữ, bảo quản sách mà còn là môi trường hữu dụng trong công tác nâng cao tri thức và học tập cho sinh viên.
Đã có người coi thư viện như là trái tim tri thức của một trường đại học.
*
* *
Tóm lại, sự ra đời của ngành thư viện là một yếu tố tất yếu nhằm đáp ứng cho nhu cầu của đông đảo quần chúng nhân dân, học sinh, sinh viên. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi nhân loại ngày càng tiến bộ, trữ lượng thông tin càng lớn và nhu cầu nắm bắt, lĩnh hội những tri thức ấy càng cao. Cùng với những hạn chế thiếu sót cũng như các thành tựu của thư viện trường nói riêng và hệ thống thông tin thư viện trên cả nước nói chung trong những năm tới sẽ có những sự đổi mới theo hướng tiến bộ và thu hút ngày càng nhiều nhu cầu tìm kiếm thông tin, tri thức. Đối với sinh viên trường ĐH Sư phạm nghệ thuật TW, thực trạng nhu cầu thông tin thư viện trong những năm gần đây cũng có những bước chuyển biến rõ rệt. Cụ thể ta sẽ xem xét ở những phần sau.
Chương II: Sinh viên trường ĐH
Sư phạm nghệ thuật tw với nhu cầu thông tin thư viện.
Mỗi người đều có những nhu cầu riêng mặc dù có thể có cùng một đối tượng dẫn đến nhu cầu đó. Theo đó, cùng là nhu cầu về thông tin thư viện nhưng tuỳ theo hoàn cảnh, mục đích khác nhau mà nhu cầu tất yếu cũng khác nhau. Bài tiểu luận dựa trên kết quả phỏng vấn 5 người và 60 phiếu điều tra đối với sinh viên các khoa Sư phạm âm nhạc, sư phạm mĩ thuật và khoa văn hoá - nghệ thuật thực hiện trong năm 2009. Kết quả như sau:
1, Theo chuyên ngành.
Trường ĐH sư phạm nghệ thuật tw bao gồm có 3 khoa là sư phạm âm nhạc, sư phạm mĩ thuật và khoa văn hoá nghệ thuật, trong mỗi khoa lại có những đặc trưng và yêu cầu với những môn học khác nhau. Như vậy xét đến nhu cầu thông tin thư viện của sinh viên lại khác nhau. Theo thực tế số liệu thu thập được từ nguồn thư viện trường (Cô Vũ Thị Phương – cán bộ phụ trách kho giáo trình cung cấp). Tính trong năm học vừa qua tổng số sinh viên mượn sách là khoảng 1384 sinh viên trong đó có 1300 sinh viên của khoa Mĩ Thuật chiếm 94% còn lại là khoảng 83 sinh viên của khoa nhạc và văn hoá nghệ thuật chiếm 6%. Từ thực tế trên cho thấy nhu cầu thông tin thư viện của khoa mĩ thuật lớn gấp nhiều lần so với các khoa khác trong trường. Tại sao lại như vậy?
So với Âm nhạc và Mĩ thuật, khoa văn hoá - nghệ thuật là một chuyên ngành còn khá mới mẻ, các phân môn được duyệt trình theo từng năm lại được cân nhắc một cách kĩ lưỡng sao cho phù hợp và thiết thực nhất. Hiện toàn trường có 3 khoá Quản lý văn hoá và thiết kế thời trang, trong thời gian gần đây mới mở thêm mã ngành đồ hoạ. Chính vì vậy lượng thông tin trên thư viện cũng đang được sàng lọc, bổ sung thêm nhiều sách giáo trình học cũng như tài liệu tham khảo về những chuyên ngành trên nhưng chủ yếu vẫn còn rất nhiều hạn chế. Do vậy nhu cầu đối với thư viện không cao mà chủ yếu nguồn thông tin được lấy từ internet, hệ thống thư viện công cộng. Một bạn sinh viên ngành quản lý văn hoá cho biết: “ Tìm kiếm sách trên thư viện quốc gia đầy đủ hơn, lượng thông tin lớn có nhiều đầu sách cổ, đầu sách mới được cập nhật liên tục [Hạnh, 20t, sinh viên ngành quản lý văn hoá]
Chỉ bó hẹp trong khuôn khổ thư viện trường sẽ còn rất nhiều những thiếu sót không tránh khỏi, tuy nhiên đó cũng là môi trường học tập gần gũi với sinh viên, do vậy chúng ta cũng cần ngày càng hiện đại hoá, đổi mới thư viện sao cho phục vụ cho nhu cầu của sinh viên tốt hơn, hiệu quả hơn.
Trong khi đó khoa âm nhạc và mĩ thuật, cùng tồn tại song song nhưng nhu cầu thư viện lại khác nhau, lý giải cho điều này ta thấy! Đặc trưng của khoa âm nhạc và mĩ thuật là quá trình học gắn liền với các môn thực hành. Đối với khoa mĩ thuật, có nhu cầu lớn về tư liệu hình hoạ để từ đó làm cơ sở chung cho quá trình học tập và sáng tạo(khả năng ghi nhận và hình tượng tốt) sinh viên cả 2 chuyên khoa đều có nhu cầu tìm kiếm thông tin phục vụ chuyên ngành của mình, thích môn học nào thì tìm sách môn đó. Đa số là các môn thực hành, viết cũng có nhưng rất ít, do vậy sinh viên khoa nhạc ít hứng thú với nhu cầu thông tin thư viện, tài liệu chủ yếu do thầy cô phát trực tiếp, hay như tài liệu nhạc hiện giờ ở các quán ph
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status