Tiểu luận Xã hội học chính trị Việt Nam - pdf 14

Download miễn phí Tiểu luận Xã hội học chính trị Việt Nam



Tư tưởng của HCM về đoàn kết quốc tế thể hiện qua câu nói của Người: “ Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có mối tình hữu ái là thật mà thôi – tình hữu ái vô sản”.
Trong cuộc hành trình tìm đường cứu nước, nhận thức này đã trở thành tiền đề của một tư tưởng lớn, sự cần thiết tất yếu phải liên minh, đoàn kết chiến đấu giữa những người bị áp bức tất cả các nước. Đây cũng là sự bắt gặp lịch sử giữa tư tưởng Người với tư tưởng của Mac – Ăngghen “vô sản tất cả các nước đoàn kết lại” và với sự phát triển cỉa Lênin “vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

Khái quát sự hình thành xã hội học chính trị trên thế giới
1. Sự hình thành của xã hội học chính trị
Xã hội học chính trị là môn học nghiên cứu chính trị dưới góc độ xã hội học.
Cơ sở của xã hội học chính trị:
Vai trò của cá thể và xã hội là mối quan hệ phổ biến trong xã hội, trong mọi hành vi, hành động của cá thể đều do xã hội quy định.
Vai trò của văn hóa, kinh tế đối với hành vi ứng xử của con người. Văn hóa, kinh tế là yếu tố động trong tất cả các xã hội, nó luôn luôn quy định hành vi của con người trong từng giai đoạn.
Bất bình đẳng xã hội, trong xã hội luôn luôn tồn tại sự bất bình đẳng.
2. Các nhà xã hội học thời kì đầu.
a. A. Comte (1789 – 1857)
Ông phân kì xã hội thành ba giai đoạn. Giai đoạn đặc biệt quan trọng là giai đoạn thực chứng. Ông cho rằng có những hiện tượng xã hội không thể giải quyết bằng lý thuyết hay nguyên lý mà cần có sự chứng minh bằng những số liệu định lượng. Số liệu đó là cơ sở cho lý thuyết thực chứng.
Theo Comte các nhà hoạt động tôn giáo là những nhà hoạt động chính trị.
b. C.Mác (1818 – 1883)
Lý thuyết kinh tế từ bộ tư bản gồm ba quyển là: quá trình sản xuất, quá trình lưu thông, toàn bộ quá trình sản xuất và lưu thông.
Theo Mac, nền tảng phát triển kinh tế - xã hội nói chung đều bắt nguồn từ sản xuất. Vì vậy khi nghiên cứu về chính trị - xã hội, bao giờ cũng xuất phát từ một cấu trúc kinh tế. Ngoài ra, trong nhiều tác phẩm của Mác như “Tư bản luận” , “Tuyên ngôn của đảng cộng sản” … đã để lại những luận điểm cơ bản về xã hội học chính trị, như sự phân tầng xã hội sự biến đổi xã hội.
c. H. Spence (1820 – 1903)
Ông là một trong số những nhà xã hội học thời kỳ đầu. Ông đã phân xã hội ra thành hai loại: xã hội quân sự và xã hội công nghiệp.
Ông đoán tương lai của xã hội loài người là xã hội tài chính.
Một trong những tác phẩm vĩ đại của ông là “ Triết học kim tiền”
Ông đã có nhiều ý tưởng quan trọng trong xã hội học chính trị, đặc biệt là sự tiến hóa xã hội và là người đã có những dự báo chính xác về sự phát triển chính trị - xã hội.
d. E.Durkhiem (1858 – 1917)
Ông là nhà triết học người Pháp, và là một nhà xã hội học thời kì đầu.
Ông đã đặt nền móng cho xã hội học chính trị qua tác phẩm: “Phân công lao động xã hội’’. Trong đó, ông miêu tả những yếu tố chính trị - xã hội có tác động quan trọng trong tiến trình phân công lao động xã hội.
Theo ông, xã hội học chính trị là môn khoa học nghiên cứu các sự kiện xã hội. Các sự kiện này cần được thực chứng hóa. Nhưng sự thực chứng cần xem xét đến yếu tố phong tục, tập quán, và trong nhiều trường hợp còn có cả yếu tố tâm lý.
e. Max Weber (1864 – 1920)
M.Weber là nhà xã hội học người Đức, đã có những đóng góp rất lớn về mặt phương pháp luận đối với xã hội học hiện đại trong bối cảnh lịch sử xã hội và triết học Đức cuối thế kỷ XIX.
Với những cuộc tranh luận về bản chất phương pháp khoa học xã hội và khoa học tự nhiên:
+ Đối tượng nghiên cứu của khoa học tự nhiên là các sự kiện vật lý của giới tự nhiên, còn đối tượng nghiên cứu của khoa học xã hội là hoạt động xã hội của con người.
+ Tri thức khoa học tự nhiên là sự hiểu biết về giới tự nhiên, có thể giải thích nó bằng các quy luật khách quan, chính xác. Còn tri thức khoa học xã hội là sự hiểu biết về xã hội do con người tạo ra.
+ Khoa học tự nhiên chỉ cần quan sát các sự kiện của tự nhiên và tường thuật lại kết quả quan sát là đủ. Còn khoa học xã hội, ngoài phạm vi quan sát thì còn phải giải thích, lý giải động cơ, quan niệm và thái độ của các cá nhân. Đặc biệt, giải thích xem những chuẩn mực văn hóa, hệ giá trị và những hiểu biết của cá nhân ảnh hưởng như thế nào đến hành động của họ.
Có 4 loại hành động:
+ Hành động duy lý – công cụ.
+ Hành động duy lý – giá trị.
+ Hành động duy lý – truyền thống.
+ Hành động duy cảm( cảm xúc ).
Đối tượng của xã hội học chính trị.
1. Khái niệm.
Xã hội học chính trị là môn học nghiên cứu các loại hình hoạt động của con người như văn hóa, tôn giáo, chiến tranh.
Nó khác căn bản với chính trị ở chỗ không phải là hoạt động của các chính khách mà nghiên cứu các hiện tượng chính trị trong xã hội thông qua những tương tác của các nhóm dân cư. Vì vậy còn được biểu hiện như là mối quan hệ của các cấu trúc – chức năng.
Xã hội học chính trị còn được hiểu là xã hội học về chính trị. Là môn học nghiên cứu hình thức của cấu trúc chính trị - xã hội.
2. Đối tượng.
Theo Mác, đối tượng của xã hội học chính trị nghiên cứu sự khát vọng mang tính xã hội của con người trong quá trình con người tham gia vào quyền lực của nhà nước.
Nghiên cứu các hoạt động xã hội liên quan đến lợi ích của các giai cấp, tầng lớp, đảng phái, dân tộc, quốc gia.
Nghiên cứu lịch sử phát triển của một xu hướng chính trị trong các giai đoạn được thể hiện qua các phong tục, tập quán, tôn giáo, nhà nước.
Xã hội học chính trị còn nghiên cứu tính quy luật của các thể chế chính trị và chuẩn mực xã hội.
Cơ sở hình thành xã hội học chính trị ở Việt Nam
Cơ sở lý luận
Về mặt lý luận:
Những tác phẩm của Mark, Ăngghen là những mẫu mực về sự thống nhất hữu cơ giữa lý luận và thực tiễn trong việc phân tích các quá trình và hiện tượng xã hội. Tiếp thu tư tưởng tiến bộ của các vị lãnh tụ trên thế giới, HCM đã phân tích cách mạng Đông Dương, phân tích tình hình chính trị quốc tế và sự phát triển của CNTB, Người đã phân tích về sự phân tầng xã hội, tập trung vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và CNXH. Trên cơ sở đó, các nhà lý luận cách mạng Việt Nam trong các thời kỳ lịch sử cụ thể đã phát triển và xây dựng hệ thống phương pháp luận xã hội học Việt Nam nói chung và xã hội học chính trị Việt Nam nói riêng.
Cơ sở lý luận cho xã hội học chính trị được thể hiện ở nhiều vấn đề cụ thể như vấn đề đấu tranh giai cấp, phân tầng xã hội, vấn đề tôn giáo và dân tộc,…
Cơ cở lý luận về vấn đề tôn giáo và dân tộc:
Về tôn giáo: Đối với vấn đề tôn giáo, chủ tịch HCM là người Việt Nam đầu tiên soạn thảo và ban bố các sắc lệnh tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân Việt Nam. Người luôn tôn trọng tự do tín ngưỡng của nhân dân không chỉ trong tư tưởng mà cả trong hành động cụ thể. Ngay sau ngày tuyên bố “Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, ngày 3/9/1945, khi quy định về việc tiếp chuyện đại biểu các đoàn thể, Người đã chú ý dành thời gian tiếp chuyện các đoàn đại biểu các tôn giáo. Một trong sáu nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, do Người vạch ra ngày 3/9/1945 là vấn đề tự do tín ngưỡng và đoàn kết lương - giáo. Người quy định: “Thực dân và phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào Giáo và đồng bào Lương, để dễ thống trị. tui đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: “Tín ngưỡng tự do và Lương-Giáo đoàn kết”. Và trong nhiều bài nói, bài viết khác ngư...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status