Thực trang ô nhiễm kênh Cầu gỗ - pdf 14

Download miễn phí Đề tài Thực trang ô nhiễm kênh Cầu gỗ



 
MỤC LỤC
trang
PHẦN MỞ ĐẦU 4
I. Lý do chọn đề tài 4
II. Mục tiêu nghiên cứu 4
III. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
IV. Phạm vi - đối tượng nghiên cứu 5
1. Phạm vi 5
2. Đối tượng 5
PHẦN NỘI DUNG 6
I. Cơ sở lý luận và một số định nghĩa liên quan 6
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 6
2. Cơ sở lý luận 7
2.1. Thuyết hành vi (Behaviorism) 7
2.2. Thuyết hành động xã hội 8
2.3. Thuyết xung đột 9
3. Một số định nghĩa liên quan 10
3.1. Môi trường 10
3.2. Ô nhiễm môi trường 11
3.3. Xung đột môi trường 11
3.4. Nhóm 11
3.5. Thiết chế xã hội 11
II. Thực trạng ô nhiễm 12
1. Quy mô nghiên cứu 12
2. Tính nghiêm trọng 14
III. Nguyên nhân 18
1. Xung đột giữa nhóm dân cư xả rác và nhóm sinh viên không xả rác 18
1.1. Các dạng xung đột 18
1.2. Thái độ - hành vi 21
2. Xung đột giữa nhóm dân cư không xả rác và nhóm buôn bán 23
2.1. Các dạng xung đột 23
2.2. Thái độ - hành vi 24
3. Xung đột giữa nhóm chính quyền và nhóm dân cư không xả rác 25
3.1. Các dạng xung đột 25
3.2. Hành vi – thái độ 27
4. Xung đột giữa nhóm chính quyền và nhóm xả rác 27
4.1. Các dạng xung đột 27
4.2. Thái độ - hành vi 28
5. Xung đột giữa nội bộ các nhóm 29
5.1. Xung đột giữa nhóm dân cư xả rác và nhóm dân cư không xả rác 29
5.2. Xung đột giữa nhóm sinh viên xả rác và nhóm sinh viên không xả rác 31
6. Nhóm khách vãng lai 32
IV. Giải pháp 33
1. Những giải pháp đã làm 33
2. Những giải pháp nhóm đưa ra 33
2.1. Giải pháp riêng đối với từng nhóm 33
2.2. Giải pháp chung 35
PHẦN KẾT LUẬN 36
Tài liệu tham khảo 37
 
 
 
 
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

ôi trường
Là một dạng xung đột xã hội. Xuất hiện như một tất yếu khách quan. Xuất hiện khi các chức năng của môi trường lẫn át lẫn nhau.
Nhóm
Là một tập hợp người mà trong đó có các cá nhân quan hệ qua lại với nhau theo một cấu trúc và cơ chế nào đó. Ở đây, các cá nhân tham gia một cách tự nhiên. (nhập môn xã hội học, tr.175)
Là một tập thể có từ hai người trở lên, có mức độ nhận biết chung và cùng tương tác với nhau thường xuyên.(J.Macionis, xã hội học, tr.219)
Là tập hợp những người có cùng những nguyên tắc, giá trị và kì vọng, tương tác với nhau trên cơ sở đều đặn(R.T.Chaefer, xã hội học)
Thiết chế xã hội
Nói đến thiết chế người ta thường hiểu theo hai nghĩa: một là thiết chế xã hội với một hệ thống các quy tắc, giá trị và cơ cấu hướng tới một mục đích xác định, hai là các tổ chức xã hội với tư cách là các nhóm xã hội hiện thực rộng lớn, bao gồm các nguyên tắc, quy tắc và hệ thống thứ bậc của trách nhiệm và quyền lực.(nhập môn xã hội học, tr.195) Có 5 loại thiết chế cơ bản: gia đình, giáo dục, tôn giáo, kinh tế, nhà nước.
Trên đây là những cơ sở lý thuyết để chúng tui vận dụng vào nghiên cứu về sự ô nhiễm môi trường của kênh cầu gỗ.
II. THỰC TRẠNG Ô NHIỄM KÊNH CẦU GỖ
1. Quy mô nghiên cứu
Kênh Cầu gỗ thuộc địa phận Khu phố 6, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, nó bắt nguồn từ đầu chợ Ngõ của làng Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh và đổ vào hồ Cá sinh viên gần trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Chiếc cầu gỗ “chênh vênh”
hình ảnh phía dưới cầu gỗ
Theo những người dân sống ở khu vực Kênh Cầu gỗ cho biết nó hình thành từ một dòng chảy tự nhiên trước năm 1975. Kênh Cầu gỗ có chiều dài khoảng 500m, chiều rộng 2 – 3m, độ sâu 1 – 1,5m.
Theo quan sát của nhóm chúng tôi, khu vực kênh Cầu gỗ đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, nước đen ngòm lượng rác thải tập trung dưới lòng kênh rất nhiều làm nghẹt cả dòng chảy, ngoài ra trên bờ kênh và ở những khu vực đất trống cạnh bờ kênh rác vức bừa bãi, hình thành nên những đống rác tự phát “khổng lồ” , có đống rác chu vi rộng đến khoảng 3-5m, cao trên 1m.
Hình ảnh “Núi rác” phía đầu nguồn con kênh
Những người dân cho biết lượng rác và nước thải xuống kênh ngày càng nhiều. Đặc biệt trong 2 năm trở lại đây, mức độ rác tập trung nhiều hơn, đa chủng loại hơn, ô nhiễm trầm trọng hơn.
Trong khi đó, quanh kênh Cầu gỗ có khoảng 500 hộ dân và người buôn bán cùng với khoảng 20 phòng trọ sinh viên. Chúng tui đã quan sát, nghiên cứu và phỏng vấn sâu một số người dân, sinh viên và người buôn bán trong những đối tượng này.
Một hộ nhà dân sống cạnh
con kênh
2. Tính nghiêm trọng
Ảnh hưởng tới môi trường nước: Trực tiếp nhất đó là hồ chứa chất thải từ kênh chảy xuống làm thay đổi thành phần chất trong nước. Các nguồn nước ngầm xung quanh con kênh bị ảnh hưởng ít nhiều, đặc biệt là vào mùa mưa tỉ lệ thẩm thấu mạnh gây ô nhiễm trên diện rộng.
Dòng nước “đen ngòm”
chảy qua con kênh Cầu gỗ
Ảnh hưởng tới sức khỏe: Gây mùi hôi thối khó chịu cho các hộ dân xung quanh và những người đi ngang qua đây. Đặc biệt là khi có gió lớn và khi trời nắng thì bốc mùi càng nồng nặc. Có những trường hợp người dân và sinh viên ở đây đã nôn mửa, do không chịu được nên phải chuyển chỗ ở.
Những mầm mống của dịch bệnh đe
dọa tới sức khỏe của con người
Nguồn nước ô nhiễm gây các bệnh liên quan đến đường ruột, ngoài da, mắt, mũi… khi mà các hộ dân và sinh viên ở đây sử dụng mạch nước ngầm ở xung quanh đó. Các sinh vật như ruồi, muỗi, bọ gậy, vi trùng…sống khu vực này sinh sôi nảy nở rất nhanh. Đây là vật trung gian truyền bệnh, nguy cơ bệnh dịch xảy ra rất cao.
Một dấu (?) lớn cho nguồn nước sinh hoạt
của các hộ dân và sinh viên trọ cạnh đây
Ảnh hưởng tới mỹ quan: Tình trạng xả rác, ô nhiễm nơi đây để lại ấn tượng xấu cho những ai từng chứng kiến trực tiếp. Đầu con kênh cũng là nơi gần chợ, gần đường giao thông nhưng lại có một đống rác với đường kính rất lớn có từ nhiều năm nay gây mất mỹ quan, mất thiện cảm cho những ai đi qua
“Vẻ đẹp điển hình” của kênh Cầu gỗ
Ảnh hưởng tới các mối quan hệ xã hội: Các thành phần dân cư ở đây từ người dân, sinh viên, người buôn bán, khách vãng lai không phải tất cả đều xả rác mà trong đó có một bộ phận người dân và hầu hết sinh viên không có hành vi xả rác xuống con kênh . Từ đó gây ra bất bình giữa hai bộ phận: người xả rác và người không xả rác. Từ bất bình dẫn đến mâu thuẫn, đã có lời qua tiếng lại gây chia rẽ. Còn có hiện tượng nói xấu, kể tội nhau, tất cả cũng chỉ vì hành vi xả rác mà ra. Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm này đã được người dân kiến nghị lên chính quyền từ lâu nhưng chưa thấy hành động nào mang tính triệt để để giải quyết tận gốc vấn đề này vì thế gây ra sự mất tin tưởng vào chính quyền của nhân dân. Từ đó, các vấn đề chung khó đi đến sự đồng thuận hoàn toàn của hai bên.
Một số hình ảnh “ô nhiễm” nơi kênh Cầu gỗ
Đốt rác làm ô nhiễm không khí và ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như
ảnh hưởng tới mỹ quan
Lời thông báo không ngăn được thực trạng nơi đây!!!
III. NGUYỄN NHÂN Ô NHIỂM KÊNH CÂU GỖ
Kênh Cầu gỗ hiện nay, có nhiều nhóm còn sinh sống: khu vực này. Qua khảo sát thực trạng, cũng như phỏng vấn sâu các nhóm có liên quan: nhóm dân cư, nhóm sinh viên và nhóm buôn bán, nhóm khách vãng lai và nhóm quản lý, chúng tui nhận thấy có sự xung đột môi trường giữa các nhóm: nhóm sinh viên không xả rác – nhóm dân cư, nhóm dân cư với nhóm buôn bán, nhóm chính quyền với nhóm không xả rác, nhóm chính quyền với nhóm xả rác và ngoài ra còn có sự xung đột giữa nội bộ các nhóm với nhau.
Xung đột giữa nhóm dân cư xả rác với nhóm sinh viên không xả rác
Xung quanh khu vực kênh Cầu gỗ có rất nhiều nhà dân và các phòng trọ sinh viên chạy dọc theo kênh. Việc tranh giành lợi thế trong khai thác và sử dụng các nguồn lực tự nhiên - kênh cầu gỗ - trong đó nổi lên hai nhóm xã hội là nhóm dân cư và nhóm sinh viên không xả rác. Sự đối chọi về nhận thức, mục tiêu, lợi ích, quyền lực dẫn đến xung đột xã hội giữa hai nhóm chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến phong trào đấu tranh bảo vệ môi trường sống.
Giữa nhóm dân cư và nhóm sinh viên không xả rác tồn tại tới bốn dạng xung đột:
1.1. Các dạng xung đột
Thứ nhất, xung đột về nhận thức
Nguyên nhân bắt nguồn từ sự hiểu biết khác biệt nhau trong hành động của các nhóm, dẫn đến phá hoại môi trường.
Nhóm sinh viên không xả rác ý thức được hành vi xả rác của mình sẽ gây ô nhiễm môi trường sống, sẽ làm cho chức năng chứa đựng rác thải của kênh cầu gỗ vượt lên chức năng không gian sống và thoát nước của kênh nên không vứt rác xuống kênh. Họ có sự quan tâm, hiểu biết cũng như tìm hiểu về vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay. Vì thế họ ý thức rất tốt về hành vi của mình đối với môi trường. Trong khi đó, nhóm dân cư - hầu hết là dân lao động cùng kiệt - thiếu s
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status