Tìm hiểu về một số lễ hội ở Việt Nam - pdf 14

Download miễn phí Đề tài Tìm hiểu về một số lễ hội ở Việt Nam



Trung thu là giữa mùa thu, Tết Trung Thu như tên gọi đến với chúng ta vào đúng giữa mùa thu tức là vào rằm tháng Tám âm lịch. Tết Trung Thu là tết của trẻ em.
Ngay từ đầu tháng, Tết đã được sửa soạn với những cỗ đèn muôn mầu sắc, muôn hình thù, với những bánh dẻo, bánh nướng mà ta gọi gồm là bánh trung thu, với những đồ chơi của trẻ em muôn hình vạn trạng, trong số đó đáng kể nhất của thời xưa là ông Tiến sĩ giấy.
Trẻ em đón tết có đèn xếp, đèn lồng, đèn ông sao, đèn con giống. sặc sỡ thắp sáng kéo nhau đi từng đoàn ca hát vui vẻ, tối tối cùng nhau đi nhởn nhơ ngoài đường, ngoài ngõ. Và khi rằm tới, có những đám múa sư tử với tiếng trống, tiếng thanh la thật náo nhiệt. Trong dịp này, để thưởng trăng có rất nhiều cuộc vui được bày ra. Người lớn có cuộc vui của người lớn, trẻ em có cuộc vui của trẻ em.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

tình, hàng Long Vân, hang Cá. Trên cao có hang Hồng Sự, hang Sũng Sàm, hang Trú Quân, động Tiên, động Tuyết, động Hương Tích. Con người đến với thiên nhiên bằng tấm lòng bè bạn, đặt tên cho động, cho hang rồi xây chùa, lập điện tôn thành những chùa động hang độc đáo, tạo nên cái thiêng cái đẹp. Để rồi lại chính con người thăm viếng, ngưỡng mộ thờ phụng và hưởng thụ thành quả về miền thành tín của mình. Hang động ở Hương Sơn là yếu tố cấu thành quan trọng để quần thể Hương Sơn trở thành danh thắng nổi tiếng và đặc thù của quần thể này. Cả 3 tuyến du lịch (Hương Tích, Long Vân, Tuyết Sơn) đều khai thác các vị trí trong đá để thu hút khách.
Tuyến thứ nhất gọi là tuyến Hương Tích. Khách chủ yếu đi tuyến này bởi vì ở tuyến này những gì đặc sắc nhất đều tập trung ở đó. Bắt đầu từ bến đò Yến Vĩ - Suối Yến - đền Trình Ngũ Nhạc - cầu Hội - chùa Thanh Sơn chùa Hương Đài - chùa Thiên Trù - chùa Hinh Bồng - chùa Tiêu - chùa Giải Oan - đền cửa Võng và cuối cùng vào trong Hương Tích. Bến Đục là nơi tập kết để vào chùa Hương. Khách theo dòng suối Yến bập bềnh vào cõi tiên, lên khỏi đò cách chừng hơn nửa km là đền Trình. Ngôi đền này thờ Sơn Thần, và mùng 6 tháng Giêng lễ mở cờ rừng được cử hành trọng thể tại đây để người trần gian xin phép thần rừng được vào rừng bái lễ và làm ăn sinh sống. Tiếp tuyến đường là đến bến Trò, tức là bến đò chùa Thiên Trù nằm lọt giữa một thung lũng xinh đẹp. Chặng đường tiếp, theo lối lên gập ghềnh vào chùa, trong có lối rẽ vào Chùa Tiên, đó là một hang động thoáng rộng. Trong chùa Tiên có vô số những pho tượng bằng đá và nhũ đá. Khi gõ lên nghe như tiếng chiêng, tiếng khánh và có một pho tượng trong suốt như thủy tinh hồng khi đặt ngọn đèn phía bên kia tượng. Hành trình tiếp đến chùa Giải Oan, trong khu vực chùa có giếng nước mang tên giếng Giải Oan, tương truyền xưa kia Đức Phật đõ tâty trầm tại Giếng nước này. Những di tích đậm màu sắc Phật như am Phật tích, đông Tuyết Quỳnh … dẫn dắt giúp du khách quen với cảnh thâm u của đất trời. Đến động Hương Tích (tức là chùa Trong) du khách được chiêm ngưỡng những nhũ đá - tác phẩm tuyệt mỹ mà tạo hóa phải thầm lặng hàng triệu năm bồi hoàn mới thành khối, thành hình lạ lùng đến thế, Tương truyền trong động này, Đức Phật Bà đã tu hành đắc đạo. Sau đó các La Hán cũng tu luyện nơi đây. Một hệ thống các tạo tác nghệ thuật do những nghệ sĩ vô danh tài ba để lại trong hang động, tiêu biểu nhất là tượng Phật Bà Quan Âm. Phật Bà có hình dáng một thiếu nữ, khuôn mặt trái xoan, cổ cao ba ngấn, đầu đội mũ Bồ Tát. Phật Bà ngồi lên tảng đá trông tựa gốc cổ thụ, chân như để hờ lên một bông sen độ nở. Đây là pho tượng khá đẹp, nét chạm rắn rỏi mà thanh thoát. Hình tượng Phật Bà thật gần gũi với người lao động... Phía trong cùng hang động, có đường "lên trời" và cả lối xuống "địa phủ”.
Tuyến thứ hai là tuyến Tuyết Sơn. Đò cũng xuất phát từ bến Yến, đưa khách đến thăm đền Trình. Ngắm nhìn sông nước, khách lần lượt thấy núi Thuyền Rồng, núi con Phượng... cho tới bến Tuyết Sơn. Trong động Tuyết Sơn có nhũ đá nhủ xuống, trùng trập hiện ra coi như vảy rồng. Trên ngọn núi có tượng Phật bằng đá, lai có những cây thông mọc từng hàng coi như một dãy tán. Cảnh trí xanh tối âm u (thích trong sách Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú). Tuyến thứ ba là tuyến Long Vân, đò cũng xuất phát từ bến Yến, đi thăm đền Trình (Phú Yên) rồi rẽ sang một nhánh của suối Yến để tới chùa Long Vân. Lên thuyền vào chùa Long Vân, rồi leo núi thăm động cùng tên. Đi nữa đến chùa Cây Khế và cách đó chừng vài trăm mét là hang Sũng Sâm - một di chỉ khảo cổ lưu dấu tích của người xưa.
Từ đó có thể thấy rằng không phải ngẫu nhiên các bậc thánh thơ của nhiều thời đại đã tìm đến Hương Sơn và để lại nhiều bài thơ hay, lắng sâu trong trái tim bạn đọc. Những bài thơ ấy sống mãi với thời gian và góp tiếng nói đưa Hương Sơn trở thành danh thắng không chỉ của một vùng mà còn là của cả nước. Do đó, tuy du khách đến chùa Hương có nhiều mục đích khác nhau nhưng mục đích tích cực nhất là đến chùa Hương đồng nghĩa đến với cái đẹp. Điều đó đã phản ánh sự khao khát của con ngưòi hướng tới cái đẹp để tự hoàn thiện bản thân mình. Yếu tố này tạo nên sắc thái văn hóa du lịch của chùa Hương. Theo cuốn Nam Hải Quan Thế âm - một truyện Nôm ra đời vào khoảng thế kỷ XVIII - XIX thì chùa Hương là nơi lưu dấu tu hành của công chúa Diệu Thiện, con vua Diệu Trang Vương nước Hưng Lâm. Dân gian quen gọi công chúa Diệu Thiện là Bà chúa Ba. Bà tu hành chín năm ở động Hương Tích đắc đạo trở thành Đức Quan Thế âm bồ tát. Sau trở về diệt trừ cái ác, đáp hiếu cha mẹ, phổ độ chúng sinh. Phật thoại truyền miệng còn phong phú hơn. Theo các cụ bô lão làng Phú Yên (làng quản lý tuyến Tuyết Sơn) kể: khi mãnh hổ cõng Bà Chúa Ba đến núi Hương Sơn, ban đầu bà tu hành ở chùa Hỏa Quang - nay là nền đình làng Phú Yên, sau đó bà lên núi để tĩnh tâm, tu hành ở động Tuyết Sơn, ít lâu sau bà ngược hướng Bắc tu ở động Hương Tích.
Các cụ ở làng Yến Vĩ thì kể : Khi Ngọc Hoàng sai thần linh hóa hổ đến cứu bà Diệu Thiện, vì quyết chí tu hành không tuân theo lời cha nên bị vua sai lính giết, mãnh hổ cõng bà vào núi Hương Sơn. Chỗ bà xuống đầu tiên là hang Thánh Mẫu, còn gọi là am Phật Tích, tương truyền trong hang còn dấu một bàn chân bà in trên đá. Ở đây, bà sang một vũng nước trong hang bên cạnh tắm gội rửa nỗi oan ức bụi trần. Chỗ đó sau thành chùa Giải Oan có giếng Giải Oan. Người xưa quan niệm ai oan ức điều gì thành kính đến nơi đây lễ Phật, uống nước ở giếng Giải Oan coi như đã giải được nỗi uẩn khúc trong lòng. Câu chuyện về bà chúa Ba là câu chuyện nhà phật sáng tác dựa trên các kinh điển đạo Phật. Nam Hải Quan Thế Âm bồ tát là biểu tượng đẹp đẽ của sự chân tu giữ đạo cứu đời, trở thành hình tượng gần gũi, thân thương, cảm thông sâu sắc nỗi bất hạnh của con người và dân chúng. Việc lưu truyền Phật thoại về bà chúa Ba và hang Phật Tích ở nơi thờ Tam Phủ đã khẳng định sự thắng thua của đạo Phật ở đất Hương Sơn. Ở đó, Phật hiện thân trong tín ngưỡng thờ đá mà người dâm quen gọi là bụt mọc. Sức mạnh huyền diệu của Phật pháp đồng nhất với linh hồn thiêng liêng trong những cây đá, nhũ đá sẽ truyền cho các tín đồ niềm tin, tăng thêm sức mạnh cho mỗi người. Lạ thay, chốn bồng lai tiên cảnh, lại thể hiện khát vọng rất thực của cuộc đời, cầu mong sự sinh sôi nảy nở, ước mong cuộc sống đầy đủ. Nhà nông cầu mong mình làm ruộng gạo vun lên thành đụn gạo trắng như ngọc, người buôn bán mong sao có lẽ, có lời, tiền của như cây vàng, cây bạc. Ai muốn con trai thì xoa đầu núi cậu, ai ước con gái thì xoa đầu núi cô. Còn người bệnh thì tin rằng những giọt nước rớt tí tách từ bầu sữa tiên (vú mẹ) sẽ trợ thêm sức mạnh cho người mau khỏe… Đó thực là những tín ngưỡng của người lao động. Nơi đây không có chỗ cho những ai cầu vinh hoa danh vọng, ch
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status