Nghiên cứu xây dựng các biện pháp quản lý rừng lá buông (một loại lâm sản ngoài gỗ) dựa vào cộng đồng tại Suối Kiết, Tánh Linh, Bình Thuận - pdf 14

Download miễn phí Đề tài Nghiên cứu xây dựng các biện pháp quản lý rừng lá buông (một loại lâm sản ngoài gỗ) dựa vào cộng đồng tại Suối Kiết, Tánh Linh, Bình Thuận



Lá Buông khai thác ra được vận chuyển về nhà các hộ dân và bán ngay cho
một số hộ dân trong thôn là “người trung gian cấp 1”. Có những “người trung
gian cấp 1” mua lá ngay tại rừng, tại rẫy. Giá bán lá tươi tại rẫy là 700 đ/ 1kg và
nhà của người trung gian 1 là 850 đ/ 1kg. Tại điểm thu mua của “người trung gian
cấp 1”, lá Buông tươi được tách, xé với giá công tách 10.000 đ/ 1 tạ lá tươi. Sau đó
phơi trên sân hay các giá phơi. Thời gian phơi 2 hay 3 ngày đến khi lá đổi màu
trắng. Công chí phí cho khâu phơi là 10.000 đ/ 1 tạ lá tươi. Lá đã phơi nắng được
“người trung gian cấp 1” bán cho “người trung gian cấp 2” với giá 3.000 đồng /1
kg. “Người trung gian cấp 2” khi đã gom mua được 3 đến 4 tấn sẽ bán số lá này
cho “người trung gian cấp 3”. Giá bán lá cho “người trung gian cấp 3” là 3.400
đồng/ 1kg. “Người trung gian cấp 2” phải nộp phí cho HTX là 200.000 đồng trên
1 tấn khi giao cho “Người trung gian cấp 3”. “Người trung gian cấp 3” tự lo chí
phí vận chuyển. Tại nhà ”người thu mua trung gian cấp 3” các mảnh lá được thuê
xẻ thành nan nhỏ hơn bằng các thiết bị, công cụ thủ công. Các gân lá cũng được
phân loại. xẻ nhỏ. Các sản phẩm sơ chế này được hun sấy lưu huỳnh để bảo vệ
chống mốc và làm trắng lá. Nan lá được se hay thuê se thành sợi tròn. Sau đó sản
phẩm sợi, gân lá được chuyển về Biên Hòa, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh và các
nơi khác để làm nguyên liệu cho các xí nghiệp thủ công mỹ nghệ, đan thành các
sản phẩm.



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

hoa màu, cây ăn trái, cây
công nghiệp.
Nhóm đất đỏ (F-FERRASOLS) có diện tích 21090,07 ha chiếm 95,85% tổng
diện tích chung bao gồm loại đất đỏ vàng trên đá sét (Fs) và loại đất đỏ vàng trên
đá Macma acid (Fa). Loại đất đỏ vàng trên đá sét diện tích 6654,00 ha phân bố ở
địa hình đồi núi thấp, màu đỏ vàng , dày khoảng 70 cm đến 100 cm. Đất chua,
mùn trung bình, cation trao đổi thấp, khả năng giữ nước và phân tương đối tốt,
thích hợp với cây công nghiệp, cây lá Buông và Cao su. Loại đất đỏ vàng trên đá
Macma acid với diện tích 14435,23 ha phân bó trên các địa hình dốc.
Nhóm đất sói mòn trơ sỏi đá (E) có diện tích 270,77 ha. Đây là loại đất bị sói
mòn, thoái hóa mạnh, cùng kiệt dinh dưỡng, không thuận lợi cho cây rồng mà chỉ phù
hợp làm vật liệu xây dựng.
Còn nhóm đất khác là nhóm chưa được đánh giá gồm đất sông suối , ao, hồ
chiếm 120,00 ha.
Suối Kiết có 14801,05 ha đất lâm nghiệp bao gồm rừng tự nhiên phòng hộ và
rừng sản xuất. Rừng giàu không còn, rừng trung bình còn số ít, chủ yếu rừng
nghèo, rừng non và rừng khộp.
Suối Kiết là xã kinh tế mới, có nhiều dân tộc anh em khác nhau di cư đến sinh
sống như người kinh chiếm khoảng 80% dân số, dân tộc Raglai chiếm gần 20%,
còn số ít là các dân tộc khác gồm: K.Ho, Thái, Tày, …Tôn giáo chính là Phật
Giáo, Tin Lành.
Về Kinh tế: năm 2005 đến nay (2009) tốc tộ tăng trưởng GDP bình quân là
14,8% (năm 2002 là 10,33%). GDP bình quân đầu người đạt 570 USD, tổng sản
lượng lương thực quy thóc năm 2009 là 14.108,7 tấn đạt 120,38% so với kế hoạch
năm và bằng 153,2% so với năm 2005 và lương thực bình quân đầu người đạt
3.278 kg/người/năm so với năm 2005 tăng 44,45%. Từng bước xã đã định hình
từng vùng chuyên canh điều, cao su...Tổng diện tích gieo trồng của xã là 4.139,5
ha; sản lượng lương thực đạt 14.108,7 tấn; bình quân lượng thực trên đầu người
2524 kg. Cây lâu năm chiếm tỷ trọng lớn, năm 2009 cây lâu năm đã có diện tích
5.930,62 ha, trong đó chủ yếu trồng điều, cao su.
Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển còn chậm. Nghề thủ công dựa
trên nguồn tài nguyên sẵn có là Lá Buông thì chưa phát triển, không có cơ sở sản
xuất tiều thủ công nào mà chỉ khai thác đem bán tươi hay phơi khô một hai nắng
là xuất khỏi xã. Tổng số lao động là 1.842 người chiếm 33% dân số, bình quân
1,90 lao động/hộ. Trong số đó lao động Nông - Lâm nghiệp chiếm 78%, lao động
phi nông nghiệp chiếm 22% dân số. Thu nhập bình quân đầu người năm 2009 là
3,95 triệu đồng và đạt 15,41 triệu đồng/hộ, cả xã còn 72 hộ cùng kiệt chiếm 7,4% số
hộ. Bình quân đất ở cho hộ gia đình là 315m2/hộ, bình quân theo nhân khẩu là
65,5 m
2/ người. Suối Kiết có mạng lưới giao thông liên xã, liên thôn và giao thông
nội đồng đã được hình thành tương đối hoàn chỉnh, việc đi lại thuận lợi. Hiện nay
100% số hộ dùng điện để sinh hoạt và phục vụ sản xuất, 100% số hộ được sử dụng
nước sạch.
3.2. Điều kiện tự nhiên và xã hội của Hợp tác xã Lâm Nông nghiệp Suối
Kiết, tiềm năng cây lá Buông:
Hợp tác xã Lâm Nông nghiệp Suối Kiết gồm có thôn 1, thôn 2 và thôn 3. Vùng
diện tích rừng lá Buông HTX Suối Kiết kéo dài từ khoảng 10º 56’ 48” đến 10º
58’48” vĩ độ Bắc; 108º 05’58” đến 108º 07’02” kinh độ Đông. Diện tích này phía
Đông giáp đất Cao su của Nông trường Cao Su Bình Thuận; phía Tây giáp đất
Cao su của Nông trường Cao su Gia Huynh; phía Nam giáp đất Cao su của Nông
trường Cao Su Bình Thuận; phía Bắc giáp đường giao thông tỉnh lộ đi Tánh Linh.
Tổng diện tích đất rừng tự nhiên được giao là 861,3 ha (bao gồm tiểu khu 332 và
87 ha đất ngoài quy hoạch 3 loại rừng) đa số có độ dốc từ 3º đến 5º, có một số con
suối nhỏ chảy qua chỉ có nước vào mùa mưa, vào mùa khô thì cạn kiệt. Mạch
nước ngầm ở độ sâu 3 đến 5 mét. Đất vùng này thuộc nhóm đất xám trên đá granit
có thành phần cơ giới là cát pha thịt nhẹ. Độ dày tầng đất lớn hơn 70cm.
Số hộ dân tại HTX Suối Kiết nhận quản lý rừng là 101 hộ với khoảng 200 lao
động chính và 50 lao động phụ. Hai dân tộc chiếm đa số ở đây là dân tộc Kinh
(chiềm 81%) và Raglai (chiếm 17,5%), còn lại là các nhóm dân tộc khác như
Cờho, Chơro, Tày.
Tổng diện tích rừng lá Buông giao cho HTX (từ năm 2002) là 861 ha chia ra 3
khu vực. Khu vực 1 có diện tích 730 ha là khu vực có cây lá Buông mọc tập trung.
Trong khu vực này có thể chia ra 3 vùng nhỏ hơn có đặc thù riêng. Vùng cây lá
Buông xen lẫn cây gỗ lớn với đường kinh lớn hơn 10 cm, diện tích 233 ha. Vùng
cây lá Buông xen lẫn cây bụi, diện tích 320 ha. Vùng đất phát rẫy có cây lá Buông,
diện tích 177 ha. Khu vực 2 có diện tích 61,3 ha là khu vực đất không có cây lá
Buông mà chỉ có cây gỗ rừng mọc rải rác (loại rừng 1c). Khu vực 3 chiếm diện
tích 70 ha là khu vực đồi dốc, núi đá, có cây bụi mọc rải rác.
Hợp tác xã Suối Kiết có ban chủ nhiệm HTX gồm 5 người: 1 chủ nhiệm phụ
trách chung, 1 phó chủ nhiệm phụ trách kinh doanh kiêm công tác bảo vệ rừng, 1
cán bộ kỹ thuật nông lâm nghiệp (trình độ trung cấp nông nghiệp), 1 kế toán và 1
thủ quỹ.
-Những đặc điểm sinh kế:
Nói chung người dân ở đây có mặt bàng văn hóa tương đối cao. Có 77,5% số
chủ hộ có trình độ trung học cơ sở và tiểu học, còn 32,5% có trình độ trung học
phổ thông, không có chủ hộ mù chữ. Tỷ lệ lao động bình quân trong các gia đình
so với số nhân khẩu là cao (0,6). Trong tổng số 40 hộ được chọn khảo sát có 3 hộ
định cư từ trước năm 1975, 3 hộ từ khoảng năm 1976 đến 1979, 2 hộ từ khoảng
năm 1980 đến 1989, 14 hộ từ khoảng 1990 đến 1999 và 18 hộ trong khoảng năm
2000 đến 2010. Như vậy dân cư vùng này chủ yếu từ các nơi khác chuyển đến
trong khoảng từ năm 1990 trở lại đây (chiếm đến 80% số hộ). Điều này dẫn đến
nhu cầu đất ở, đất canh tác tăng nhanh, tạo áp lực rất lớn lên đất rừng trong đó có
đất rừng lá Buông. Tỷ lệ đất nông nghiệp 51,7% và lâm nghiệp 48,3% gần tương
đương nhau, bình quân đất nông nghiệp các hộ là 4,57 ha và lâm nghiệp là 4,26
ha. Về đất nông nghiệp do nhiều nguyên nhân có sự chênh lệch rất lớn giữa các hộ
gia đình, có hộ cao nhất có đến 30 ha, có hộ không có đất nông nghiệp, những hộ
này trông chờ nguồn sống chủ yếu từ các sản phẩm lâm nghiệp và làm thuê. Mỗi
hộ gia đình nhận khoảng 1,75 lần tập huấn trong 3 năm gần đây, nhưng những lớp
tập huấn về quản lý rừng và cây lâm nghiệp thì rất ít. Thu nhập của các hộ HTX
chủ yếu từ các sản xuất nông nghiệp, trong đó số hộ có thu nhập từ các nông sản
(bắp, mì rau đậu…) chiếm 26%, từ cây công nghiệp (cao su, điều) chiếm 62,5%,
từ các dịch vụ khác (làm thuê, lương, buôn bán nhỏ…) chiếm 18% và từ lá Buông
chiếm 85%. Như vậy số hộ có thu nhấp từ lá Buông chiếm tỷ lệ cao nhất sau đến
số hộ trồng điều và cao su. Khi được hỏi ba nguồn thu nhập nào nhiều nhất trong
năm thì kết quả là lá Buông (55% số hộ); Điều, Cao su (55% số hộ); và đậu, bắp
(37,5% số hộ). Như vậy lá Buông đã là một nguổn thu nhập quan trọng nhất trong
...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status