Tác động của chương trình 135 đối với đời sống người dân xã Vĩnh Thuận- Huyện Vĩnh Thạnh- tỉnh Bình Định (giai đoạn 2006-2010) - pdf 14

Download miễn phí Khóa luận Tác động của chương trình 135 đối với đời sống người dân xã Vĩnh Thuận- Huyện Vĩnh Thạnh- tỉnh Bình Định (giai đoạn 2006-2010)



Hàng tháng UBND xã chi trả tiền trợ cấp xã hội cho các đối tượng được đảm bảo chi đúng và kịp giờ. Đã hướng dẫn lập 4 bộ hồ sơ tồn đọng theo kế hoạch 611 của chính phủ, hướng dẫn thân nhân các đối tượng làm hồ sơ để hưởng chế độ mai táng phí được 3 trường hợp; thực hiện tốt chế độ chính sách BHXH, BHYT cho các đối tượng, đã cấp bổ sung 48 thẻ BHYT cho người nghèo và các đối tượng được khám và chữa bệnh miễn phí theo quy định, thực hiện đổi thẻ BHYT cho trẻ em theo quy định mới 50 thẻ.



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

ốt chế độ chính sách BHXH, BHYT cho các đối tượng, đã cấp bổ sung 48 thẻ BHYT cho người cùng kiệt và các đối tượng được khám và chữa bệnh miễn phí theo quy định, thực hiện đổi thẻ BHYT cho trẻ em theo quy định mới 50 thẻ.
Hoàn thành kế hoạch điều tra , rà soát hộ cùng kiệt năm 2010, kết quả điều tra còn 248 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 71,06%, tăng 3,16% so với hộ cùng kiệt năm 2009.
Diện mạo đối tượng nghiên cứu
2.4.1 Độ tuổi
Độ tuổi
Số lượng
Tỷ lệ (%)
1. 18-30 tuổi
34
34
2. 31-45 tuổi
38
38
3. 46-60 tuổi
24
24
4. Trên 60 tuổi
4
4
Tổng
100
100
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy, phần lớn đối tượng được nghiên cứu đều năm trong độ tuổi lao động.
Độ tuổi từ 31-45 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 38%. Độ tuổi từ 18-30 chiếm tỷ lệ 34%. Đây là một thuận lợi rất lớn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Đây là thời kỳ sức khoẻ con người đang trong giai đoạn rất tốt, có khả năng học tập những kiến thức mới. Do vậy, khi tiến hành triển khai áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất sẽ gặp rất nhiều thuận lợi.
Vĩnh Thuận là một xã thuần nông, do vậy với lực lượng lao động dồi dào như trên sẽ góp phần thúc đẩy việc sản xuất nông nghiệp.
Độ tuổi 46-60 tuổi chiếm 24% và trên 60 tuổi chiếm 4%. Người lao động trong độ tuổi này thì khả năng lao động đã có phần hạn chế, đặc biệt là những công việc đòi hỏi yêu cầu cao về thể lực. Nhưng trên thực tế, nhóm đối tượng trong độ tuổi này vẫn phải làm những công việc nặng nhọc, do đời sống của người dân khá vất vả, buộc họ phải làm việc để tạo ra thu nhập cho bản thân và gia đình.
Nói tóm lại, lực lượng lao động của xã rất dồi dào, là một trong những nhân tố giúp thúc đẩy nền sản xuất nông nghiệp của xã. Bên cạnh đó, nếu chính quyền địa phương không tạo ra được việc làm phù hợp với khả năng và nhu cầu của lực lượng lao động này sẽ gây ra những mặt trái trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của xã nhà.
2.4.2 Trình độ học vấn
Trình độ học vấn
Số lượng
Tỷ lệ (%)
1. Tiểu học
58
58
2. THCS
29
29
3. THPT
13
13
4. CĐ-ĐH
0
0
5. Trên ĐH
0
0
Tổng
100
100
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy trình độ học vấn của bà con nơi đây khá thấp.
Nhóm đối tượng có trình độ tiểu học chiếm tỷ lệ cao nhất với 58%, nhóm đối tượng này phần lớn là những người có độ tuổi trên 40. Trước đây, vì điều kiện kinh tế gia đình quá khó khăn nên họ chỉ học đến lớp 1, lớp 2 rồi nghỉ học để đi làm phụ giúp gia đình.
Trình độ trung học cơ sở chiếm tỷ lệ 29% và con số này ở bậc trung học phổ thông là 13%.
Qua số liệu trên đã phần nào nói lên thực trạng vấn đề cùng kiệt của người dân trong xã. Với trình độ học vấn thấp như vậy, lại tập trung nhiều đồng bào DTTS sinh sống (chiếm 98% dân số toàn xã) nên việc tiếp cận các kiến thưc mới liên quan việc nâng cao năng suất cây trồng, chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm đem lại hiệu quả cao hay áp dụng các mô hình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó, với trình độ học vấn thấp như vậy, lại ở xa trung tâm huyện nên việc tiếp cận các thông tin về việc làm, những chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước liên quan đến người cùng kiệt còn gặp nhiều hạn chế.
Đây cũng sẽ là một trong những khó khăn trong nhỏ trong việc triển khai CT 135 giai đoạn II trên địa bàn xã, bà con sẽ gặp khó khăn trong việc thay đổi cách sản xuất cũ, tiếp thu các kiến thức mới về việc trồng trọt các loại cây, chăn nuôi gia súc, gia cầm sao cho đạt hiệu quả…. Vì bà con đã quen với tập quán sản xuất du canh du cư, sản xuất phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên năng suất không cao.
Khi CT 135 được triển khai thì tình trạng trên đã có phần giảm.
Trình độ học vấn của người dân trong xã thấp như vậy là do rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Vĩnh Thạnh là một huyện miền núi của tỉnh, đời sống của bà con trong huyện gặp rất nhiều khó khăn. Từ khi các chương trình xóa đói giảm cùng kiệt của TW được triển khai trên địa bàn huyện thì đời sống của người dân nơi đây đã có phần khởi sắc.
Do vậy, việc hỗ trợ kinh phí để phát triển kinh tế xã hội cho các xã gặp nhiều khó khăn như xã Vĩnh Thuận gặp rất nhiều hạn chế. Thêm vào đó, xã lại tập trung nhiều đồng bào DTTS, lại nằm xa trung tâm huyện nên việc học tập của người dân gặp rất nhiều khó khăn.
Hiện nay toàn xã chỉ có 1 trường mầm non và một trường tiểu học, học sinh muốn đi học ở các cấp học cao hơn phải đi vài cây số mới đến được trường học. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học khá phổ biến trên địa bàn xã, đặc biệt ở các cấp học cao như THCS, THPT.
2.4.3 Công việc hiện tại
Với đặc điểm là một xã thuần nông, do đó cơ cấu việc làm của bà con trong xã chưa phong phú, điều này thể hiện rõ qua bảng số liệu dưới đây
Công việc hiện tại
Số lượng
Tỷ lệ (%)
1. Làm nông
87
87
2. Buôn bán
2
2
3. Công chức
7
7
4. Nghề khác
4
4
Tổng
100
100
Qua bảng số liệu trên cho chúng ta thấy làm nông vẫn là một nghề chính, chiếm tỷ lệ khá cao 87%. Điều này rất dễ hiểu, vì nông nghiệp giữ vị trí chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của xã Vĩnh Thuận.
Vấn đề đáng lưu ý trong quá trình sản xuất nông nghiệp của người dân trong xã là bà con sản xuất phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện tự nhiên. Cả xã có 8 làng thì chỉ có 6 làng có ruộng để bà con sản xuất, nhưng việc trồng lúa của bà con gặp nhiều khó khăn do không chủ động được nguồn nước tưới, lại thiếu phân bón nên việc trồng lúa chiếm không nhiều diện tích.
Đa số bà con trong xã trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày như điều, ngô, đậu xanh, đậu đen…do việc trồng các loại cây này không đòi hỏi lượng nước tưới như cây lúa, bên cạnh đó bà con trong các làng đều có rẫy của riêng mình nên diện tích trồng các loại cây này chiếm tỷ lệ cao hơn so diện tích cây lúa.
Một trong những lý do mà nghề nông chiếm tỷ lệ cao như vậy là do trình độ học vấn của bà con khá thấp nên việc tìm kiếm một việc làm khác là không khả thi.
Ngay cả những người dân có trình độ học vấn ở bậc THCS, THPT vẫn làm nghề nông với 31,03% đối tượng có trình độ THCS và con số này ở bậc THPT là 10,34%( xem phụ lục III, bảng 6-4). Hiện nay trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh vẫn chưa có một công ty, nhà máy hay xí nghiệp nào hoạt động để thu hút lực lượng lao động này. Nếu muốn có công việc khác thì họ buộc phải ra các thành phố hay những nơi có nhu cầu để tìm kiếm cơ hội việc làm với những khó khăn về kiến thức, ngôn ngữ và kinh phí.
Công chức chiếm tỷ lệ 7%, đa số họ là cán bộ thôn, xã. Điều đáng quan tâm là số cán bộ này có trình độ học vấn không cao, 42,86% số cán bộ công chức có trình độ bậc tiểu học và con số này ở bậc THCS là 14,28%( xem phụ lục III, bảng 6-4). Điều này sẽ gây ra những khó khăn không nhỏ trong công tác quản lý cũng như việc triển khai, tuyên truyền, phổ biến các chương trình, chủ trư

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status