Giải pháp cho thực trạng hiện nay của ngôn ngữ @ - pdf 14

Download miễn phí Đề tài Giải pháp cho thực trạng hiện nay của ngôn ngữ @



MỤC LỤC
1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 7
1.1 Lý do chọn đề tài 7
1.2 Câu hỏi nghiên cứu 7
1.3 Mục tiêu nghiên cứu 8
1.4 Ý nghĩa của nghiên cứu 8
1.5 Phạm vi nghiên cứu 9
1.6 Phương pháp nghiên cứu 9
1.7 Bố cục bài nghiên cứu 9
2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 10
2.1 Khái niệm ngôn ngữ 10
2.2 Khái niệm ngôn ngữ @ 11
2.2.1 Phép cộng 12
2.2.2 Phép trừ 12
2.2.3 Phép thay thế 12
2.2.4 Mã hóa 12
2.3 Sự phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt 13
2.3.1 Tiếng Việt thời kỳ dựng nước 13
2.3.2 Tiếng Việt thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc 13
2.3.3 Tiếng Việt thời kỳ độc lập tự chủ 13
2.3.4 Tiếng Việt thời kỳ Pháp thuộc 14
2.3.5 Tiếng Việt từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay 14
3 . CHƯƠNG 3: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 16
3.1 Nguyên nhân ra đời 16
3.2 Kết quả 17
3.3 Giải pháp 18
4 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN 21
5 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

hiên cứu
Ngôn ngữ tuy là một trong những tài sản chung vô cùng quý báu của ông cha để lại, là bản sắc văn hóa riêng, là niềm tự hào của cả dân tộc. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước luôn đề cao chủ trương phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Trong thực tế hiện nay, việc xuất hiện những hiện tướng biến thiên trong việc sử dụng ngôn ngữ khiến chúng ta, hơn bao giờ hết, phải thống nhất về quan điểm, sự đánh giá khả năng kiểm soát và khắc phục đối với những sự biến đổi trong ngôn ngữ, cụ thể là ngôn ngữ @.
Trong các bài bình luận, nhận xét và phân tích có tính chất cá nhân đã có từ trước đến nay, ngôn ngữ @ mới chỉ được tìm hiểu ở một vài khía cạnh thông qua những trường hợp cụ thể. Trong đề tài nghiên cứu này, tội tổng hợp lại những quy luật chuyển đổi căn bản của ngôn ngữ @ từ đó giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quát hơn về hiện tượng ngôn ngữ này.
Ngôn ngữ @ tuy là một hiện tượng không mới nhưng sự phổ biến và mức độ ảnh hưởng của nó đang ngày càng phát triển sâu rộng trong xã hội. Do đó, đi tìm hiểu và phân tích về những sự biến đổi của ngôn ngữ chat so với ngôn ngữ đúng chuẩn thông thường là cả một quá trình lâu dài. Bài nghiên cứu này hy vọng sẽ vừa cung cấp một cái nhìn tổng quan, khái quát về dạng ngôn ngữ này, vừa mong những kết quả sẽ trở thanh một cơ sở nền tảng tổng quan làm cứ liệu cho những đề tài nghiên cứu về sau. Ngoài ra, nghiên cứu này muốn gửi đến bạn được cái nhìn, cách nghĩ của giới trẻ thông qua yếu tổ ngôn ngữ để thấu hiểu phần nào tâm lý của giới trẻ và có phương cách hòa hợp các mối quan hệ xã hội.
Phạm vi nghiên cứu
Bởi ngôn ngữ @ là loài hình ngôn ngữ mới, các thông tin về ngôn ngữ @ được thu thập từ internet cụ thể là các trang mạng xã hội, blog, diễn đàn và tin nhắn điện thoại. Hơn nữa, ngôn ngữ này mới xuất hiện nên người viết nghiên cứu trong thời gian những năm gần đây.
Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, người nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu. Đây là đề tài còn khá mới nên việc tham khảo ý kiến và tìm tài liệu còn khó khăn nhất là từ những tài liệu chính thống, được phát hành trên cả nước như sách hay các tạp chí khoa học. Vì thế, người nghiên cứu chủ yếu thu thập tài liệu từ thông tin đại chúng. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, các phương pháp phân loại tài liệu, phân tích và tổng hợp đều được sử dụng.
Bố cục bài nghiên cứu
Bài nghiên cứu này bao gồm các chương:
Chương 1 (Tổng quan) giới thiệu lý do chọn đề tài, mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, ý nghĩa, phạm vi cũng như phương pháp nghiên cứu.
Chương 2 (Cơ sở lý luận) cung cấp kiến thức cơ sở bao gồm các khái niệm ngôn ngữ, ngôn ngữ @ và sự phát triển loại hình ngôn ngữ @.
Chương 3 (Nội dung nghiên cứu) nêu lên thực trạng sử dụng ngôn ngữ @ hiện nay của lớp trẻ, phân tích nguồn gốc phát sinh cũng như những hạn chế và lợi ích ngôn ngữ này mang lại và cuối cùng đưa ra một số giải pháp.
Chương 4 (Kết luận) người nghiên cứu tổng kết, xem xét lại quá trình nghiên cứu và đưa ra một số khuyến nghị cho các nghiên cứu tiếp theo.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Khái niệm ngôn ngữ
Trước hết, ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội, không phải hiện tượng tự nhiên hay hiện tượng cá nhân. Trong cuốn Hệ tư tưởng Đức, Mác và Ăng-ghen đã viết “… Ngôn ngữ là ý thức thực tại, thực tiễn, ngôn ngữ cũng tồn tại cho cả những người khác nữa, như vậy là cũng tồn tài lần đầu tiên cho bản thân tui nữa; và, cũng như ý thức, ngôn ngữ chỉ sinh ra do nhu cầu, do cần thiết phải giao dịch với người khác Mác, Ăngghen, Lenin bàn về ngôn ngữ, NXB Sự thật, Hà Nội, 1962, tr.8
”. Như vậy theo quan điểm của Mác, bản chất xã hội của ngôn ngữ thể hiện ở chỗ: nó phục vụ xã hội với tư cách là phương tiện giao tiếp; nó thể hiện ý thức xã hội; sự tồn tại và phát triển của ngôn ngữ gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Do đó, ngôn ngữ là hiện tượng tồn tại và phát triển theo quy luật khách quan, không phục thuộc vào ý chí, nguyện vọng của mỗi cá nhân. Trong quá trình phát triển, ngôn ngữ luôn luôn tiếp thu các yếu tố mới (từ mới, nghĩa mới) để phong phú, hoàn thiện thêm. Ngoài ra, ngôn ngữ còn là một hiện tượng xã hội đặc biệt. Ngoài chức năng phục vụ xã hội, ngôn ngữ còn làm phương tiện giao tiếp giữa mọi người, làm phương tiện trao đổi ý kiến trong xã hội, làm phương tiện giúp con người hiểu biết lẫn nhau trên mọi lĩnh vực trong xã hội.
Thứ hai, ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trọng yếu nhất của con người. Chính ngôn ngữ mà con người có thể hiếu nhau trong quá trình sinh hoạt và lao động, mà người ta có thể diễn đạt và làm cho người khác hiểu được tư tưởng, tình cảm, trạng thái và nguyện vọng của mình. Hơn nữa ngôn ngữ còn là phương tiện giao tiếp vạn năng, vừa phục vụ số đông đảo các thành viên trong cộng đồng vừa giúp các thành viên trong cộng đồng có thể bộc lộ hết các nhu cầu giao tiếp. Trong tất cả các phương tiện mà con người sử dụng để giao tiếp thì ngôn ngữ là phương tiện duy nhất thoả mãn được tất cả các nhu cầu của con người. Sở dĩ ngôn ngữ trở thành một công cụ giao tiếp vạn năng của con người vì nó hành trình cùng con người, từ lúc con người xuất hiện cho đến tận ngày nay. Phương tiện giao tiếp ấy được bổ sung và hoàn thiện dần theo lịch sử tiến hoá của nhân loại, theo những trào lưu và xu hướng tiếp xúc văn hoá có từ cổ xưa đến tận ngày nay. Ngày nay, hầu như không còn ngôn ngữ nào là chưa có ảnh hưởng của nền văn hoá ngoại lai. Nói cách khác, tất cả các ngôn ngữ đang tồn tại hiện nay đều đã từng trải qua những quá trình tiếp xúc văn hoá với ngôn ngữ khác bên ngoài.
Thứ ba, ngôn ngữ là phương tiện của tư duy. Chức năng giao tiếp của ngôn ngữ gắn liền với chức năng thể hiện tư duy của nó bởi chức năng thể hiện tư duy của ngôn ngữ biểu hiện ở hai khía cạnh: ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng, ngôn ngữ tham gia trực tiếp vào quá trình hình thành tư tưởng. Theo Ăng ghen, năng lực tư duy trừu tượng của con người đã lớn lên cùng lao động. Nhưng tư duy không thể tồn tại trần trụi, thoát khỏi ngữ liệu, cho nên tư duy hình thành thì ngôn ngữ cũng ra đời. Qua thời gian, quá trình sống mà tư duy trừu tượng phát triển nên nội dung mà con người cần trao đổi với nhau ngày càng phong phú. Ngược lại, nhu cầu giao tiếp trao đổi với nhau càng phong phú đòi hỏi tư duy trừu tượng càng phát triển hơn.
Cuối cùng, ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt. Ngôn ngữ là sự hợp nhất của cái biểu hiện (vỏ âm thanh) và cái được biểu hiện (khái niệm về sự vật, hiện tượng được phản ánh, gọi tên). Hai mặt này không bao giờ tách nhau nhưng lại có quan hệ võ đoán với nhau. Mặt biểu hiện của ngôn ngữ mang tính hình tuyến. Ngay từ đầu, ngôn ngữ đã đồng thời là tín hiệu, mang bản chất tín hiệu. Chính bản chất tín hiệu của ngôn ngữ, với tất cả những đặc trưng riêng biệt và tính phức tạp trong hệ thống tổ chức của mìn...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status